Câu hỏi Olympia làm cả 4 thí sinh không tài nào giải nổi, đến khi MC đọc đáp án mà ngỡ ngàng: 9/10 người đều “bó tay” mất!
Câu hỏi Olympia này vừa khó mà cho dữ kiện cũng cực kì lắt léo.
Đường Lên Đỉnh Olympia có rất nhiều câu hỏi kiến thức thú vị trên các phương diện Địa lý, Lịch sử, Toán học… Tuy nhiên, không ít lần cuộc thi cũng gây tranh cãi khi đưa ra các câu hỏi đố mẹo nhưng thời gian suy nghĩ chỉ 15 – 20 giây, quá sức đánh đố với thí sinh.
Điển hình như trong cuộc thi tháng vừa qua, xuất hiện câu hỏi Toán học: “Một bãi cỏ hình vuông được bao quanh bởi hàng rào, có diện tích 100 mét vuông. Ở một góc của bãi cỏ có một gốc cây và một con bò đang đứng. Một sợi dây thừng dài 5 mét buộc vào gốc cây. Hỏi diện tích phần cỏ tối đa con bò có thể ăn được là bao nhiêu, biết rằng diện tích gốc cây không đáng kể?”.
Thí sinh Olympia đã tính ra kết quả 25m2 nhưng là kết quả sai.
Sau đó, một thí sinh khác nhấn chuông giành quyền trả lời với đáp án 78,54m2, tuy nhiên vẫn sai.
Câu hỏi Olympia đánh đố dàn thí sinh
Video đang HOT
Mấu chốt của bài Toán này chính là ở việc đố mẹo. Rất nhiều người cũng tính sai ra kết quả 78,54m2 kia. Khi suy luận rằng diện tích tối đa con bò ăn được chính là diện tích hình tròn với bán kính là 5 mét (bằng chiều dài sợi dây thừng).
Tuy nhiên đọc kĩ đề tài, ta thấy con bò KHÔNG được cột vào dây thừng. Tức là con bò sẽ được đi tự do khắp bãi cỏ. Do đó diện tích phần cỏ tối đa mà con bò ăn được = diện tích bãi cỏ hình vuông = 100m2.
MC Khánh Vy cũng lưu ý cho các bạn thí sinh: “Đây cũng là một lưu ý cân nhắc cho các bạn thí sinh của Đường Lên Đỉnh Olympia. Đó là hãy đọc thật kĩ đề bài được đưa ra. Đôi khi một chi tiết nhỏ mà bạn bỏ qua có thể khiến bạn mất cơ hội giành điểm”.
Cách ra đề lắt léo này vốn luôn khiến thí sinh Olympia dễ mất điểm, nhất là khi giới hạn thời gian chỉ trong khoảng 15-30 giây cả suy nghĩ lẫn trả lời.
Một số bình luận về câu đố Toán học này:
- “Kinh nghiệm đi thi những cuộc thi lớn. Muốn làm đúng đề hãy đọc và hiểu hết đề bài. Không ai lại đưa hẳn con số vào để chỉ cần ráp công thức là được đâu. Một cuộc thi lớn như vậy không dễ sai sót đề bài. Vậy nên tư duy chút, diện tích tối đa là 100m2, vì sợi dây buộc vào gốc cây chứ không buộc vào con bò. Một câu hỏi có những từ ước chừng kiểu như tối đa hoặc tối thiểu sẽ rất dễ đánh đố”.
- “Đang thi căng thẳng, hỏi mẹo thế này cũng là đánh đố thí sinh, ai chơi lại được. Olympia đáng sợ quá”.
- “Mỗi mình cảm thấy câu hỏi thế này hơi quá đáng à, thí sinh đang căng thẳng ai còn tâm trạng đâu mà phân tích đó có phải đố mẹo hay không”.
Câu hỏi Olympia: "Động vật nào chân vịt - thịt gà - da trâu - đầu rắn" - Đáp án khiến nhiều người tiếc hùi hụi!
Câu hỏi này tưởng đơn giản nhưng đã đánh bại các thí sinh Olympia.
Đường Lên Đỉnh Olympia là một chương trình dành cho các học sinh ưu tú, vì thế mà các câu hỏi cũng phải có độ khó nhất định để thử thách các thí sinh. Các thí sinh không chỉ cần vốn kiến thức sâu rộng mà cũng cần sự nhạy bén và "nhảy số" nhanh trước các câu hỏi.
Ở cuộc thi này, các câu hỏi đều mang tính ngắn gọn, song thời gian trả lời giới hạn và áp lực trường quay đã khiến nhiều thí sinh bị tâm lý mà trả lời sai ở những câu hỏi khá đơn giản. Trong cuộc thi quý II của Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 22, có một câu hỏi tương đối đơn giản nhưng cả 4 thí sinh đều không trả lời chính xác. Câu hỏi có nội dung như sau:
Loài động vật sống dưới nước nào được miêu tả nôm na là "chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn"?
Nguồn: Đường lên đỉnh Olympia.
Giống với đặc trưng chương trình là khơi gợi tính sáng tạo, hiểu biết của thí sinh, câu hỏi này rất thú vị vì mang tính thực tế cao. Tuy nhiên, trong thời gian trả lời thí sinh đưa ra đáp án sai và 3 thí sinh còn lại cũng không giành quyền trả lời.
Đáp án của câu hỏi này là: CON BA BA.
Ba ba ở một số vùng ở Việt Nam còn gọi tên là cua đinh, là tên gọi của một họ bò sát thuộc bộ Rùa (Testudines). Thân có thể dài đến 1m, mỗi chân có 3 móng. Phiến giáp bụng hở, không liền với mai lưng. Vỏ phủ một lượt da mềm, hô hấp phụ bằng da hỗ trợ cho phổi. Gồm 7 chi, 22-25 loài. Trong các phân loại khoa học cũ hơn, người ta xếp họ này vào phân lớp hay siêu bộ Chelonia.
Ảnh minh họa
Ba ba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan chặt đến điều kiện môi trường thời tiết như: nhiệt độ, chất lượng thức ăn... nhiệt độ xuống thấp dưới 10 (C), sức ăn giảm, sinh trưởng chậm, cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn con đực. Ba ba bơi lội nhanh, lặn rất lâu nhờ các cơ quan hô hấp phụ trong họng cho phép trao đổi khí ngay trong nước. Cổ có thể vươn dài ra hoặc thụt sâu vào trong mai. Chuyên ăn động vật. Đẻ trứng vào đất cát ở mép nước. Thịt Ba ba ngon, được coi là món ăn đặc sản dân tộc. Đã được nuôi để lấy thịt.
Ba ba đẻ trứng trên cạn, thụ tinh trong, thời gian thụ tinh có thể tới 6 tháng, nên khi cho đẻ tỉ lệ con đực thường ít hơn con cái. Mùa sinh sản chính: cuối mùa xuân đầu mùa thu, mỗi lứa đẻ 10-15 trứng.
Ba ba thường sống ở đáy sông, suối, đầm, hồ, ao, chúng phàm ăn nhưng chậm lớn, hung dữ như nhiều loài ăn thịt khác, nhưng lại nhút nhát khi nghe tiếng động lớn nhất là sấm sét, Khi đói chúng ăn thịt lẫn nhau.
Câu hỏi Olympia siêu hack não: "Điền các số từ 1 - 7 vào ô trống sao cho tổng các số trên mỗi đường tròn đều bằng 17 và không bỏ trống ô nào" Câu hỏi Olympia này đã khiến nhiều thí sinh phải chịu thua. Đường Lên Đỉnh Olympia là chương trình truyền hình mang tính học thuật được yêu thích nhất nhì trên sóng truyền hình. 4 thí sinh cùng tranh tài để tìm ra người chiến thắng qua những phần thi, những câu hỏi có độ hóc búa không tưởng. Ngoài ra, thử thách...