Cầu gỗ “độc đạo” sập, người dân thấp thỏm qua sông
Gần 1 tháng nay, 480 hộ dân cùng khoảng 1.700 nhân khẩu thôn Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định phải vượt đoạn sông rộng khoảng 70m trong tâm trạng “vừa đi, vừa run” vì cây cầu gỗ “độc đạo” đã bị sập hoàn toàn.
Tại hiện trường, cầu gỗ có tên Huỳnh Đông đã bị sập hoàn toàn, dấu tích còn lại là những trụ bằng gỗ mục xuất hiện ở 2 đầu cầu. Ảnh: N.TRI
Theo người dân địa phương, cầu Huỳnh Đông (đoạn qua sông Tân Đề, trên đầm Thị Nại) mới xây từ năm 2017. Cầu được làm bằng gỗ có chiều dài 72m, rộng 1,5m, tải trọng cho người đi bộ và xe môtô qua lại là dưới 500kg. Đây là cây cầu “độc đạo” nên mọi sinh hoạt, đi lại của nhân dân thôn Huỳnh Giản Nam đều phải qua cây cầu này. Ảnh: N.TRI
Ngày 1.5 vừa qua, cầu bị sập hoàn toàn, khiến đời sống người dân trong thôn Huỳnh Giản Nam bị đảo lộn. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, UBND xã Phước Hòa đã có mặt tại hiện trường, tiến hành lấy ý kiến bà con, qua đó UBND xã hỗ trợ tiền cho hộ dân chịu trách nhiệm đưa người qua lại không thu tiền. Ảnh: N.TRI
Bà Thái Thị Loan (45 tuổi, thôn Huỳnh Giản Nam) – người được UBND xã Phước Hòa giao nhiệm vụ đưa đò chở mọi người qua đoạn sông Tân Đề – cho biết, cây cầu gỗ vừa sập được xây dựng vào năm 2017. Đến tháng 5 nước lũ bắt đầu lên, các cây gỗ trên cầu bị mục nên cầu tự sập. Sau đó, gia đình bà được hỗ trợ 11 triệu đồng/ tháng với trách nhiệm chính là đưa mọi người qua sông. Ảnh: N.TRI
Video đang HOT
“Mỗi ngày, tôi cùng chồng và còn trai phải dậy từ 5 giờ sáng để đưa đón mọi người qua lại, công việc kết thúc vào lúc 22 giờ. Thôn có khoảng 480 hộ, chỉ cần 1 hộ đi 3 người là biết khối lượng công việc như thế nào rồi. Người dân mong muốn nhanh chóng có cầu kiên cố để đi” – bà Loan nói. Ảnh: N.TRI
Còn ông Nguyễn Văn Chín – Trưởng thôn Huỳnh Giản Nam – cho hay, kể từ năm 2008 đến nay, cứ vào mùa mưa bão là cây cầu này bị gãy sập. Kinh phí để làm mới cầu tốn khoảng 300 – 400 triệu đồng. Chưa kể, cầu thỉnh thoảng hư hỏng lại tốn thêm gần 5-7 triệu đồng để sửa chữa. Ảnh: N.TRI
Theo UBND huyện Tuy Phước, cầu Huỳnh Đông thuộc dự án thành phần 3 của tỉnh Bình Định, nằm trong Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (viết tắt là Dự án LRAMP), được Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt từ tháng 3.2018, triển khai trong năm 2019. Cầu có quy mô dài 54m, rộng 4m, tổng mức đầu tư 3,78 tỉ đồng. Ảnh: N.TRI
Đến nay, các cơ quan chức năng đã tiến hành giải phóng mặt bằng dự án cầu Huỳnh Đông mới. Ảnh: N.TRI
Ông Nguyễn Đình Thuận – Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước cho hay, để thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu tạm nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân thôn Huỳnh Giản Nam và các khu vực lân cận, UBND huyện Tuy Phước kiến nghị UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh khẩn trương đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam sớm cho chủ trương bổ sung hạng mục cầu tạm vào dự án cầu Huỳnh Đông và cho triển khai ngay để đảm bảo giao thông cũng như an sinh cho khu vực.
NGUYỄN TRI
Theo Tintuc
Vụ học sinh nhặt được vàng : Bất ngờ danh tính chủ nhân
Người phụ nữ thu mua phế liệu xúc động nhận túi chứa 6,5 chỉ vàng 24K từ học sinh lớp 3 nói, đó là số tài sản tích góp dự phòng khi ốm đau.
Ngày 24/5, Công an xã Phước Hiệp (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) cho biết đã trao trả số vàng do 2 em học sinh Trường Tiểu học số 1 Phước Hiệp nhặt được trong sân trường cho chị Nguyễn Thị Hồng (43 tuổi, ở xã Phước Hiệp).
Theo ông Phan Trung Châu - Trưởng Công an xã Phước Hiệp, số tài sản mà nhà trường bàn giao cho cơ quan chức năng gồm 7 chiếc nhẫn tròn và 1 chiếc nhẫn tăng gô màu vàng, với tổng trọng lượng là 6,5 chỉ vàng 24K.
Sau thời gian dài xác minh, chị Nguyễn Thị Hồng được xác định là chủ nhân của số vàng này.
Chị Nguyễn Thị Hồng xúc động nhận lại số vàng đánh rơi. Ảnh: X.Vinh
Chị Hồng cho biết, chiếc túi vải màu đỏ đựng vàng nói trên được cất giấu trong áo mưa để ở nhà. Chiều 8/5, do trời sắp chuyển mưa nên con chị là cháu Tiêu Sĩ Liêm (học sinh lớp 3A Trường Tiểu học số 1 Phước Hiệp) đã mang chiếc áo mưa trên đến trường, rồi làm rơi túi vàng ra ngoài.
Được biết, chị Nguyễn Thị Hồng thuộc diện hộ cận nghèo ở xã Phước Hiệp. Hàng ngày, người phụ nữ này phải lặn lội thu mua phế liệu, kiếm tiền nuôi hai con nhỏ ăn học.
"Đây là số tài sản lớn của ba mẹ con. Tôi tích cóp dành dụm phòng khi đau ốm và lo cho các con. Tôi rất cảm ơn hai cháu Nguyên và Hưng, Ban giám hiệu Trường Tiểu học số 1 cùng Công an xã Phước Hiệp đã giúp tôi tìm lại tài sản của mình", chị Hồng xúc động nói.
Ngôi trường xảy ra vụ việc học sinh nhặt vàng trả lại người đánh rơi. Ảnh: X.Vinh
Trước đó, Dân Việt từng đưa tin, lãnh đạo Trường Tiểu học Số 1 Phước Hiệp đã bàn giao túi đựng vàng do 2 em học sinh nhặt được cho Công an xã Phước Hiệp để cơ quan này truy tìm, trao trả lại cho người đánh rơi.
Em Huỳnh Trí Nguyên (học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Số 1 Phước Hiệp) kể lại, ngày 8/5, em cùng bạn học cùng lớp là Lê Quốc Hưng đang nô đùa trước lớp thì phát hiện có một cái túi vải màu đỏ. Sau đó, hai em mở túi ra xem thì phát hiện bên trong có một số chiếc nhẫn kim loại màu vàng.
Quá bất ngờ, hai em học sinh này liền mang túi vàng lên nộp cho hiệu trưởng nhà trường nhờ tìm người đánh rơi.
"Lần đầu tiên em thấy số vàng lớn như vậy, chắc người mất sẽ lo lắng lắm", em Nguyên chia sẻ.
Thầy Phạm Đình Khương (Trường Tiểu học Số 1 Phước Hiệp) cho hay: "Tôi rất tự hào vì hành động của hai em học sinh này. Trong lễ chào cờ đầu tuần tới và cuối năm nay, nhà trường sẽ có hình thức khen thưởng và tuyên dương hai em Nguyên và Hưng để nhân rộng ý thức này trong toàn trường".
Theo Danviet
Chơi loài hoa "quý tộc", Cao Bá Hạnh rinh bạc tỷ Vườn lan Thuận Phát nằm trên thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước, Bình Định), là một "không gian lan" với muôn cánh hoa đang kiêu sa khoe sắc. Biến đam mê thành nghề kinh doanh Người khai sinh ra vườn lan Thuận Phát là ông Cao Bá Hạnh ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước)....