Câu hỏi “Từ 1920 đến 2021 có bao nhiêu năm nhuận?”: Đáp án không phải (2021-1920)/4, câu trả lời đơn giản đến bất ngờ
Những câu hỏi về toán học trong chương trình Olympia khiến khán giả thích thú vì được trau dồi kiến thức bổ ích, rèn khả năng tư duy nhanh nhạy.
Olympia là một chương trình trò chơi truyền hình về kiến thức dành cho học sinh THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đài Truyền hình Việt Nam đồng tổ chức từ năm 1999. Bên cạnh việc theo dõi phần thi của các thí sinh, khán giả truyền hình cũng có thể mở rộng vốn kiến thức đa lĩnh vực khi xem chương trình này. Một số câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại có thể “làm khó” các thí sinh trong Olympiatrở thành chủ đề được cư dân mạng thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn.
Điển hình như câu hỏi thí sinh Bá Huy (THPT Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) nhận được trong cuộc thi tuần năm 2021 ở phần thi Về đích: “Từ năm 1920 đến năm 2021, có tất cả bao nhiêu năm dương lịch nhuận?”. Thí sinh này đã không thể đưa ra đáp án chính xác trong 30 giây. Cuối cùng, MC Diệp Chi thông báo đáp án của câu hỏi này là có 26 năm nhuận.
Không ít khán giả lầm tưởng chỉ cần lấy (2021-1920)/4 là có thể ra đáp án chính xác. Tuy nhiên để giải câu hỏi này, cần áp dụng công thức tính số số hạng. Từ 1920 đến 2021 có tất cả 101 năm. Cứ 4 năm thì sẽ có 01 năm nhuận nên có phép tính: (Năm cuối – Năm đầu)/4 1= (2021-1920)/4 1=26 (năm).
Nhiều câu hỏi toán học hóc búa khác tại Olympia cũng khiến cư dân mạng thích thú. Trong cuộc thi tuần năm thứ 17, thí sinh Ngọc Ánh nhận được câu hỏi có nội dung như sau: “Hiện nay tổng số tuổ.i của 4 anh em Kiệt, Thảo, Dũng, Hà kém mẹ 15 tuổ.i. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa, tổng số tuổ.i của 4 anh em sẽ bằng tuổ.i của mẹ?”.
Video đang HOT
Đáp án đúng là 5 năm nhưng thí sinh này đã không thể trả lời đúng. Để giải bài toán này, cần suy luận sau mỗi năm tổng số tuổ.i của 4 anh em sẽ tăng lên 4, tuổ.i của mẹ tăng lên 1, khoảng cách chênh lệch là 3 tuổ.i. Vì vậy để tổng số tuổ.i 4 anh em bằng tuổ.i mẹ, cần lấy 15:3=5 năm.
Trong cuộc thi tuần của Olympia năm thứ 15, thí sinh Hữu Trí nhận được đề bài: “Một đoàn du lịch có 36 người qua sông bằng 1 chiếc thuyền. Con thuyền chỉ chở tối đa được 6 người kể cả người lái. Rất may trong đoàn có đúng 1 người biết điều khiển thuyền. Hỏi đoàn qua sông bằng ít nhất bao nhiêu chuyến?”.
Hữu Trí đưa ra câu trả lời là 8 nhưng đây không phải đáp án chính xác. Một thí sinh khác đã giành quyền trả lời với lập luận: “36 người trừ đi 1 người lái thuyền sẽ còn 35 người, trong mỗi chuyến trừ người lái thuyền ra sẽ chở thêm được 5 người nữa. Chúng ta lấy 35 chia cho 5 sẽ ra đáp số là 7″. MC cũng công bố 7 là câu trả lời đúng của câu hỏi này.
Làm thế nào để chia đều 7 quả táo cho 8 người? Đáp án đơn giản nhưng học sinh giỏi cũng chưa chắc trả lời được
Nhiều người không khỏi bất ngờ sau khi theo dõi đáp án của câu hỏi này.
Trong chương trình Olympia năm 2020, một câu hỏi Toán học đơn giản trị giá 10 điểm ở phần thi Về đích của thí sinh Nguyễn Hồ Tiến Đạt, học sinh trường THPT chuyên Tiề.n Giang, đã trở thành tâm điểm chú ý và gây ra nhiều cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Câu hỏi được đưa ra với nội dung: "Làm thế nào có thể chia đều 7 quả táo cho 8 người?".
Trong khoảng thời gian suy nghĩ chỉ 10 giây, Tiến Đạt đã đưa ra câu trả lời là "thêm một quả táo nữa" nhưng không giành được điểm.
Sau đó, cả ba thí sinh còn lại cũng được cho cơ hội nhưng không ai nhấn chuông giành quyền trả lời.
Đáp án chính thức được MC Ngọc Huy công bố ngay sau đó là: "Cắt mỗi quả táo thành 8 phần bằng nhau, sau đó chia đều cho 8 người".
Khi nghe đáp án, các thí sinh bật cười bởi sự đơn giản của nó. MC Diệp Chi nhận xét đây là một cơ hội ghi điểm mà Tiến Đạt đã bỏ lỡ.
Sự việc này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội, nơi đông đảo khán giả bày tỏ ý kiến. Đa số cho rằng câu hỏi không hề khó. Tuy nhiên, áp lực tại trường quay và giới hạn thời gian 10 giây đã khiến các thí sinh không thể bình tĩnh suy nghĩ và đưa ra đáp án chính xác. Một số khán giả còn đưa ra những gợi ý thú vị khác, chẳng hạn như ép 7 quả táo thành nước rồi chia đều vào 8 cốc cho 8 người.
Nhìn lại các mùa thi trước, Olympia không hiếm lần xuất hiện những câu hỏi đơn giản nhưng vẫn khiến thí sinh và khán giả phải "đau đầu." Điển hình như trong cuộc thi quý III năm 2019, thí sinh Tô Đức Quang của trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình) đã gặp một câu hỏi gây nhiều tranh cãi: "Biết ngày 1/1/2019 là thứ ba, hỏi ngày 1/1/2079 là thứ mấy?".
Với thời gian trả lời chỉ 15 giây, đáp án chính xác là "chủ nhật". Nhiều khán giả cho rằng câu hỏi này đòi hỏi khả năng tính toán nhanh và logic cao, khiến không ít người cảm thấy khó khăn.
Một ví dụ khác là câu hỏi trong phần thi Về đích của một thí sinh vào ngày 18/11/2018: "Mỗi năm A sinh nhật một lần. Năm nay A 17 tuổ.i thì có bao nhiêu ngày sinh?".
Đáp án chính xác là: "A chỉ có một ngày sinh".Dù rất đơn giản, câu hỏi này vẫn khiến không chỉ các thí sinh mà cả khán giả cảm thấy hoang mang bởi cách diễn đạt dễ gây nhầm lẫn.
Những tình huống như trên cho thấy sự đặc biệt của Olympia khi chương trình thường xuyên đưa ra các câu hỏi tưởng chừng dễ nhưng lại thử thách khả năng suy nghĩ linh hoạt và tư duy logic của thí sinh. Các câu hỏi thuộc lĩnh vực Toán học, đặc biệt là trong các vòng thi tháng, quý hay chung kết, thường được đán.h giá có độ khó cao và là chủ đề bàn luận sôi nổi.
Mặc dù những câu hỏi "bẫy" này đôi khi gây tranh cãi, nhưng chúng cũng góp phần làm nên sức hấp dẫn và sự kịch tính của chương trình. Đối với các thí sinh, áp lực không chỉ đến từ tính chất khó nhằn của câu hỏi mà còn từ không khí căng thẳng tại trường quay, ánh nhìn dõi theo của khán giả và áp lực điểm số. Điều này càng khẳng định rằng ngoài kiến thức, sự bình tĩnh và khả năng xử lý tình huống nhanh chóng là yếu tố quan trọng để thành công trong Olympia.
Đối với các thí sinh, áp lực không chỉ đến từ tính chất khó nhằn của câu hỏi mà còn từ không khí căng thẳng tại trường quay, ánh nhìn dõi theo của khán giả và áp lực điểm số.
Qua các mùa thi, chương trình không chỉ là sân chơi trí tuệ dành cho học sinh trung học mà còn là nơi thử thách bản lĩnh, khả năng ứng biến và tư duy của các bạn trẻ. Những câu hỏi tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại mang đến bài học lớn về việc suy nghĩ ngoài khuôn khổ, bình tĩnh trong mọi tình huống và không ngừng học hỏi để trưởng thành.
Chính những giá trị này đã giúp Olympia duy trì sức hút suốt hơn hai thập kỷ và trở thành một biểu tượng của tri thức trong lòng khán giả Việt Nam.
Đang làm đám cưới, chú rể phát đoạn "video lạ" khiến hôn lễ tan tành Hành động trả thù đến từ phía chú rể đã vấp phải không ít bình luận trái chiều. Những sự cố đám cưới nghiêm trọng có thể phá hủy một cuộc hôn nhân. Bởi vậy hôn lễ luôn được cô dâu chú rể chuẩn bị kỹ càng để tránh những rắc rối không mong muốn. Tuy nhiên, một đám cưới ở Quảng Đông...