Câu hỏi ở cuộc thi tuần Olympia bị chê nhảm
Nhiều cựu thí sinh có chung nhận xét rằng câu hỏi “nhà cựu vô địch nào có biệt danh vui là ‘ông tổ nghề rửa bát?’” trong cuộc thi tuần là nhảm và không mang ý nghĩa, nội dung gì.
Chương trình Đường lên đỉnh Olympia vừa bước sang năm phát sóng thứ 21, đánh dấu bằng việc thay đổi luật chơi ở phần thi Về đích ( nhà leo núi có số điểm cao nhất sau phần thi Tăng tốc sẽ thi trước; sau mỗi lượt thi, thí sinh có số điểm cao hơn các bạn chơi còn lại sẽ giành quyền thi ở lượt tiếp theo).
Sau cuộc thi tuần lên sóng chiều 4/10, nhiều cựu thí sinh Olympia phản ánh với Zing một câu hỏi thuộc vòng Về đích là “nhảm, không có ý nghĩa, nội dung gì”.
Cụ thể, câu hỏi trị giá 10 điểm có nội dung: “Trong series ‘Các nhà vô địch giờ ra sao?’ của chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 20, nhà cựu vô địch nào có biệt danh vui là ‘ông tổ nghề rửa bát’?”.
Khi câu hỏi vừa được đọc lên, 4 nhà leo núi cũng như khán giả trong trường quay tỏ ra bất ngờ. Trong 10 giây suy nghĩ, thí sinh Công Phúc (Bình Thuận) đưa ra câu trả lời “Phan Đăng Nhật Minh” và không giành được điểm. Ba học sinh còn lại cũng không nhấn chuông giành quyền trả lời.
Sau khi công bố đáp án là “Phan Minh Đức – nhà vô địch năm thứ 10″, MC Diệp Chi nói: “Một câu hỏi không đòi hỏi kiến thức nhưng thử thách tình yêu và kiến thức về Olympia của chúng ta”.
Câu hỏi Về đích tại cuộc thi tuần Olympia khiến 4 nhà leo núi và khán giả ồ lên bất ngờ. Ảnh cắt từ clip.
Trên mạng xã hội, nhiều người hiện bày tỏ sự khó hiểu với câu hỏi trên của ban tổ chức Olympia.
Video đang HOT
“Không tin nổi”, “Dù biết đáp án nhưng vẫn xàm quá”, “Khi chương trình đã cạn sạch ý tưởng để đưa ra câu hỏi cho các thí sinh” là một số bình luận của người xem chương trình.
“Nhảm nhí từ cách đặt câu hỏi, nội dung câu hỏi đến cả nguồn gốc sinh ra cái nội dung câu hỏi. Ngày xưa chị Tùng Chi đọc duyệt từng câu hỏi trước khi quay”, tài khoản được cho thuộc về Đặng Thái Hoàng – nhà vô địch Olympia năm thứ 12 – để lại ý kiến dưới một bài viết.
Đây không phải lần đầu tiên Đường lên đỉnh Olympia gây tranh cãi về nội dung câu hỏi trong chương trình.
Sau trận chung kết Olympia 2020, nhiều khán giả nhận xét bộ câu hỏi Về đích “thiếu tính tư duy”, “chủ yếu kiến thức học thuộc” và không đa dạng lĩnh vực.
“Câu hỏi học thuộc quá nhiều”, “yêu cầu nhớ chính xác các dữ kiện học vẹt” là nhận định chung của nhiều khán giả theo dõi trận chung kết Olympia 2020. Ảnh cắt từ clip.
Một cựu thí sinh Olympia năm thứ 17 nói với Zing: “Phần Về đích thực sự gây tranh cãi cho nhiều người khi mà các câu hỏi kiến thức, đặc biệt là kiến thức Lịch sử, cần nhớ chi tiết và sâu rộng mới trả lời được. Cùng với đó là sự xuất hiện của những câu tưởng chừng có thể không đưa vào chung kết năm”.
“Câu hỏi yêu cầu trích dẫn chính xác câu cuối trong Bản Tuyên ngôn Độc lập đúng là đánh đố thí sinh vì khó mà nhớ đầy đủ được. Mình thấy chủ đề năm nay không đa dạng, có cảm giác hơi lệch về lịch sử, chính trị, xã hội”, một cựu thí sinh Olympia năm thứ 14 bày tỏ.
Trước phản ứng của khán giả về các câu hỏi trong chương trình, phía ban tổ chức Đường lên đỉnh Olympia không đưa ra phản hồi gì.
Nam sinh Ninh Bình giành Vòng Nguyệt quế tuần Olympia gây sốt vì ngoại hình điển trai, dễ mến như 'cậu bạn bàn bên'
Góp mặt trong cuộc thi tuần 2, quý I Đường lên đỉnh Olympia tuần này là 4 nam sinh: Lê Nguyên Hạo (trường THPT An Ninh, Long An), Khuất Thanh Sơn (trường THPT Liên cấp Edison, Hưng Yên), Nguyễn Minh Đức (trường THPT Nguyễn Huệ, Ninh Bình) và Trần Công Phúc (trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Định).
Chia sẻ với chương trình, nam sinh đến từ Long An tự nhận mình là 'mít ướt' và đã khóc từ sáng đến chiều khi nhận được thư mời tham gia chương trình. Nguyên Hạo sau đó 'khởi động' khá thành công khi dành được 70 điểm - bằng điểm với Minh Đức và tạm đứng đầu sau phần thi này. Vị trí tiếp theo thuộc về Công Phúc với 60 điểm và Thanh Sơn 50 điểm.
Nguyên Hạo đã khóc từ sáng đến chiều khi nhận được thư mời tham gia Olympia.
Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, từ khoá được chương trình đưa ra có 3 chữ cái. Dù đã lật mở được quá nửa gợi ý, các thí sinh vẫn chưa tìm được chướng ngại vật. Đại diện đến từ Ninh Bình là thí sinh duy nhất bấm chuông trả lời từ khoá: 'Đũa' và đây cũng là đáp án đúng. Đũa được sử dụng theo cơ chế của đòn bẩy và là vật dụng quen thuộc trong mâm cơm của người châu Á. Nhờ câu trả lời chính xác, Minh Đức vươn lên đứng đầu với số điểm 100. Đứng thứ 2 là Nguyên Hạo với 90 điểm, cách biệt không quá lớn là Công Phúc: 80 điểm và Thanh Sơn: 60 điểm.
Trần Công Phúc (trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Định)
Khuất Thanh Sơn (trường THPT Liên cấp Edison, Hưng Yên)
Nguyễn Minh Đức (trường THPT Nguyễn Huệ, Ninh Bình)
Điều khiến khán giả không khỏi hồi hộp khi xem chương trình hôm nay là màn rượt đuổi điểm số sát nút của các thí sinh. Cách biệt điểm số không quá lớn nên phần thi Tăng tốc sẽ là hội để các bạn vươn lên. Ở 4 câu hỏi tăng tốc, Công Phúc và Minh Đức đã có 2 lần trả lời nhanh nhất, dành được 80 điểm. Sau phần thi này, điểm số của các thí sinh đã tăng lên đáng kể. Nguyên Hạo và Thanh Sơn cùng có 140 điểm, Công Phúc có 190 điểm và tạm dẫn đầu là Minh Đức với 200 điểm.
Điểm số bám sát nhau nên phần thi Về đích cực kỳ gay cấn. Theo thể lệ mới trong phần thi này, Minh là thí sinh thi đầu tiên 'về đích' vì đang nắm giữ số điểm cao nhất. Cậu bạn lần lượt chọn gói câu hỏi: 20, 20, 20 điểm và giành được 240 điểm. Sau Minh Đức, Công Phúc là thí sinh tiếp theo. Em chọn gói câu: 10, 20, 30 điểm và về đích với 210 điểm.
Ở vị trí thứ 3, Thanh Sơn chọn gói: 10, 20, 30 điểm. Ở câu hỏi 30 điểm, cậu bạn chọn ngôi sao hy vọng và đã trả lời đúng, nhân đôi số điểm và về đích thành công với 210 điểm. Người về đích cuối cùng là Nguyên Hạo, em chọn 3 câu 10 điểm và đạt 160 điểm.
Như vậy đại diện đến từ Ninh Bình, Nguyễn Minh Đức đã giành được vòng Nguyệt quế trong cuộc thi tuần 2, quý I Đường lên đỉnh Olympia tuần này.
Khoảnh khắc đăng quang của nam sinh Ninh Bình.
Cậu bạn sở hữu ngoại hình dễ mến.
Vừa kỷ niệm 20 năm, Đường lên đỉnh Olympia đã thay đổi luật chơi làm thí sinh sợ chết khiếp Bắt đầu từ mùa thi thứ 21, Đường lên đỉnh Olympia tiếp tục có những thay đổi về luật chơi nhằm tạo thêm kịch tính và sự hấp dẫn cho chương trình. Đường lên đỉnh Olympia vừa khép lại hành trình 20 năm của mình và bắt đầu chinh phục chặng đường dài hơn với việc tổ chức sản xuất mùa thứ 21....