Câu giờ với NATO “cứu” S-400, “tuần trăng mật” giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga còn bao lâu?
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có thể duy trì hành động cân bằng giữa phương Tây với Nga trong bao lâu? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020.
Kỳ vọng của Tổng thống Erdogan tại NATO dường như không mấy lạc quan.
Chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ đã tới dự hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm của NATO tại London với một phái đoàn đông đảo và mang đến đây những nỗ lực ngoại giao lớn chưa từng có.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hy vọng sẽ tìm cách nhận được sự ủng hộ liên quan đến vụ mua bán tranh cãi với hệ thống phòng không S-400 của Nga, chiến dịch quân sự đang diễn ra ở đông bắc Syria và kế hoạch tái định cư người tị nạn Syria.
Một mục tiêu lớn khác của Ankara là thuyết phục NATO công nhận Các đơn vị bảo vệ người Kurd Syria (YPG) là một nhóm khủng bố; xoa dịu căng thẳng ở phía đông Địa Trung Hải và những nỗ lực nhằm dẫn độ giáo sĩ Gulen.
Để củng cố đòn bẩy của mình trong việc thúc đẩy các mục tiêu đó, Ankara đã đơn phương ngăn chặn việc thông qua kế hoạch quân sự bảo vệ Ba Lan và các nước Baltic trong trường hợp Nga tấn công của NATO.
Đây là kế hoạch mà hầu như tất cả các nước thành viên đều chấp nhận, nhưng thiếu lá phiếu của Ankara, nó sẽ không được thông qua.
Nói tóm lại, Thổ Nhĩ Kỳ đến hội nghị thượng đỉnh với những kỳ vọng tối đa sẽ nhận được sự ủng hộ từ các thành viên liên minh, đảm bảo vị thế lớn để buộc liên minh phải quan tâm đến các mối quan ngại về an ninh của chính mình. Nếu NATO muốn thông qua kế hoạch phòng thủ cho Ba Lan và Baltic, họ phải đáp ứng yêu cầu của Ankara.
Cuộc gặp bốn bên giữa các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Đức và Pháp vào ngày 3/12 cho thấy, Ankara coi hội nghị thượng đỉnh cũng là cơ hội để hàn gắn liên lạc và xây dựng lại niềm tin với các đồng minh lớn ở châu Âu.
Tuy nhiên, trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Ankara đã thực hiện hai động thái khiến khối an ninh phương Tây phải phiền lòng.
Trong một động thái thay đổi cục diện ở phía đông Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận phân định các vùng kinh tế biển trong khu vực với Chính phủ Libya ở Tripoli – nơi đang căng thẳng về các vấn đề thăm dò dầu khí.
Cùng với đó, vào ngày 25-26/11, Ankara đã tiến hành thử nghiệm radar và hệ thống nhận dạng của S-400 cũng như các bài tập huấn luyện cho các quân nhân vận hành, khiến cho Mỹ tiếp tục đưa ra cảnh báo trừng phạt.
Theo Al-Monitor, chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh NATO thực sự khá đơn giản – đảm bảo có được sự ủng hộ của các thành viên trong các mục tiêu an ninh của riêng mình, trong khi nỗ lực cân bằng với Nga.
Video đang HOT
Để tránh các lệnh trừng phạt đối với thỏa thuận S-400, đặc biệt là bởi Quốc hội Mỹ, Tổng thống Erdogan đang cố gắng chuyển vấn đề S-400 và thúc đẩy sự ủng hộ chiến dịch Syria tới bàn thảo luận NATO, nơi Thổ Nhĩ Kỳ có thể tận dụng lợi thế thành viên để có thêm nhiều tiếng nói.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, phần quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh là cuộc gặp gỡ tứ tấu giữa Tổng thống Erdogan và các nhà lãnh đạo của Anh, Đức và Pháp.
Ông Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ở lại Syria vô thời hạn, vì vậy các đối tác châu Âu của ông muốn biết kế hoạch của Ankara là gì, bao gồm cả khung thời gian rút lui, dự định hình thành mối quan hệ với người Kurd Syria, cũng như chiến lược chống IS sắp tới.
Việc cuộc họp kết thúc sớm hơn dự định và không có cuộc họp báo nào là một dấu hiệu cho thấy nó không diễn ra tốt đẹp.
Cân bằng được bao lâu
Thổ Nhĩ Kỳ còn cân bằng được bao lâu sẽ còn phụ thuộc vào cuộc bầu cử Mỹ vào năm sau.
Triển vọng của Ankara về khả năng thu hái lợi ích đến từ mối quan hệ an ninh với NATO có vẻ không hề lạc quan. Tổng thống Erdogan có thể nhận được sự ủng hộ của ông Trump, nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel – nhà lãnh đạo có tiếng nói của liên minh – thì lại không được nhiều, theo Al-Monitor.
Hơn nữa, bằng cách ngăn chặn kế hoạch phòng thủ của NATO để làm điều kiện nhận được sự ủng hộ của liên minh trong các chương trình nghị sự riêng, Ankara dường như đã làm mất lòng các thành viên Đông Âu và Baltic của NATO, những quốc gia ít khi chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ và trong một chừng mực nào đó thường ủng hộ Ankara trong liên minh. Vì vậy, chiến lược mới có thể sẽ làm tăng sự cô lập của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO.
Hơn nữa, nhiều người trong liên minh tỏ ra lo lắng rằng chiến lược của Ankara có thể làm suy yếu sự gắn kết của NATO đối với một số vấn đề chính trị quan trọng như vấn đề người Kurd và một số vấn đề rủi ro cao như kích hoạt hệ thống S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ, điều càng củng cố sức mạnh của Nga trước NATO.
Có thể nói, chính vì Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng phụ thuộc vào Nga đã khiến cho nước này rất coi trọng hội nghị thượng đỉnh NATO ở London. Bằng cách thể hiện mối quan hệ chiến lược của mình với khối an ninh phương Tây, Ankara hy vọng sẽ cân bằng Nga ở phía đông bắc và tây bắc của Syria, đặc biệt là Idlib.
Nhưng Tổng thống Erdogan dường như đã không nhận được tất cả những gì ông muốn từ hội nghị thượng đỉnh.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có thể duy trì hành động cân bằng trong bao lâu? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020.
Nếu như một nhà lãnh đạo mới cứng rắn hơn thay ông Trump lên nắm quyền, những ngày tháng vượt lằn ranh đỏ của Ankara dường như sẽ không còn.
Theo nguoiduatin.vn
Gạt bỏ lời đe dọa S-400, sôi sục tiến đánh Syria: Trong "từ điển" Thổ Nhĩ Kỳ không có từ "sợ Mỹ"?
Ở phía ngược lại, Nga sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả vì lợi ích địa chính trị để thúc đẩy sự chia rẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Chiến dịch Syria của Tổng thống Erdogan có thể khiến ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ bị tổn hại nghiêm trọng.
Nga chấp nhận thiệt thòi
Sau những lùm xùm xoay quanh thương vụ S-400 với Nga, các gói trừng phạt mới mà Mỹ và đồng minh NATO áp đặt với Thổ Nhĩ Kỳ vì chiến dịch tấn công mới nhất ở Syria có thể có tác động rất lớn đến ngành công nghiệp quân sự và quốc phòng nước này, thậm chí có thể đẩy Ankara tiến xa hơn vào quỹ đạo của Moscow và Bắc Kinh.
"Tôi không thể nghĩ ra một ví dụ tương tự nào về việc Mỹ đã chọn thực thi các biện pháp trừng phạt như vậy đối với đồng minh", chuyên gia Melissa Dalton thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói với Breaking Defense.
"Động thái này cuối cùng có thể đẩy Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn vào quỹ đạo của Nga và có tác động đáng kể đến các đối tác NATO khác, những quốc gia có hoạt động mua và bán vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ".
Hiện chưa rõ các gói trừng phạt trên diện rộng do các nghị sĩ Mỹ đề xuất có được Quốc hội thông qua hay không, nhưng thông điệp của giới chính khách Washington với Ankara đã rõ ràng. Quốc hội Mỹ sẵn sàng gây ra cơn ác mộng kinh tế dài hạn nếu đồng minh NATO của họ không chịu khuất phục.
Trong khi Nga và Trung Quốc cũng đang phải chịu một số hình thức trừng phạt vì bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia Dalton cho rằng hai quốc gia này sẵn sàng "chịu đòn".
"Họ sẽ sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả đó vì lợi ích địa chính trị để thúc đẩy sự chia rẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO.
Những lệnh trừng phạt này về cơ bản sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng ngay lập tức đối với chính quyền Erdogan và quân đội của ông. Trước đó, Ankara đã nếm trải những động thái đầu tiên bằng quyết định loại khỏi chương trình F-35 vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Trước sự phản đối dữ dội của lưỡng đảng, các đồng minh nước ngoài về quyết định rút quân đội khỏi Syria và dường như chấp nhận cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd - Tổng thống Trump hứa sẽ "xóa sổ nền kinh tế" của Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này đi quá giới hạn ở Syria. Tuy nhiên, ông không giải thích điều mà ông thực hiện sẽ là gì.
Người Thổ Nhĩ Kỳ dường như không nao núng trước cảnh báo của ông Trump, khi gửi quân đội vũ trang mạnh mẽ tiến vào Syria và ném bom khu vực.
Làn sóng trừng phạt
Lần cuối cùng Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ là vào năm 1975 sau khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào đảo Síp. Ankara đã phản ứng bằng cách ngăn chặn mọi truy cập của Mỹ vào các căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ trong 3 năm - điều được cho là sẽ tạo ra một vấn đề hậu cần lớn đối với Washington.
Căn cứ không quân Incirlik không chỉ trở thành điểm then chốt cho các hoạt động của Mỹ và NATO ở Trung Đông, mà còn là nơi đặt 80 quả bom hạt nhân B61.
Mỹ-Thổ trả đũa nhau sẽ chỉ mang lại lợi ích cho Nga, Trung Quốc.
Soner Cagaptay, người đứng đầu Chương trình nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Washington cho biết, vào năm 1975, Thổ Nhĩ Kỳ rất muốn quay trở lại với chiếc ô của Washington vì họ sợ ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực.
"Nhưng tôi không nghĩ điều này sẽ lặp lại trong bối cảnh hiện tại, vì Nga giờ đây không còn là quốc gia đối thủ với Thổ Nhĩ Kỳ, mà thay vào đó còn rất thiện chí muốn gắn kết với Thổ Nhĩ Kỳ như một đối tác kinh tế và quân sự", ông nói.
Các biện pháp trừng phạt sâu sắc có thể khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phải "xoay trục từ Mỹ về phía Nga", đồng thời sẽ khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ tìm đến các quốc gia khác, như Trung Quốc, cũng với lý do tương tự.
Bất chấp những lo ngại nói trên, các đồng minh NATO đã bắt đầu hành động. Tuần trước, Na Uy đã đình chỉ các đơn xin cấp giấy phép xuất khẩu sản phẩm quân sự sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Na Uy cũng đang xem xét tất cả các giấy phép hiện tại về xuất khẩu quân sự và đang theo dõi tình hình ở Syria, nhắc lại lời kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt hoạt động quân sự và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trong nhiều năm qua, chính quyền Erdogan đã nỗ lực phối hợp để xây dựng năng lực công nghiệp quốc phòng nội địa. Điều này dẫn đến một số tiến bộ trên thực tế về năng lực và tăng xuất khẩu thiết bị Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo SIPRI, chi tiêu quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 24% trong năm 2018 lên 19 tỷ USD, mức tăng mạnh nhất trong số 15 quốc gia chi tiêu quân sự hàng đầu thế giới.
Năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu khoảng 685 triệu USD thiết bị quốc phòng từ Mỹ và một số đối tác NATO từ châu Âu. Theo số liệu do SIPRI biên soạn, có gần 300 triệu USD trong số đó đến từ Mỹ.
Xuất khẩu quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng trưởng trong những năm gần đây, mặc dù chúng không đến gần mục tiêu xuất khẩu 25 tỷ USD vào năm 2023 do Chính phủ vạch ra.
Đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố xuất khẩu quốc phòng năm 2018 tăng 17% so với năm trước, đạt mức kỷ lục 2 tỷ USD.
Hầu hết hàng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ là các mặt hàng có giá trị lớn như xe bọc thép được bán cho các quốc gia khách hàng ở Châu Phi và Trung Đông, với Pakistan và UAE là một vài khách hàng lớn nhất của Ankara.
Theo các nhà phân tích, tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đến từ tàu khu trục nhỏ, máy bay trực thăng và máy bay không người lái.
Do đó, với làn sóng trừng phạt như hiện tại, ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lao đao. Câu hỏi đặt ra là Ankara có tiếp tục vì chiến dịch ở Syria để mất đi tiềm năng phát triển như vậy hay không.
Theo nguoiduatin
Tổng thống Trump bất ngờ "bênh" Thổ Nhĩ Kỳ trong thương vụ S-400 Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây chỉ trích người tiền nhiệm Barack Obama vì đã không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, buộc Ankara phải chuyển hướng sang mua hệ thống S-400 của Nga. Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan Tại cuộc gặp lãnh đạo các...