Cầu Hà Tân vẫn chưa được thi công
Do bị ảnh hưởng của mưa lũ năm 2017, cầu Hà Tân, xã Duy Vinh, Duy Xuyên bị sụt lún nghiêm trọng; buộc chính quyền địa phương phải cắm biển báo và cử người canh gác không cho người và phương tiện qua lại.
Theo lịch định,ddự án (DA) xây dựng cây cầu Hà Tân mới sẽ được triển khai trong tháng 8/2018, nhưng đến nay đã hơn 1 năm vẫn chưa được triển khai…
Cầu Hà Tân bị sụt lún nghiêm trọng hơn 2 năm qua
Báo Thanh tra đã từng phản ánh, cầu Hà Tân được xây dựng năm 1994, bắc qua sông Bàn Thạch thuộc nhánh của sông Thu Bồn đổ về hạ lưu, nối liền tuyến đường ĐH4, xã Duy Vinh xuống vùng Đông huyện Duy Xuyên và qua TP Hội An.
Qua gần 23 năm sử dụng, cầu đã bị xuống cấp nghiêm trọng do mỗi năm phải oằn mình gánh chịu nhiều cơn lũ lớn; đặc biệt trong các mùa mưa lũ lớn, hai trụ giữa cầu đã bị sụt lún nặng, kéo theo hệ thống dầm chịu lực bị nghiêng theo…
Ngay sau khi xảy ra sự cố cầu Hà Tân, ngày 26/10/2017, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có công văn về việc khẩn trương khắc phục sự cố cầu Hà Tân.
Ngày 27/10/2017, Sở GTVT Quảng Nam cũng có văn bản về việc xử lý khẩn cấp sự cố cầu Hà Tân…
Sau đó, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt các phương án khắc phục sửa chữa cầu và phê duyệt nguồn kinh phí hỗ trợ sửa chữa, khắc phục sửa chữa cầu Hà Tân do UBND huyện Duy Xuyên làm chủ đầu tư.
Video đang HOT
UBND huyện Duy Xuyên, Sở GTVT Quảng Nam đã mời Cty CP Tư vấn xây dựng công trình giao thông 308, xây dựng các phương án kỹ thuật sửa chữa cầu Hà Tân. Qua khảo sát hiện trạng thực tế của cầu cho thấy, cầy xây dựng từ năm 1994, qua hơn 20 năm sử dụng, nhiều hạng mục kết cấu công trình như lan can, gối cầu hầu hết đã han gỉ nặng…Hệ cọc đóng ở một số vị trí trụ cầu bị nứt vỡ bê tông lộ thép chịu lực của cọc. Đặc biệt là, trụ cầu số 9 bị lún 50cm, trụ cầu số 13 bị lún 25cm.
Theo khảo sát sơ bộ, nguyên nhân của việc sụt lún cầu là do hiện tượng xói lở đáy lòng sông rất lớn, gây xói lở móng trụ cầu. Trong những năm qua, tải trọng khai thác cầu không được kiểm soát kỹ, khi có xe tải trọng lớn đi lại nhiều cũng là một tác nhân gây sụt lún trụ cầu. Cầu được xây dựng trong vùng nước nhiễm mặn, nhưng công tác duy tu bảo dưỡng không kịp thời, làm hư hỏng nhanh công trình…
Từ cơ sở trên, Ngày 7/6/2018, UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 1778/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư DA cầu Hà Tân với mục tiêu: Khắc phục thiệt hại do thiên tai năm 2017 gây ra, kịp thời ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân; hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng nối vùng huyện Duy Xuyên với TP Hội An và các khu lân cận khác thuộc xã Duy Vinh; khắc phục tình trạng hạn chế tải trọng cho phép, tạo tiền đề để hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt; đáp ứng nhu cầu vận tải đường bộ, đường thủy trong khu vực và vùng lân cận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội toàn vùng…
Quy mô xây dựng công trình vĩnh cửu, tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 20 tỷ, ngân sách tỉnh 20 tỷ, còn lại là ngân sách huyện Duy Xuyên. Dự kiến DA sẽ được triển khai thực hiện tháng 8/2018.
Trong khi chờ đợi xây cầu mới,2 năm qua, xã Duy Vinh tổ chức bắt tạm cầu cho người dân đi lại
Thông tin sẽ xây cây cầu mới là niềm háo hức, chờ đón của gần 15 ngàn hộ dân ở Duy Vinh và vùng Đông Duy Xuyên, nhưng đến giờ người dân lại phải chịu thêm cảnh “đò ngang cách trở” trong một mùa mưa lũ đang đến.
Từ cuối năm 2017, UBND xã Duy Vinh phải trích tiền ngân sách 500 triệu đồng mua vật liệu, bắt một cây cầu gỗ cho người dân đi lại tạm qua sông Bàn Thạch.
Ông Nguyễn Sáu, Chủ tịch UBND xã Duy Vinh cho biết, qua nhiều thủ tục, quy trình thẩm định về thiết kế kỹ thuật, phê duyệt kinh phí, rồi đấu thầu xây dựng… mãi đến cuối tháng 9/2019, UBND huyện mới lựa chọn được nhà thầu đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật để xây dựng cầu Hà Tân mới. Tuy nhiên, thời gian nào sẽ khởi công xây dựng cầu vẫn chưa rõ. UBND xã đã chuẩn bị sẵn mặt bằng, bãi tập kết nguyên vật liệu, máy móc, phương tiện cho đơn vị xây dựng cầu…
Người dân ở vùng Đông Duy Xuyên đang mong mỏi chính quyền và ngành chức năng tỉnh Quảng Nam sớm triển khai xây dựng mới cầu Hà Tân, để đảm bảo việc lưu thông đi lại thuận lợi hơn, an toàn trong mọi tình huống và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
N.Phê
Theo Thanh tra
Quảng Nam không thể "cầm cự" với rác thải
Gần 1 tháng qua, nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam luôn trong tình trạng "khủng hoảng" rác thải. Nguyên nhân bởi các bãi tập kết rác trên địa bàn tỉnh đều đang quá tải, người dân ngăn chặn không cho xe chở rác ra vào.
Trước tình trạng rác thải bị dồn ứ, Công ty CP Môi trường Đô thị Quảng Nam đã có văn bản gửi cho các huyện: Phú Ninh, Tiên Phước, Thăng Bình, Duy Xuyên, Hiệp Đức... đề nghị tuyên truyền người dân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn chủ động phân loại rác và tìm nơi lưu giữ tạm thời trước khi hoạt động thu gom rác trở lại bình thường. Tuy nhiên đến thời điểm này, nhiều huyện thị đã không thể "cầm cự" được hơn nữa, rác thải xuất hiện khắp nơi kể cả khu vực công cộng.
Những đống rác "bất đắc dĩ" tồn tại suốt một tháng qua ở nhiều địa phương.
Ý thức chưa cao
Chỉ đến khi khu tập kết rác thải trở nên quá tải, khắp nơi ngập tràn các bãi rác "bất đắc dĩ" thì người ta mới hiểu được tầm quan trọng của việc thu gom rác đúng quy định. Là địa phương đa phần địa bàn là nông thôn, miền núi vấn đề nhận thức về ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải vẫn bị người dân coi nhẹ. Một bộ phận người dân vẫn "trốn" việc đóng phí thu rác để tự mình xử lý rác thải hoặc tùy ý vứt ra môi trường bên ngoài. Từ nguyên nhân chủ quan này kết hợp với sự quá tải rác thải thời gian qua tại Quảng Nam đã khiến cuộc sống người dân đảo lộn, môi trường ô nhiễm nặng nề.
Ông Ngô Bốn- Phó trưởng Phòng Tài Nguyên và Môi Trường H. Duy Xuyên cho hay, trên địa bàn huyện Duy Xuyên hiện có hơn 60 tổ thu gom rác thải, mỗi tuần thu gom 1 lần trên các địa bàn xã, số lượng rác thải được tập kết đến các điểm riêng rồi mới có xe chuyên chở về bãi rác lớn xử lý. Để đảm bảo rác thải được tập kết đúng nơi quy định, huyện đã hợp đồng với công ty môi trường đô thị Quảng Nam để xử lý lượng rác thải nhưng không đồng bộ vì ý thức người dân vùng nông thôn chưa cao.
Còn theo chị Lý (công nhân Công ty môi trường đô thị Quảng Nam), ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa được cao nên việc giữ gìn vệ sinh môi trường chưa được làm tốt, việc đóng phí thu gom và xử lý rác cũng chưa được tốt, một số hộ đóng còn số hộ khác vứt rác "ké", từ đó việc phân loại rác thải cũng không được người dân quan tâm. Chúng tôi đi thu tiền rác để giữ gìn môi trường mà nhiều người còn kì kèo không muốn nộp".
Tương tự, việc thu gom, xử lý rác tại TX Điện Bàn những ngày qua cũng là vấn đề nan giải. Dọc theo QL1A những ngày qua đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp hàng đống rác thải sinh hoạt bị người dân bỏ dọc hai bên đường. Theo lãnh đạo TX Điện Bàn cho biết một số vùng ven của thị xã lâu nay người dân vẫn giữ thói quen vứt toàn bộ rác thải sinh hoạt ra nơi công cộng, các khu chợ. Nhiều khu vực nông thôn, người dân đóng phí thu gom, xử lý rác thải chỉ đạt dưới 70% khiến đơn vị thu gom rác gặp khó khăn về tài chính khi hoạt động. Từ đó việc thu gom rác đảm bảo đúng nơi qui định rất khó khăn.
Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản yêu cầu tổ chức thực hiện phương án bảo vệ thi công nhà máy đốt rác tại xã Đại Nghĩa (H. Đại Lộc)
Không thể "gồng" quá 15 ngày
Thông tin từ Công ty CP môi trường đô thị Quảng Nam cho biết, hiện nay tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại Quảng Nam vẫn đang rất nóng và gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Trong khi mỗi ngày có hơn 1.000m3 rác thải xả ra ở 10 huyện đồng bằng nhưng không thu gom kịp thời thì chỉ 15 ngày sau, số rác tồn ứ tại các địa phương này sẽ biến thành các bãi rác đáng lo ngại. Để khắc phục lượng rác thải tồn đọng tại các địa phương dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm, bùng phát dịch bệnh, hiện nay chính quyền cấp xã, phường tại TP Tam Kỳ, thị xã Điện Bàn, các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Tiên Phước, Quế Sơn, Hiệp Đức, Duy Xuyên, Phú Ninh đã liên tục vận động người dân tăng cường phân loại rác thải tại nguồn để giảm phát sinh rác thải; khu vực tập trung lượng rác thải lớn đã sử dụng bạt che chắn; địa phương yêu cầu nhân dân không vứt ra kênh mương, sông suối, ao hồ và các khu vực công cộng. Trong khi đó, Sở TN&MT đang huy động lực lượng cán bộ, nhân viên hỗ trợ các địa phương về kỹ thuật chuyên môn khử mùi, diệt côn trùng tại các điểm xử lý tạm thời.
Đối với vấn đề người dân ngăn cản không cho xe chở rác ra vào các khu tập kết, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu vừa ký văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện Núi Thành, Đại Lộc chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ thi công công trình Khu xử lý rác Tam Xuân 2 (Núi Thành) và Nhà máy đốt rác Đại Nghĩa (Đại Lộc). Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an các địa phương phối hợp xây dựng phương án bảo vệ thi công và hỗ trợ các lực lượng theo phương án được duyệt; Sở TN&MT cung cấp thông tin, tuyên truyền, giải thích và ký các cam kết cần thiết với nhân dân; Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, nhân lực để thi công công trình.
Theo kế hoạch, Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam sẽ sử dụng 1 xe cẩu, 2 ô-tô vận tải và 28 nhân công chở 25.000m2 bạt HDPE lên khu xử lý rác thải, sau đó gia công bạt HDPE ngay tại chỗ để che phủ lên toàn bộ phần rác thải tại hộc số 1. Sau đó tiếp tục khắc phục mùi hôi thối tại khu vực xử lý rác Tam Xuân 2 như lấp đất phủ lên bề mặt rác thải, rải vôi khử trùng, phun chế phẩm khử mùi; lắp đặt ống nhựa thu khí mê tan và xử lý để giảm thiểu mùi hôi phát tán. Ngay sau khi khắc phục sự cố môi trường, Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam sẽ mời các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương liên quan kiểm tra, thống nhất cho phép, sẽ đưa Khu xử lý rác thải Tam Xuân 2 vận hành trở lại đảm bảo xử lý rác cho các khu vực lân cận.
ĐỒNG DAO
Theo CADN
Ngẫm một chút về con đường 250 tỷ đồng bị nứt, lún Không cần đến người có am hiểu về chuyên môn, ngay cả một người dân bình thường cũng dễ dàng thấy mùi bao biện, lấp khi lý giải các hiện tượng không bình thường về con đường 250 tỷ đồng. Con đường được đầu tư 250 tỷ đồng tại Gia Lai gãy đứt, nứt toác sau mưa Như truyền thông phản ánh, tuyến...