Câu hỏi nhói lòng của bé gái 7 tuổi chỉ nặng 9kg mắc bệnh u não: “Nếu con chết rồi có được gặp cha mẹ nữa không?”
“ Sao con có cả 2 chân mà không thể đi lại như các bạn? Sao suốt ngày con phải tiêm thuốc đau? Con sắp chết rồi phải không mẹ? Nếu con chết rồi có được gặp bố mẹ nữa không?”
Vừa hỏi, bé Lê Thị Diệu Linh (7 tuổi, ngụ xóm 7, xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) mệt mỏi dựa thân hình gầy guộc của mình nép vào lòng người mẹ khóc nức nở.
Suốt 2 năm chống chọi với căn bệnh u não ác tính, cơ thể bé Linh chỉ còn da bọc xương. Đã 7 tuổi nhưng Linh chỉ nặng 9kg. Sau hàng chục lần điều trị hóa chất, tóc của em rụng hết. Đôi chân tong teo, không thể cử động.
Mới 7 tuổi nhưng suốt 2 năm qua, bé Linh đã phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo.
Linh ngồi lặng trên giường bệnh, hướng khuôn mặt hốc hác nhìn xung quanh phòng bệnh rồi lại hỏi mẹ “Sao các bạn cũng bị bệnh, phải nằm viện, phải tiêm đau nhưng vẫn đi lại được mà con lại không? Đến bao giờ con mới được đi lại như các bạn?”.
Căn bệnh u tiểu não ác tính khiến thời gian nằm viện của Linh nhiều hơn ở nhà.
Từng câu hỏi của con gái khiến trái tim chị Hồ Thị Vinh (46 tuổi, mẹ của bé Linh) như dao cắt. Chị chỉ biết ôm con vào lòng, nắm chặt bàn tay con, động viên trong nước mắt.
Chị Vinh kể, 2 năm trước, Linh bị sốt, nôn ói liên tục, chân tay run. Uống thuốc 2 ngày vẫn không giảm được cơn sốt, vợ chồng chị Vinh đưa con đi viện thì như sét đánh ngang tai khi cầm kết luận bị u tiểu não ác tính.
Video đang HOT
7 tuổi nhưng Linh chỉ nặng 9kg, sức khỏe suy kiệt.
“Sau khi phẫu thuật não, cứ ngỡ con tôi sẽ có hi vọng khỏe mạnh trở lại, nào ngờ, cũng từ đó, đôi chân con tôi bị tê liệt hoàn toàn, không đi lại được nữa. Suốt 2 năm qua, nó cứ ngồi một chỗ, mọi sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Bác sĩ nói sau phẫu thuật có một số trường hợp như con tôi và sẽ phục hồi dần. Mẹ con tôi vẫn cứ hi vọng nhưng càng ngày sức khỏe con ngày càng suy kiệt, đôi chân vẫn chưa cử động được, sự sống quá đổi mong manh”.
Sau ca phẫu thuật, đôi chân đứa trẻ không còn cơ hội đi lại.
“Nếu con chết rồi có được gặp cha mẹ nữa không?”
Linh là con út trong gia đình thuần nông nghèo khó, có 4 chị em gái. Kinh tế phụ thuộc vào 2 sào ruộng cùng tiền công phụ hồ bấp bênh vợ chồng chị Vinh và anh Lê Đức Hồng (47 tuổi) nhận được, đủ cho đàn con ăn học và chi tiêu sinh hoạt một cách tằn tiện. Từ ngày Linh mắc bệnh hiểm nghèo, chị Vinh quanh năm ôm con nằm viện cầu cứu. Anh Hồng ở nhà chăm lo cho 3 đứa con còn lại nên không thể làm gì kiếm thu nhập.
Linh ước sớm khỏe mạnh để có thể đi lại và được đi học như các bạn.
Bệnh tật dày vò khiến bé Linh không có cơ hội đến trường như bao đứa trẻ khác. Em cũng không thể vui chơi mà suốt ngày phải gồng mình gánh chịu đau đớn bởi những mũi kim tiêm, truyền vào cơ thể, những cơn đau đầu vật vã liên tiếp, kéo dài.
“Nếu khỏe mạnh thì hết hè năm nay, con gái tôi đã lên lớp 2, vậy mà… Ngày nào cũng nghe con hỏi “bao giờ con được về nhà?”, “Bao giờ con có thể đi lại?” mà tôi không biết trả lời sao cả. Nó ước một lần được đi lại trên chính đôi chân của mình nhưng không biết bao giờ điều ước ấy mới thành hiện thực.
Gia đình chị Vinh thuộc hộ khó khăn triền miên của xã.
Hai năm ôm con nằm viện, những tài sản trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Vợ chồng tôi còn vay ngân hàng, nặng lãi hơn 200 triệu đồng mà vẫn chưa cứu được con. Giờ tôi không biết bấu víu vào đâu để vay mượn tiếp. Cứ như thế này tôi sợ con sẽ phải xuất viện giữa chừng mất”, chị Vinh đau đớn.
Hỏi về ước mơ của mình, Linh đưa tay lau nước mắt trên khuôn mặt người mẹ rồi lí nhí hỏi lại: “Nếu chết rồi cháu không được gặp lại cha mẹ nữa đúng không? Nếu vậy thì cháu sợ chết lắm. Cháu ước nhanh khỏe mạnh để được về nhà đi học như các bạn, được ở bên cạnh cha mẹ nữa.
Chị Vinh đau đớn nhắc đến bệnh tình của đứa con bất hạnh.
Đau đớn mấy cháu cũng sẽ chịu đựng được, sẽ không khóc. Xin đừng bắt cháu phải xa bố mẹ. Cháu sợ lắm”, đứa trẻ cầu xin.
Bệnh tật dày vò khiến sức khỏe của bé Linh kiệt quệ, không tiền chữa trị. Sự sống của đứa trẻ bất hạnh này cần lắm sự chung tay chia sẻ, giúp đỡ của độc giả xa gần.
Mọi giúp đỡ xin vui lòng gửi về địa chỉ, chị Hồ Thị Vinh, xóm 7, xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, hoặc phòng 812, tầng 8, Khoa Ung bướu, bệnh viện Nhi Trung ương.
STK của chị Vinh: 51110000639107, ngân hàng BIDV, chi nhánh Phủ Diễn. ĐT: 0382.383.404.
Trân trọng cảm ơn!
Theo afamily
Bị ung thư vú nên phải hóa trị rụng hết tóc, còn ốm yếu không đi làm được, người phụ nữ rụng rời chân tay khi nghe tin... bác sĩ nhầm
Người phụ nữ phải điều trị hóa chất mặc dù cô không bị ung thư và giờ đây, cô đã bị rụng hết tóc, sức khỏe suy yếu không thể đi làm.
Mắc căn bệnh "tử thần" như ung thư là điều không ai muốn nhưng nếu chẳng may mắc phải nó thì chỉ còn cách kiên cường chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, chữa trị càng sớm càng tốt. Thế nhưng, việc nhanh chóng điều trị lại chính là sai lầm của người phụ nữ này, và cô bị giáng cho một cú sốc không thể tưởng tượng nổi.
Vào hồi tháng 3 năm nay, người phụ nữ 38 tuổi tên Rajani ở huyện Kottayam thuộc bang Kerala (Ấn Độ) phát hiện mình có cục u nổi trên ngực. Lo lắng nên Rajani lập tức thu xếp đến khám tại bệnh viện trường Cao đẳng Y Kottayam - một trường y có tiếng ở bang Kerala. Các bác sĩ tiến hành lấy và gửi mẫu máu của người phụ nữ đến một phòng thí nghiệm tư nhân gần bệnh viện và một mẫu khác đến một cơ sở y tế của nhà nước.
Rajani vô cùng lo lắng khi biết mình bị ung thư nên muốn điều trị càng sớm càng tốt - Ảnh minh họa.
Sau khi nhận được báo cáo từ phòng thí nghiệm tư nhân rằng Rajani đã mắc bệnh ung thư, các bác sĩ lập tức cho cô điều trị hóa trị. Thế nhưng, mới qua đợt hóa trị đầu tiên, bệnh viện lại nhận được kết quả xét nhiệm máu từ cơ sở y tế của nhà nước cho thấy Rajani... chẳng mắc bệnh gì cả.
Bất ngờ tin sốc ấy, Rajani lại vội vàng đến một bệnh viện khác để kiểm tra cho chắc chắn thì nhận được kết quả đúng là cô không hề có khối u nào ở ngực. Sau đó, Rajani đã đưa kết quả mới nhất đến bệnh viện. Buổi hóa trị thứ 2 tất nhiên đã bị hủy nhưng khi đó Rajani đã rụng hết tóc. Điều đáng nói hơn nữa là thuốc điều trị đã khiến cơ thể người phụ nữ yếu đi rất nhiều, cô không còn đủ sức làm việc bình thường như trước đây nữa.
Hóa trị lần 1 khiến Rajani bị rụng hết tóc và sức khỏe suy yếu - Ảnh minh họa.
Rajani nói với tờ The Times of India rằng cô là trụ cột duy nhất trong gia đình, bởi cô còn phải chăm sóc cha mẹ già và đứa con gái 8 tuổi. Giờ đây, Rajani vừa mất đi mái tóc vừa mất cả công việc, cô không biết phải làm gì để sống tiếp.
Sau khi vụ việc gây xôn xao trên các phương tiện truyền thông Ấn Độ, người đứng đầu lĩnh vực y tế bang Kerala đã yêu cầu điều tra để làm rõ và báo cáo lại trong thời gian sớm nhất.
(Nguồn: indiatoday)
Theo Helino
Nữ y tá mới cưới phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu thông qua triệu chứng nhiều người gặp mỗi ngày Áp lực từ công việc trong bệnh viện xoay vòng hàng ngày khiến Julia đôi lúc cảm thấy rất kiệt sức, nhưng cô lại không nghĩ rằng mình đang có triệu chứng của bệnh ung thư máu. Julia Cullen (26 tuổi) là một nữ y tá vừa mới lấy chồng và hiện đang sống tại thị trấn Hartlepool (Anh). Sau chuyến đi trăng...