Cậu học trò bắt con gà tặng cô giáo: Nụ cười ấm áp từ sự đơn sơ
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh học trò miền núi bắt gà đến trường để tặng thầy cô dịp 20.11. Cầm con gà trên tay, thầy cô giáo trẻ tươi cười hạnh phúc.
Hình ảnh học trò miền núi bắt gà đến trường tặng thầy cô gây xúc động – ẢNH CẮT TỪ CLIP
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 qua đi, mạng xã hội lại chia sẻ rất nhiều clip xúc động về hình ảnh tri ân những người đưa đò trong dịp đặc biệt này. Trong đó, đoạn clip học sinh miền núi bắt gà sống ở nhà mang đến trường tặng thầy cô được “thả tim” khắp các trang mạng.
Bắt gà đến tặng thầy cô
Theo đó, đoạn clip dài 45 giây ghi lại cảnh cậu học trò đôi mắt trong veo cầm trên tay một chiếc bao màu xanh có vật gì động đậy bên trong, xung quanh là nhiều bạn bè đồng trang lứa khác, các em đều có làn da ngăm đen và đôi dép lấm lem bùn đất.
Quà 20.11 của học sinh gửi thầy cô vùng cao A Ngo
Đứng trước mặt cô giáo, cậu học trò lấy trong bao ra con gà mái, ôm trọn trên tay và tặng cô. Cô giáo trẻ đón nhận con gà cười hạnh phúc trước sự chứng kiến của nhiều học sinh xung quanh.
Đoạn clip được chia sẻ khắp mạng xã hội và nhận được cơn mưa lời khen từ cộng đồng mạng. Đa số người dùng mạng cảm nhận được tình cảm chân thành của học trò miền núi qua món quà tri ân thầy cô đặc biệt này.
Thầy giáo trẻ và món quà của học trò – ẢNH: H.Q.C
Cô Hiền hạnh phúc với món quà của học trò A Ngo – ẢNH: H.Q.C
Tài khoản Phi Dương xúc động: “Đôi khi hạnh phúc đến từ những thứ giản dị chân thành nhất”. Nickname Quang Minh thì nói: “Nhà trôi hết rồi còn mỗi con gà đem tặng cô”. Facebook tên Ngô Đức Tuấn lại nêu ý kiến: “Ba mẹ khó khăn, nhưng tình cảm vẫn gửi đến các cô giáo, của ít lòng nhiều vì cô là người dạy dỗ con của họ nên người và lớn khôn”.
Rất nhiều ý kiến còn lại nhận xét đây là đoạn clip dễ thương, xúc động của cô trò ở vùng cao.
‘Học trò tặng gà, mía, sắn… rất quý’
Theo tìm hiểu của PV, đoạn clip trên là câu chuyện diễn ra vào sáng 20.11.2020 tại trường tiểu học – THCS A Ngo (xã A Ngo, H.Đakrông, Quảng Trị) do một giáo viên của trường quay lại.
Trả lời Thanh Niên , thầy Hoàng Quang Cẩn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường có tất cả 5 điểm trường lẻ và đoạn clip trên được quay tại điểm thôn A Đeng. Trong đoạn clip, em học sinh lớp 2C tặng cô giáo chủ nhiệm Đoàn Thị Hiền một con gà. Trước đó, em học sinh lớp 5D cũng tặng thầy Trần Văn Minh món quà tương tự.
Vẻ hồn nhiên của học trò miền núi – ẢNH CẮT TỪ CLIP
Là giáo viên ở bản được gần 30 năm, hình ảnh học trò mang gà đến lớp tặng thầy cô dịp 20.11 không còn xa lạ gì với thầy hiệu trưởng Hoàng Quang Cẩn. Thầy Cẩn cho hay, 100% học sinh của trường tiểu học – THCS A Ngo là người dân tộc Pa Kô, 2/3 học sinh toàn trường nằm trong diện hộ nghèo, gia đình khó khăn.
“Mỗi năm đên dịp đến Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhà có gì là các em lại mang vào trường tặng thầy cô, khi thì con gà, khi lại củ sắn, vài cây mía, lon nếp hay đong lon gạo vào tặng. Các món quà này rất đặc biệt so với miền xuôi, không còn xa lạ gì với giáo viên miền núi như chúng tôi nhưng tôi đều rất quý và xúc động”, thầy Cẩn chia sẻ.
Tình cảm của học trò miền núi dành cho thầy cô đơn giản, mộc mạc với tất cả sự trân quý – ẢNH: H.Q.C
Một trong những điểm trường A Ngo – ẢNH: H.Q.C
Vì địa bàn xã nằm dàn trải, nhà người dân cũng không tập trung mà nằm rải rác nên thầy cô giáo trường A Ngo thường xuyên phải đến nhà động viên các em đi học. Thầy Cẩn nói, đặc biệt là sau đợt mưa lũ vừa qua, nhiều cây cầu tràn bị hỏng nặng, gãy đôi ảnh hưởng tới việc học sinh trở lại trường nên thầy cô phải đến từng nhà một.
Theo hiệu trưởng trường A Ngo, không riêng gì mưa lũ, mà công tác đến nhà động viên các em quay trở lại trường được giáo viên thực hiện hằng ngày, mỗi khi có em nào nghỉ 1-2 ngày là Ban giám hiệu phải cử giáo viên đến thăm nhà nắm tình hình, bất kể là vào ngày nắng gắt hay mưa gió.
Thay lời tri ân
Hàng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) là dịp để mọi người Việt Nam bày tỏ sự tri ân đối với các thầy cô giáo. Tôn sư, trọng đạo là một nét đẹp văn hoá truyền thống có từ lâu đời và được bồi đắp từ thế hệ này, sang thế hệ khác.
Ảnh minh họa
Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với phong tục tập quán của nước ta.
Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo" để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức qúy báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những "người đưa đò thầm lặng" trên bến sông cuộc đời.
Trong chương trình "Thay lời tri ân - Hạnh phúc" do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 tối 15/11 vừa qua, khán giả trường quay (và hẳn không ít khán giả xem qua tivi) đã xúc động trào nước mắt về những tấm gương thầy, cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu.
Đó là chuyện thầy giáo A Phiên và cô giáo Hồ Thị Thùy Vân ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học Cơ sở xã Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã vận động giáo viên trong trường góp tiền, tự thầy A Phiên hàng ngày đi chợ xa 7km nấu ăn miễn phí cho học sinh để giữ các em ở lại trường.
Thầy Hoàng Đức Mạnh, ở Trường Trung học Cơ sở Lê Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội chuyên xung phong nhận những lớp khó, cảm hoá, giáo dục được bao em học sinh từng là học sinh hư nên người; thầy Thái Thành Thuận, ở Trường Trung học Cơ sở Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang bị tai nạn phải ngồi xe lăn nhưng vẫn khát khao cháy bỏng được hàng ngày đứng trên bục giảng để dạy học sinh
Cô Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh của Trường Trung học Phổ thông Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ - người vừa được Tổ chức Varkey Foundation công bố nằm trong Top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020 đã từ chối mức lương hấp dẫn của một hãng dược Pakistan để về quê dạy học mà học trò đa phần là dân tộc thiểu số...
Những năm qua, đời sống kinh tế xã hội của Quảng Ninh không ngừng phát triển, nhất là đường giao thông đã thông thoáng vào các xã vùng cao nên đời sống đồng bào nói chung, các thầy cô giáo nói riêng đã được nâng lên rất nhiều. Cách đâu xa, chỉ khoảng chục năm trước, xã Đại Dực (Tiên Yên) còn là xã đặc biệt khó khăn, giao thông cách trở, những thầy cô giáo ở đây phải bám bản, chỉ cuối tuần mới đi được ra huyện mua cá khô, rau để cho một tuần mới.
Đây đó ở các địa phương, vùng miền núi, hải đảo trong tỉnh có rất nhiều thầy, cô giáo vẫn hàng ngày âm thầm bám trường, bám lớp cống hiến vì sự nghiệp giáo dục và vì tương lai của con em đồng bào các dân tộc. Không ít cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng nơi biên giới đã trở thành những thầy giáo quân hàm xanh. Lại có những bà giáo nghỉ hưu ở Hạ Long đã dạy chữ miễn phí cho con của các ngư dân trên biển, xóm chài...
Phát biểu tại chương trình "Thay lời tri ân - Hạnh phúc" kể trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đã và đang công tác trong ngành Giáo dục bởi những cống hiến không mệt mỏi trong suốt thời gian qua. "Tôi mong rằng, dù còn nhiều gian khó, song các thầy cô sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ "trồng người" cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho"- Bộ trưởng gửi gắm.
"Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", "Tôn sư, trọng đạo", "Không thầy đố mày làm nên"... là những câu tục ngữ có tính răn dạy sâu sắc của ông cha ta. Biết bao câu chuyện cảm động về tình thầy trò về những cống hiến, hy sinh của các thầy cô giáo được chuyển thể lại qua kho tàng văn học dân gian đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
20/11, cậu bé mang bao tải tới tặng cô giáo, món quà bên trong khiến tất cả bối rối xúc động Món quà mà cậu bé vùng cao này dành tặng cô giáo khiến không chỉ người nhân mà cả những người xung quanh bất ngờ xúc động. Ảnh minh họa Dù đã qua một ngày rồi, thế nhưng câu chuyện về món quà đặc biệt của cậu bé vùng cao dành tặng cô giáo của em nhân ngày 20/11vẫn khiến người ta không...