Câu hỏi khiến dân tình chia phe tranh luận: Bố mẹ còn đang dùng đồ secondhand 200k thì con cái có nên xài hàng hiệu?
Đây được coi là vấn đề mà mỗi khi xuất hiện trên MXH đều gây ra rất nhiều tranh cãi. Vậy còn bạn, quan điểm của bạn ra sao?
Khoảng vài năm trở lại đây, xu hướng sử dụng đồ hiệu, khoác lên mình những bộ quần áo từ các thương hiệu nổi tiếng của giới trẻ trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Cũng từ đó mà hàng loạt vấn đề, quan điểm khác nhau ra đời và gây ra không ít tranh cãi trên MXH. Điển hình như việc thu nhập bao nhiêu thì mới nên dùng hàng real? Lứa tuổi học sinh thì chỉ dùng hàng fake là được rồi? Chỉ có con nhà giàu mới dùng được đồ chính hãng…
Và mới đây, một ý kiến được đăng tải trên diễn đàn Top Comments nhanh chóng nhận được hơn 20k likes và rất nhiều comment chỉ sau ít giờ: “Mẹ không có cái áo nào trên 200k, bố không có đôi giày nào trên 300k và họ không bao giờ than vãn cả. Trong khi mình vẫn đang phân biệt hàng real-fake?”
Nhân vật chính trong bài đăng này nêu ra quan điểm của bản thân và khẳng định bố mẹ mình là những người rất giản dị và dùng các món đồ với mức giá chỉ vài trăm ngàn. Nhưng vì lý do gì mà phận làm con lại quan trọng vấn đề real-fake như thế?
Liệu sinh ra trong một gia đình bình thường không quá khá giả thì có nên dùng các món đồ đắt tiền không? Mức giá nào là giới hạn cho con cái và việc xài đồ tiền triệu trở lên trong khi bố mẹ chỉ xài đồ vài trăm ngàn liệu có phải là gì đó đáng lên án?
(Ảnh minh hoạ)
Phía dưới bài đăng, dân tình thi nhau để lại comment và dĩ nhiên là chia thành 2 phe đối lập.
Trước khi mua gì đắt tiền hãy nghĩ đến bố mẹ
Một bên khẳng định tuổi trẻ, nhất là khi chưa tự kiếm ra tiền thì đừng bao giờ đòi hỏi dùng hàng hiệu. Hãy biết thương bố mẹ bởi họ đang làm lụng vất vả từng ngày ngoài kia:
Linh Trang: “Trước tui cũng mê giày hiệu lắm sẵn sàng bỏ ra 3 triệu mua giày. Nhưng sau khi thấy mẹ mua một chiếc áo second hand diện Tết thì từ đó đến nay không bao giờ vậy nữa”.
Mai Phạm: “Bố mẹ mình thì vẫn có lúc mua đồ trên 1 triệu nhưng mình mới là sinh viên năm nhất nên nghĩ bản thân chưa thực sự cần thiết xài đồ đắt tiền”.
Kiên Trần: “Lũ bạn xung quanh mình toàn mặc đồ đắt tiền nhưng mình thì không. Vì cơ bản nhà mình khác nhà chúng nó”.
Hoài Anh : “2 năm nay không xin mẹ tiền mua đồ rồi, kiếm được bao nhiêu thì tự mua bấy nhiêu vì biết mẹ còn lo cho đứa em ăn học nữa”.
Sakura Trần: “Bố mẹ đều già cả rồi còn chưa mua cái áo tiền triệu bao giờ nên mình có muốn mua lắm nhưng cảm thấy áy náy trong lòng”.
Vân Gum: “Đừng đua đòi theo đứa khác vì có khi thu nhập nhà nó gấp vài chục lần nhà mình đấy”.
Phanh Phanh: “Để tui kể cho mà nghe. Hồi Tết, mẹ tui đi chợ cùng với cô hàng xóm. Thấy cô mua cho con gái cái áo dạ 1 triệu 3 nên mẹ tôi cũng cô mua cho tui bằng bạn bằng bè. Nhưng sau đó mẹ chỉ mua cái áo hơn 300k để mặc. Tui nhớ mãi đến tận bây giờ, đúng là bố mẹ luôn hy sinh cho con những gì tốt đẹp nhất”.
(Ảnh minh hoạ)
Tự kiếm tự tiêu thì không có gì đáng lên án cả
Tuy vậy, luồng ý kiến thứ hai cho rằng nói như thế chẳng khác nào khẳng định những người quan trọng hàng real-fake là không biết thương bố mẹ. Nếu tự mua hàng real bằng tiền của chính mình thì đâu phải là việc làm đáng lên án?
Bảo Trâm: “Mua bằng tiền mình tự làm ra là được. Sao cứ áp cái suy nghĩ cổ hủ của mình lên người khác vậy trời”.
Quân Quân: “Tất nhiên nếu gia đình không có điều kiện thì không nên dùng hàng đắt tiền rồi nhưng vẫn cần biết đồ fake của mình chất lượng không thể bằng real được. Tuy nhiên, nếu mua đồ bằng tiền mình tự kiếm ra thì không có gì đáng lên án cả”.
Hưng Nguyễn: “Đây là một trong những cái quan điểm cổ hủ nhất mình gặp phải. Sao lúc nào cũng lôi real-fake ra để đánh giá một con người. Đã vậy còn so sánh với những món đồ bố mẹ dùng?
Giang Đỗ: “Như bố mẹ mình chẳng quan trọng gì quần áo nên toàn mua đồ rẻ. Mình xin tiền mua giày 2 triệu mẹ vẫn bình thường chẳng nói gì. Bạn trên top đừng vơ đũa cả nắm”.
Thanh Tú: “Đồng ý với việc gia đình không có điều kiện thì không nên đú đởn xài hàng đắt tiền nhưng việc bố mẹ dùng đồ bao nhiêu thì không hẳn là con cái cũng phải dùng đồ tương đương như thế”.
Mẫn Phạm: “Gu thời trang và nhu cầu ở mỗi độ tuổi mỗi khác. Làm sao mà quy chụp như vậy được?”
Suy cho cùng, hàng real hay fake thì cũng chỉ là những món đồ vô tri, vô giác nên điều quan trọng hơn cả là hiểu rõ được thu nhập của gia đình, của bản thân và lựa chọn chúng một cách hợp lý nhất.
Trong khi dân mạng đang chia thành 2 hướng như thế, còn bạn, bạn quan điểm ra sao về vấn đề này?
Theo Trí thức trẻ
Cuộc sống toàn hàng hiệu, siêu xe của rich kid Việt làm đạo diễn ở thung lũng Silicon
Theo học Thạc sĩ đạo diễn ngành truyền hình tại Mỹ, Cẩm Tú đã tìm được công việc tại một công ty truyền thông tại thung lũng Silicon (Mỹ).
Trước khi sang Mỹ học thạc sĩ và làm việc, Cẩm Tú đã theo học đại học ngành Đạo diễn truyền hình tại Việt Nam.
Cẩm Tú sinh ra trong một gia đình khá giả. Vì thế, sau khi học xong ngành Đạo diễn truyền hình tại Việt Nam, cô đã quyết định đến Mỹ để học thêm. Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ tại một trường đại học chuyên về nghệ thuật tại Mỹ, Cẩm Tú đã xin được việc trong một công ty truyền thông tại thung lũng Silicon.
Giống như các du học sinh khác, cuộc sống xa nhà của Cẩm Tú gặp không ít khó khăn. Do chưa quen với cuộc sống ở nước ngoài, Tú mất kha khá thời gian để học và làm quen với mọi thứ. Quan trọng hơn, để xin được việc, Tú phải nỗ lực gấp năm, gấp mười người khác.
Ở Việt Nam, Cẩm Tú là một trong những rich kid nhận được sự quan tâm của công chúng. Cô nàng sở hữu cuộc sống sang chảnh với những món hàng hiệu xa xỉ, đắt tiền. Tú cho biết, đồ đắt tiền không phải thứ để đánh giá một con người. Tuy nhiên, việc học nghệ thuật giúp cô hiểu được sự sáng tạo, kỳ công trong mỗi sản phẩm. Vì thế, cô không ngần ngại chi tiền để mua những món đồ này.
Theo Cẩm Tú, người giàu tự thân và người 'vượt sướng' để làm giàu bằng đôi tay của mình đều đáng ngưỡng mộ như nhau. Mỗi người đều phải cố gắng nỗ lực hết mình để không trở thành người thừa trong xã hội. Khi còn đi học, dù được gia đình trợ cấp nhưng Tú luôn cố gắng đi làm thêm để trang trải cuộc sống và hiểu hơn về giá trị của đồng tiền.
Không chỉ giàu có, tài năng, cô gái này còn sở hữu nhan sắc xinh đẹp như hotgirl.
Cô nàng thường xuyên vi vu trời Tây để tìm hiếm nguồn cảm hứng cho những tác phẩm nghệ thuật.
Tú cũng chia sẻ cô không sợ những vất vả của ngành truyền hình. Mẹ cô cũng là người trong nghề. Được truyền tình yêu từ mẹ nên Cẩm Tú tin rằng cô đủ sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn.
Trong thời gian tới, Cẩm Tú sẽ tiếp tục làm việc tại Mỹ để tiếp nhận các công nghệ mới cũng như phong cách làm việc. Khi tích lũy đủ kinh nghiệm, Tú sẽ quay về Việt Nam.
Giống như mọi cô gái khác, sở thích của Tú là mặc đẹp, đi du lịch. Người phụ nữ truyền cảm hứng lớn nhất đến Tú là Emma Watson. Cách mà nữ diễn viên này luôn đấu tranh vì sự bình đẳng giới khiến Tú được tiếp thêm sức mạnh và cảm thấy được động viên, tin tưởng.
Instagram của Cẩm Tú hiện đang có gần 3.700 lượt theo dõi.
Mua sắm hàng hiệu là sở thích của hội rich kid Việt.
Nhân tố khiến đại thiếu gia số 1 ở Bắc Kinh "tắt điện": Chiến tích phá của kinh hoàng! Cư dân mạng Trung Quốc đã nhận định rằng nếu so với độ giàu có, chịu chơi thì Vương Tư Thông và cậu ấm này cũng "tám lạng, nửa cân". Cậu ấm với biệt danh "King" tại đất Thượng Hải Vương Tư Thông là phú nhị đại nổi tiếng nhất Trung Quốc. Anh có một người bố giàu có bậc nhất, thú vung...