Cậu giấu cháu vào rừng cao su, đòi nợ tiền tỷ
Để buộc Dũng trả nợ món tiền 2,5 tỷ đồng, ông Gia (cậu của Dũng) gọi 3 thanh niên đến nhà Dũng “rủ đi nhậu” rồi đưa anh này vào rừng cao su. Tại đây, những cuộc điện thoại đòi nợ tiền tỷ đã được gọi về cho người nhà của Dũng…
Hơn 1 ngày đắn đo, suy nghĩ, cuối cùng chị Kim Thị Hải (33 tuổi, thường trú xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc); tạm trú ấp 1, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) quyết định đến Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an Đồng Nai nhờ giúp đỡ.
Những lời trình bày của chị Hải liên tục bị ngắt quãng bởi sự lo sợ và những giọt nước mắt. Tuy vậy PC45 Công an Đồng Nai cũng kết nối được sự việc: Chiều 30/11/2011, chồng chị là Lê Văn Dũng (35 tuổi), được Hà Xuân Gia và Vũ Thế Hiền đi xe ôtô 4 chỗ ngồi màu đen đến “mời đi nhậu”.
Khuya không thấy chồng về, chị gọi vào điện thoại của chồng thì không liên lạc được. Khoảng 9h ngày 1/12, có người liên tục gọi điện thoại cho bố chồng chị (ông Lê Thanh Hùng) nói chồng chị đang bị họ bắt giữ và yêu cầu phải đưa 3 tỷ đồng mới thả về do thiếu nợ, nếu không trả sẽ đưa qua Campuchia.
Đối tượng này còn đe dọa: “Ông không cần biết tôi là ai, hiện con ông đang ở Campuchia, cách biên giới 8km, ngày mai (3/12) phải nộp 1 tỷ đồng, nếu không chúng tôi cắt 2 tay thằng Dũng gửi về; đến ngày 4/12 không nộp 2 tỷ đồng còn lại, chúng tôi cắt luôn 2 chân…”.
Ông Hà Xuân Gia tại cơ quan điều tra.
Chưa hết, các đối tượng dùng điện thoại của anh Dũng gọi cho chị Hải buộc phải chuyển 10 triệu đồng vào tài khoản số 2808205025946 tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc). Nếu không chuyển tiền trước 11h thì sẽ giết anh Dũng, rồi gửi xác về nhà. Lo cho tính mạng của chồng, chị Hải gom góp được 3 triệu đồng chuyển vào tài khoản trên.
Video đang HOT
Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc, PC45 báo cáo Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc Công an Đồng Nai và điện báo Cục CSĐT tội phạm về TTXH (C45, Bộ Công an) phối hợp điều tra. Trước tính mạng của công dân đang bị nguy hiểm, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục VI và Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc Công an Đồng Nai lập tức chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ nhanh chóng huy động lực lượng, tập trung phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để giải thoát an toàn cho anh Dũng và bắt giữ các đối tượng.
Bằng biện pháp nghiệp vụ, Công an Đồng Nai thu thập được thông tin có giá trị: Ngày 3/12, ông Hà Xuân Gia (55 tuổi), quê quán xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc); ngụ số 2, đường 21, khu phố 3, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) sẽ đi máy bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội, nhiều khả năng sẽ đến gặp ông Hùng để yêu cầu ông trả tiền thay cho con. Cùng lúc (sáng 4/12), C45 thông báo cho PC45 Công an Đồng Nai biết anh Dũng đang bị giam giữ ở thôn 2, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Min (tỉnh Đắk Nông).
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, tổ công tác của Công an Đồng Nai phối hợp với C45 và Công an tỉnh Vĩnh Phúc “đón” Hà Xuân Gia tại nhà ông Hùng. Đúng như dự đoán, qua nhiều lần điện thoại, 16h ngày 4/12, ông Gia xuất hiện. Lúc ông Gia đang yêu cầu ông Hùng viết giấy nợ 3 tỷ đồng; đồng thời phải cắt một lô đất để cấn trừ nợ cho Dũng thì bị tổ công tác ập vào bắt quả tang. Tương kế, tựu kế, tổ công tác yêu cầu ông Gia gọi điện thoại cho các đối tượng đang giam giữ Dũng giả vờ thông tin đã nhận đủ tiền rồi không cần giữ Dũng nữa, sau cuộc gọi thứ 2 của ông Gia thì ít phút sau các đối tượng tắt điện thoại.
Nhận được thông tin địa điểm anh Dũng đang bị giam giữ, tổ công tác của Công an Đồng Nai và Công an Đắk Nông nhanh chóng triển khai lực lượng. Nơi anh Dũng bị giam giữ có địa hình rừng núi hiểm trở, trời lại gần tối, nên việc phối hợp giữa các cánh trinh sát bị hạn chế bởi sóng điện thoại chập chờn; nếu huy động một lực lượng lớn công khai truy tìm, có thể bọn chúng sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của anh Dũng.
Biện pháp tối ưu được đưa ra là kiên nhẫn mai phục. Gần 3 tiếng đồng hồ mai phục giữa rừng, đến 20h ngày 4/12, tổ công tác PC45 Công an Đồng Nai tiếp cận được anh Dũng đang bị trói tay, bịt mắt ở một khu rừng cao su thuộc xã Đức Mạnh, huyện Đắk Min (tỉnh Đắk Nông), cách QL14 khoảng 1km. Anh Dũng được giải thoát trở về an toàn, nhưng các đối tượng giam giữ anh Dũng đã lẩn trốn.
Sau khi được di lý về Đồng Nai, tại cơ quan điều tra, ông Gia khai nhận: Dũng gọi ông bằng cậu, trong thời gian qua có cho Dũng mượn 2,5 tỷ đồng để làm ăn, quá thời hạn Dũng không trả và cứ khất lần tháng này qua tháng khác. Để buộc Dũng trả nợ, ngày 30/11, ông Gia rủ Vũ Thế Hiền (45 tuổi), ngụ khu phố 2, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) – Hiền có một tiền án 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích và 2 người bạn của Hiền (chưa rõ lai lịch) là người tỉnh Quảng Ninh đến nhà Dũng ở xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) “rủ đi nhậu” rồi bắt giữ đưa về địa điểm trên yêu cầu gia đình Dũng trả nợ.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục xử lý ông Hà Xuân Gia về hành vi bắt giữ người trái pháp luật; đồng thời tổ chức lực lượng truy bắt Vũ Thế Hiền và những đối tượng còn lại
Theo CAND
Thuốc trị "tín dụng đen" của ngành công an
Hoạt động "tín dụng đen" trước đây chỉ tập trung ở các thành phố, thị xã, nay đã lan xuống các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Làm thế nào để ngăn chặn được tình hình này?
Cứ vay nợ là bắt giữ người trái pháp luật
Ngày 23/7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP. Hà Nội đã phối hợp với công an quận Hai Bà Trưng điều tra làm rõ vụ bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ. Cơ quan điều tra đã bắt 5 đối tượng, gồm: Dương Thị Sáu (SN 1974); Nguyễn Văn Đức (SN 1988), đều trú ở thôn Sài Khê, Sài Sơn, Quốc Oai; Phan Văn Tùng (SN 1982, ở Liên Thành, Yên Thành, Nghệ An, tạm trú tại thị trấn Tây Đằng, BaVì); Nguyễn Hữu Đạt (SN 1992, trú tại Cầu Bã, thị trấn Tây Đằng, Ba Vì) và Nguyễn Văn Chiến (SN 1985, trú tại Thụy An, Ba Vì, có 2 tiền án).
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, tháng 3/2012, anh Phạm Xuân Nam (SN 1976, ở Công Thành, Yên Thành, Nghệ An, tạm trú tại nhà số 22 ngõ 34, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) có vay của Sáu 24,6 triệu đồng và vay một số người khác với tổng số tiền là 100 triệu đồng.
Do đòi nhiều lần, Nam không trả. Sáu và Đức đã thuê Tùng, Đạt, Chiến và một số đối tượng khác tìm bắt anh Nam để đòi nợ. Khoảng 11h20 ngày 20/7/2012, chúng phát hiện anh Nam đang ngồi uống nước tại quán nhà số 4 ngõ 622 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. Các đối tượng đã ép anh Nam lên xe ô tô, đưa về giữ tại nhà Sáu. Chúng đe doạ ép anh Nam viết giấy vay nợ 100 triệu đồng, yêu cầu anh Nam điện thoại cho người thân đem tiền đến trả thì mới cho về.
Ngày 22/7, chúng đưa anh Nam đến quán cà phê 2 đường La Thành, thị xã Sơn Tây để nhận tiền, thì bị CA bắt giữ.
Những vụ việc bắt người trái pháp luật để đòi nợ, vì nạn nhân nợ không có tiền trả như kể trên không hề ít. Gần như tuần nào cũng có một vụ án liên quan đến vay nợ "tín dụng đen". Gõ từ khóa "bắt giữ người trái pháp luật" trên mạng tìm kiếm Google.com, chỉ trong 0,25 giây cho 14,8 triệu lượt kết quả. Trong đó, đa phần là những vụ đòi nợ không được dẫn đến bắt người để uy hiếp người thân.
Trị cách nào?
Đáng nói, không chỉ bắt giữ người, đã có án mạng liên quan đến "tín dụng đen". Làm thế nào để giải quyết được vấn nạn tín dụng đen là vấn đề gây đau đầu với nhiều người, ngành. Trong buổi giao lưu trực tuyến trên cand.com.vn ngày 27/7, Trung tướng, Anh hùng LLVTND Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an cũng đã có những chia sẻ về vấn nạn tín dụng đen.
Theo Trung tướng Phan Văn Vĩnh, thời gian qua, "tín dụng đen" phát triển và bùng phát nhiều vụ vỡ nợ với số tiền lớn, kéo theo sự gia tăng hoạt động của tội phạm đâm thuê, chém mướn, siết nợ, đòi nợ thuê... gây phức tạp tình hình ANTT. Dư chấn của cơn bão "tín dụng đen" năm 2011 đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều nhà đầu tư, người dân, đặc biệt là các nhà đầu tư bất động sản, chứng khoán, vàng...
Trung tướng Phan Văn Vĩnh
Nhiều nhà đầu tư bất động sản lớn đã lâm vào tình trạng khuynh gia bại sản thậm chí đã bị bắt giam, xử lý phải đi tù vì vỡ nợ do vay "tín dụng đen". Thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư đã vay nóng với mức lãi suất 2.000-3.000 đồng /triệu đồng/ngày để đầu tư bất động sản, kinh doanh vàng... sau đó đã buộc phải bán tống bán tháo để trả nợ vay. Đáng chú ý là hoạt động "tín dụng đen" trước đây chỉ tập trung ở các thành phố, thị xã, nay đã lan xuống các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa làm cho nhiều người do thiếu thông tin, tham tiền dẫn đến bị lừa hàng trăm tỷ đồng.
Để phòng chống tình trạng trên, Trung tướng Phan Văn Vĩnh cho rằng các cơ quan chức năng cần:
Một là: Rà soát lại các văn bản pháp lý về kinh doanh tiền tệ, nhanh chóng bổ sung những lỗ hổng về pháp lý, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh tiền của các tổ chức tín dụng, kể cả các dạng biến tướng dưới các hình thức... Rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật hình sự về phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm về "tín dụng đen" nhằm xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực này.
Hai là: Tạo điều kiện khơi thông nguồn vốn từ ngân hàng đến người dân và doanh nghiệp; phát triển các tổ chức tài chính quy mô nhỏ để người dân, doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng chính thức khi có nhu cầu về vốn.
Ba là: Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi về hậu quả của "tín dụng đen", giúp người dân hiểu biết hơn, không gửi niềm tin vào những kẻ lừa đảo dưới bất cứ hình thức nào.
Bốn là: Lực lượng Công an tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các vụ vi phạm về "tín dụng đen", các vụ đòi nợ, siết nợ thuê trái pháp luật nhằm răn đe tội phạm.
Theo VNMedia
Thuê xã hội đen bắt cóc đối tác để xù nợ Bán lại hợp đồng san lấp cho cty khác với 1,5 tỷ đồng tiền "lót tay", nhưng đến khi hợp đồng không thực hiện được, bà Nhàn thuê xã hội đen bắt cóc đối tác ép trả nợ khoản tiền nói trên. Các đối tượng tại tòa. Sáng nay, TAND TP Hà Nội mở toà xét xử Nguyễn Thị Nhàn (SN 1957, ở...