Câu hỏi của Thủ tướng và cái tâm, tầm của cán bộ
Những câu hỏi của Thủ tướng và phần trả lời của một số cán bộ phần nào cho thấy sự lơ là, hời hợt của một bộ phận cán bộ trong thời điểm nước sôi lửa bỏng.
Ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch theo hình thức trực tuyến ở các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang – nơi tình hình có nhiều diễn biến đáng lo ngại.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo các tỉnh, trong đó có Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, lãnh đạo một số phường tại TP Rạch Giá (Kiên Giang) và Mỹ Tho (Tiền Giang): Số ca mắc trong cộng đồng tuần qua so với tuần trước, ngày hôm sau so với hôm trước thế nào, tăng hay giảm? Chu kỳ xét nghiệm là bao nhiêu ngày? Điều này rất quan trọng, vì tốc độ xét nghiệm mà chậm hơn tốc độ lây lan thì không ngăn chặn được dịch.
Thủ tướng còn chất vấn rằng, những nơi thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội đã triển khai trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn theo các công điện của Thủ tướng hay chưa.
Vị bí thư tỉnh uỷ lúng túng, không trả lời được câu hỏi của Thủ tướng và liên tục lật, tìm tài liệu trên bàn.
Thủ tướng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương phải nắm rất chắc các số liệu để chỉ huy phòng chống dịch hiệu quả. (Ảnh: VGP)
Khó mà thông cảm cho vị lãnh đạo này được. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, công việc chống dịch khẩn trương, gấp gáp đến từng phút, từng giờ mà lãnh đạo tỉnh không nắm được những thông tin cơ bản nhất.
Trong khi các lực lượng chức năng và nhân dân đang gồng mình chống dịch, hồi hộp theo dõi từng con số liên quan dịch bệnh hàng ngày, vậy mà một cuộc họp được cho biết trước về nội dung, một câu hỏi cũng rất sát với chủ đề họp mà vị bí thư không trả lời được. Người ta hoàn toàn có lý do để đặt ra vấn đề về trách nhiệm, về cái tâm, cái tầm đối với công việc, vị trí mà vị lãnh đạo nói trên đang gánh vác.
Căn bệnh “quan liêu, vô cảm” của một bộ phận cán bộ, thời nào cũng có, nhưng có lẽ lúc dịch bệnh đã bộc lộ rõ hơn căn bệnh này và hơn lúc nào hết phải được “chữa trị”.
Thủ tướng đã phải lên tiếng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương, rằng phải nắm rất chắc các số liệu để chỉ huy phòng chống dịch hiệu quả . “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một đồng phòng dịch hiệu quả thì không phải chi hàng triệu đồng chống dịch, chưa kể mất mát về con người và nhiều thứ khác nữa” , Thủ tướng lưu ý.
Video đang HOT
Bác Hồ từng nói: Bệnh quan liêu là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác. Đến nay, vẫn có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên quan liêu xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.
Quan liêu sẽ dẫn đến vô cảm, đó là sự thờ ơ với nhân dân, với chức trách của mình, với khó khăn do dịch bệnh gây ra mà cả nước đang gồng mình chống đỡ. Không nắm chắc tình hình thì không thể chỉ đạo, hoặc sẽ chỉ đạo qua loa, đại khái và làm hỏng việc chung.
Căn bệnh “quan liêu, vô cảm” của một bộ phận cán bộ, thời nào cũng có, nhưng có lẽ dịch bệnh – lúc cần nhất để cán bộ các cấp tỏ rõ sự lăn xả, cái tâm, cái tầm – đã bộc lộ rõ hơn căn bệnh này và hơn lúc nào hết phải được “chữa trị”.
Giấy đi đường ở thành phố Vinh được cấp như thế nào?
TP Vinh (Nghệ An) sử dụng chung một mẫu giấy đi đường cho người dân, viên chức, người lao động.
Việc cấp giấy đi đường được giao trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Thống nhất một mẫu giấy đi đường
Thời điểm này, TP Vinh (Nghệ An) đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, riêng 2 phường Vinh Tân và Hồng Sơn thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nâng cao một mức so với Chỉ thị 16. Xã Hưng Hòa là địa phương duy nhất của TP Vinh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.
Lực lượng công an TP Vinh kiểm tra giấy đi đường của người dân.
TP Vinh đang đứng đầu tỉnh Nghệ An về số ca mắc Covid-19 với 624/1.752 bệnh nhân Covid-19 (số liệu sáng 8/9). Các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố vẫn được thắt chặt, bao gồm việc cấp giấy đi đường cho người dân, cán bộ, công nhân viên chức...
Ông Võ Khắc Hùng, Chánh văn phòng UBND TP Vinh, cho biết: "Thời điểm này, TP Vinh đang thực hiện việc cấp giấy đi đường thống nhất theo mẫu quy định chung của tỉnh. Thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc cấp giấy đi đường đảm bảo đúng đối tượng, đúng số lượng theo quy định về người được phép ra đường".
Theo quy định của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Vinh, có 6 nhóm đối tượng được phép tham gia giao thông với những yêu cầu được quy định cụ thể.
Tùy từng đối tượng cụ thể sẽ có những điều kiện tương ứng, trong đó không thể thiếu phiếu báo kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 còn hiệu lực và giấy đi đường/văn bản cử hoặc điều động của người đứng đầu tổ chức (nêu rõ nơi đi, nơi đến, thời gian đi - đến, thời gian lưu trú).
TP Vinh đang sử dụng chung giấy đi đường theo mẫu chung của UBND tỉnh.
Hiện tại, TP Vinh sử dụng chung một mẫu giấy đi đường theo quy định. Trách nhiệm cấp giấy đi đường được giao cụ thể cho người đứng đầu các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương.
Cụ thể, đối với cơ quan của Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể các cấp; lực lượng vũ trang; phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; cấp cứu; hộ đê, việc cấp giấy đi đường do thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch; không quá 30% cán bộ được phép đi làm.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức được phép hoạt động, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm lập danh sách người lao động cần thiết phải tham gia giao thông, gửi UBND phường, xã sở tại kiểm tra, xác nhận làm căn cứ cấp giấy đi đường cho người lao động. Sau khi cấp giấy đi đường phải gửi danh sách người được cấp giấy về UBND thành phố, Công an TP Vinh để theo dõi và kiểm tra.
Các doanh nghiệp, tổ chức nếu vi phạm (cấp giấy khống chỉ, cấp cho người ngoài đơn vị, ngoài danh sách được chấp thuận) sẽ bị xem xét đình chỉ hoạt động và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
UBND các địa phương chịu trách nhiệm cấp giấy đi đường cho người dân ra đường trong trường hợp thực sự cần thiết như: Đi cấp cứu, khám, chữa bệnh định kỳ (chạy thận, chạy hóa chất...), ra viện; đi mua thực phẩm, thuốc chữa bệnh; đến sân bay, tàu hỏa...
Linh động hình thức cấp giấy đi đường
Để đảm bảo giải quyết nhiệm vụ chuyên môn, cơ quan chị Trần Hải Yến (TP Vinh) bố trí luân phiên 30% cán bộ làm việc tại trụ sở, số còn lại làm việc tại nhà. "Bộ phận trực cơ quan làm giấy đi đường, sau đó chụp lại và gửi qua Zalo cho từng người. Đến ngày làm việc tại trụ sở theo phân công, khi qua các chốt kiểm soát chúng tôi mở điện thoại cho lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra. Tôi thấy cách này rất thuận tiện cho người dân", chị Trần Hải Yến cho hay.
Chị Hồ Thị Thu Hà (trú xã Nghi Kim), làm việc tại một siêu thị trong nội thành TP Vinh. Hiện, siêu thị chỉ bố trí đủ nhân viên làm việc theo quy định của UBND TP Vinh và các nhân viên này thực hiện "3 tại chỗ" trong quá trình làm việc.
"Tôi nhận được giấy đi đường của công ty cấp, gửi qua Telegram sau đó in đen trắng và cầm từ nhà đến siêu thị. Khi qua các chốt, trình giấy đã in sẵn, nếu lực lượng chức năng yêu cầu sẽ trình bản dấu đỏ trong Telegram để đối chiếu", chị Hà thông tin.
Phường Hưng Dũng duy trì chốt kiểm soát để kiểm tra việc ra đường của người dân.
Theo ông Nguyễn Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND phường Hưng Dũng (TP Vinh), toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức của UBND phường đều là thành viên của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch và lực lượng hỗ trợ nên được cấp giấy đi đường. Thời điểm này phường vẫn đang khuyến khích người dân không ra đường nếu không thực sự cần thiết và duy trì hoạt động hỗ trợ người dân mua lương thực, thức phẩm hoặc phát phiếu đi chợ theo từng khung giờ để hạn chế việc ra đường, phục vụ tốt hơn công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
"Hiện tại địa phương chưa bao phủ kết nối các ứng dụng Zalo, Telegram... tới tất cả người dân nên việc cấp giấy đi đường cho người có nhu cầu vẫn đang được thực hiện thủ công. Người dân cần giấy đi đường, trực tiếp đến trụ sở UBND trình bày lý do cụ thể cùng với các giấy tờ tùy thân theo quy định. Trung bình mỗi ngày chúng tôi cấp giấy đi đường cho từ 2-3 người dân, chủ yếu là đến bệnh viện khám, chữa bệnh", ông Nguyễn Ngọc Khánh cho biết.
6 nhóm đối tượng được phép ra đường tại TP Vinh:
1. Người thực hiện nhiệm vụ công vụ.
2. Phóng viên và người quay phim của các cơ quan báo chí, lực lượng kỹ thuật sữa chữa đường sắt, đường điện, đường ống cấp nước; xe bưu chính; xe chuyên dùng chở tiền Ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc; xe chở rác thải; cây xanh.
3. Các lực lượng phục vụ, tham gia phòng chống dịch bệnh, y, bác sỹ đi thăm khám chữa bệnh tại gia.
4. Người và phương tiện thuộc các loại hình sản xuất, kinh doanh, công trình được phép hoạt động.
5. Shipper thuộc các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động vận chuyển hàng hóa.
6. Người dân ra đường trong trường hợp thực sự cần thiết.
Quân y đã điều trị khỏi bệnh Covid-19 cho hơn 57.000 người tại nhà Lực lượng quân y (Bộ Quốc phòng) đã thành lập 660 tổ quân y lưu động và đang theo dõi, điều trị gần 199.000 F0 tại nhà ở TPHCM và các tỉnh lân cận, trong đó đã có 57.300 người khỏi bệnh. Ngày 7/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Quốc phòng cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch...