Câu hỏi về lỗ hổng an ninh khi ông Abe phát biểu
Việc cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị bắn từ cự ly gần tại một cuộc vận động chính trị hôm 8/7 đã đặt ra câu hỏi về việc bảo vệ các nhân vật cấp cao ở Nhật Bản.
Nghi phạm tấn công cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (67 tuổi) chỉ đứng cách ông khoảng 3 m khi vụ ám sát xảy ra, theo Nippon TV.
Sau vụ việc, một quan chức của sở cảnh sát tỉnh Nara cho biết sở sẽ xem xét liệu trước đó, an ninh tại sự kiện có được đảm bảo hay không và sẽ có động thái thích hợp. Quan chức này cho biết thêm nhiều khẩu súng được tìm thấy tại nhà của nghi phạm, theo Reuters.
Cảnh sát điều tra nơi ở của nghi phạm đã bắn cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Kyodo.
Nippon TV dẫn lời cảnh sát Nara cho biết tại buổi vận động, ông Abe đã được bảo vệ bởi một cảnh sát chuyên trách có vũ trang đi từ Tokyo và một số sĩ quan địa phương khác.
Khi bị bắn, cựu thủ tướng đang đứng ở một ngã tư bên ngoài nhà ga, nói chuyện với đám đông hàng trăm người giữa lúc xe buýt và xe tải chạy qua con đường phía sau lưng ông – nơi nghi phạm tiếp cận.
Một số nhà phê bình cho biết an ninh xung quanh cựu thủ tướng đáng lẽ phải được tăng cường.
Video đang HOT
“Bất cứ ai cũng có thể bắn trúng ông ấy từ khoảng cách đó”, Masazumi Nakajima, một cựu thám tử Nhật Bản, nói với đài truyền hình TBS. “Tôi nghĩ rằng an ninh đã quá mỏng”.
“(Ông ấy) cần được bảo vệ từ mọi hướng”, Koichi Ito, một chuyên gia an ninh bảo vệ các nhân vật cấp cao, nói với đài truyền hình quốc gia NHK. “Nếu điều đó không được đảm bảo 100% thì không tốt chút nào”.
Nghi phạm tấn công cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (67 tuổi) chỉ đứng cách ông khoảng 3 m khi vụ ám sát xảy ra. Ảnh: Kyodo.
Video và hình ảnh thời điểm trước khi ông Abe bị bắn cho thấy đám đông lớn vây quanh cựu thủ tướng Nhật Bản ở khoảng cách gần, trong khi đội cận vệ của ông chỉ có vài người.
Paul Nadeau, người đã từng tham gia các sự kiện tranh cử với ông Abe trong quá khứ, cho biết các bài phát biểu như hôm 8/7 là “sự kiện mang tính gần như thân mật”.
“Công chúng ở gần đó, họ thường đứng chật cứng ở quảng trường thành phố trước ga xe lửa”, ông nói. “Cảm giác nguy hiểm hay bất an không bao giờ xuất hiện. Sự gần gũi và cởi mở trong các sự kiện này vốn là điều khiến tôi luôn thích thú về chính trị Nhật Bản”.
Iwao Horii, một thành viên đảng Dân chủ Tự do (LDP) đứng cạnh ông Abe khi ông bị bắn, cho biết việc chuẩn bị cho sự kiện như vậy không có gì bất thường, với khoảng 15 nhân viên đảng được giao nhiệm vụ kiểm soát đám đông và an ninh do cảnh sát địa phương đảm bảo.
Một nguồn tin của đảng cầm quyền nói vớ i Reuters rằng mặc dù ông Abe được đánh giá cao, mức độ an ninh dành cho ông có thể đã giảm xuống kể từ khi ông rời nhiệm sở vào năm 2020.
Tất cả đảng lớn đều thông báo đình chỉ các hoạt động vận động bầu cử sau vụ nổ súng.
Grant Newsham, cựu quan chức ngoại giao tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản, cho biết sẽ có sự thận trọng và bảo vệ an ninh chặt chẽ hơn đối với các chính trị gia cấp cao ở Nhật Bản sau vụ ám sát.
“Các câu hỏi sẽ được đặt ra về an ninh. Rõ ràng an ninh sẽ được thắt chặt hơn nhiều đối với (Thủ tướng Fumio) Kishida”, Robert Ward, một thành viên cấp cao về Nghiên cứu An ninh Nhật Bản tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại London, nói.
“Sự gần gũi với cử tri là một đặc điểm của chiến dịch tranh cử tại Nhật Bản. Nhưng có lẽ điều này sẽ thay đổi. Thật đáng tiếc”, ông cho biết.
Vì sao vụ bắn cựu Thủ tướng Abe Shinzo sẽ thay đổi Nhật Bản mãi mãi?
Một chuyên gia an ninh nhận đinh, vụ bắn cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo ngày 8/7 sẽ thay đổi đất nước này "mãi mãi".
"Người Nhật không thể tưởng tượng được việc phải đối mặt với tình trạng bạo lực súng đạn như ở Mỹ. Đó là một khoảnh khắc không thể nói thành lời. Tôi sẽ cầu nguyện những điều tốt nhất cho cựu Thủ tướng Nhật Bản".
"Điều gì sẽ xảy ra với tâm lý của người dân nước này khi trước giờ họ vẫn tự do đi lại và tương tác xã hội với nhau. Họ không phải sử dụng kiểu bạo lực như vậy", bà Nancy Snow - Giám đốc Hội đồng Công nghiệp An ninh Quốc tế nhận định với CNN.
Vụ bắn cựu Thủ tướng Abe Shinzo đã gây sốc trên toàn nước Nhật - quốc gia có tỷ lệ tội phạm liên quan đến súng đạn thấp nhất thế giới. Ảnh: AP
"Theo tôi, vụ việc ngày 8/7 sẽ thay đổi Nhật Bản, thật không may là mãi mãi".
Vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe Shinzo đã gây sốc trên toàn nước Nhật - quốc gia có tỷ lệ tội phạm liên quan đến súng đạn thấp nhất thế giới do luật kiểm soát súng đạn vô cùng nghiêm ngặt.
Năm 2018, Nhật Bản chỉ có 9 người chết liên quan đến súng đạn, so với 39.740 vụ ở Mỹ. Theo đạo luật kiểm soát súng đạn ở Nhật Bản, những loại súng duy nhất được bán là súng shotgun và súng hơi trong khi súng ngắn cũng bị cấm. Tuy nhiên, để sở hữu những khẩu súng trên cần thông qua một quy trình phức tạp và kéo dài.
Để mua súng ở Nhật Bản, khách hàng phải tham gia một lớp học toàn thời gian, thi đỗ kỳ thi viết và bài thi ở trường bắn với độ chính xác là ít nhất 95%. Họ cũng phải trải qua các cuộc kiểm tra đánh sức khỏe tâm thần cũng như hồ sơ lý lịch nghiêm ngặt - trong đó có tiền sử phạm tội, các khoản nợ, việc liên quan đến các nhóm tội phạm có tổ chức cũng như các mối quan hệ gia đình và bạn bè.
Năm 2019, ước tính chỉ có khoảng 310.400 khẩu súng mà người dân Nhật Bản sở hữu, so với dân số 125 triệu người ở quốc gia này.
Năm 2007, Thị trưởng Nagasaki ở phía Nam Nhật Bản - ông Ichho Ito đã thiệt mạng sau khi bị bắn ít nhất 2 lần vào lưng. Kể từ đó, Nhật Bản ngày càng thắt chặt luật kiểm soát súng đạn, áp đặt những hình phạt nặng nề hơn với các tội danh liên quan đến súng đạn./.
Tổng thư ký LHQ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu Trong cuộc gặp với Trưởng Phái đoàn các nước Cộng đồng Pháp ngữ ngày 7/7, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã đánh giá cao cam kết mạnh mẽ và hành động khẩn trương của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ. Ảnh: Khắc Hiếu/PV TTXVN tại...