Cậu em lớp 2 viết văn bá đạo hở ra là “tố” chị đủ đường
Tuy tả cô chị tham lam, thường nhanh tay chọn phần gà rán to, lúc lại ghê gớm chẳng cho em mượn đồ, còn hay bắt nạt em. Thế nhưng, sự thật của sự thật lại hơi khác…
Sau bài văn tả cô chị tham lam, thường chọn phần gà rán to, cậu học sinh lớp 2 này lại tiếp tục kể thêm tật xấu của chị trong một bài văn khác.
Bài văn kể xấu chị.
Cậu miêu tả: “Chị rất ghê gớm vì mỗi khi em mượn tẩy của chị, chị lại bảo: “Tự đi mà kiếm tẩy”. Em mách mẹ thì chị lại cho mượn luôn”. Hóa ra cô chị này có vẻ không chỉ tham ăn mà còn chẳng chịu nhường nhịn, chia sẻ với em nữa. Nghe thì có vẻ hậm hực nhưng thực ra rất đáng yêu, bởi chính cậu bé đã phải viết: “Dù chị có ghê gớm cỡ nào, em vẫn yêu chị vì chị là chị gái của em”.
Bài văn tả chị gái của cậu học sinh lớp 2 trước đây đã từng tả về chị gái tham ăn luôn nhanh tay chọn miếng gà rán to.
Video đang HOT
Hai bài văn ngộ nghĩnh mà đặc chất anh chị em hay chành chọe này với lời văn tả thực, đáng yêu của cậu bé mặc dù mới chỉ học lớp 2. Liên lạc với mẹ của cậu bé để hiểu thêm “nội tình” về cặp chị em rất đỗi dễ thương này thì được biết những câu chuyện khác.
Mẹ của cặp chị em này là chị Quỳnh Chéc, chị cho biết mặc dù hay tố chị là ghê gớm và đanh đá nhưng thực ra cậu bé tên Bo này rất yêu quý chị của mình là chị Nghé. 2 chị em ở nhà chí choé suốt ngày nhưng đi học về hay mới ngủ dậy, câu đầu tiên bạn ấy hỏi mẹ là “Mẹ ơi chị Nghé đâu rồi”, hoặc về đến nhà là “Chị ơi, Bo chào chị”. Tính của Bo rất điềm đạm, chắc chắn. Còn chị tuy bị em “tố” nhưng chị rất yêu thương em, biết chăm sóc cho em, tối vẫn cắt móng chân cho em như thế này.
Chị em tố nhau nhưng rất yêu thương nhau.
Về loạt bài văn của Bo, mẹ Quỳnh cho biết: “Văn của bạn ấy mẹ cũng ngạc nhiên vì bao giờ cũng có điểm nhấn. Có bài tả chị, bạn nhỏ dùng lặp lại 2 lần từ ghê gớm, mẹ bảo như thế nghe lại ghê gớm quá, bạn ấy liền đổi 1 từ là đanh đá. Trong bài của bạn vẫn có nhiều “sạn” như có rất nhiều từ “rất” trong bài nhưng mẹ nghĩ bạn cũng mới lớp 2, chưa thể làm văn 1 cách hoàn chỉnh được nên mẹ chấp nhận điều đó. Tất cả câu chuyện bạn viết như kể lại sự thật, vì nó đã diễn ra. Tự bạn kể lại theo cách bạn nhớ thôi”.
Nhưng đang có một điều làm mẹ Quỳnh buồn là bài của bạn khi nộp cô, những từ “đắt” thì thường bị cô sửa, ví dụ từ “tham lam” mà bạn tả chị, cô dẹp ngay. Cô bảo không được nói thế mà nên sửa thành “vì chị yêu thích món gà rán”. Cô bắt sửa như thế làm mẹ buồn mất mấy giây vì mất đi tính thơ ngây và góc nhìn hồn nhiên của trẻ con.
Mẹ của cặp chị em này cũng cho biết: “Nhiều cô vẫn hướng theo văn mẫu mà mẹ thường thì để bạn tự do sáng tạo theo ý bạn. Có chăng về câu từ, nếu cần mẹ giúp để không bị dùng lặp lại nhiều từ và ngắt câu cho hợp lý hơn. Còn đâu mẹ cũng không nghĩ được như bạn ấy”.
Ngoài cách viết văn rất sắc mà vẫn giữ được sự hồn nhiên của trẻ thơ, cậu bé này còn có thể vẽ tranh biếm họa cũng rất tốt, vì bố hay cầm điện thoại nên cậu phác họa về bố trông rất kỳ quặc.
Phác họa chân dung bố.
Còn chị gái bạn ấy phác họa chân dung ngồi học bài tóc tai loà xoà thường xuyên bị mẹ nhắc nên cậu em vẽ chị luôn ở góc nhìn này.
Chân dung chị gái.
Tuy viết văn tả thực như thế nhưng Bo thực ra là một cậu bé rất tình cảm và cực kỳ yêu quý chị, có cái gì ngon cũng để dành phần chị chứ không khi nào ăn hết bao giờ.
Mẹ của cậu bé này cũng cho biết thêm gia đình mình thuộc tuýp hạn chế tivi, máy tính và các thiết bị hightech. Cuối tuần, bố mẹ thường tranh thủ đưa Bo và Nghé ra ngoài trời chơi để sức khỏe tốt hơn và các bạn dành thời gian quan sát thế giới bên ngoài. Có lẽ đấy cũng là 1 phần tác động đến những bài văn đáng yêu của con.
Khoe cháu có bí quyết chống cận "chất lừ", chú bị dân mạng mắng ngược vì nguy cơ nguy hiểm khác
Những hình ảnh ghi lại cảnh một cậu bé chăm chí học hành đang trở thành đề tài tranh luận khá gay gắt trên các diễn đàn.
Câu chuyện rèn cho con trẻ có tư thế chuẩn khi ngồi được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm, chú ý. Trẻ nhỏ vì nhiều tật xấu mà hình thành nên những căn bệnh như cận thị, gù lưng... Bởi vậy, nhiều người lớn đã tìm ra các phương thức để hạn chế những nguy cơ tổn hại sức khoẻ này. Tuy nhiên, chẳng phải những cách thức họ tìm ra đều chính xác.
Mới đây, một thanh niên khoe ảnh cháu lên mạng xã hội. Theo đó, vì cháu còn nhỏ lại sợ cận thị nên bố cháu đã làm một vòng dây quanh đầu. Khi cháu ngồi học, vòng dây ấy sẽ có mức giới hạn, khiến bé không thể cúi thêm được nữa. Mắt và sách vở sẽ cách một khoảng nhất định, không bị quá gần.
Em bé và vòng dây chống cận được sáng tạo cho.
"Hôm nay về quê thấy bố nó thiết kế quả học chồng cận cho đứa cháu", nam thanh niên khoe.
Ấy thế nhưng lời khoe của anh đã khiến dân mạng mắng ngược ngay sau đó vì có vấn đề. Cách thức này có thể giúp bé không cận thị nhưng lại có thể mắc chứng gù lưng. Vì muốn thoải mái nhất với vòng dây hạn chế trên đầu, bé sẽ thay đổi tư thế ngồi sao cho thoải mái nhất, dẫn đến nguy cơ lưng gù.
"Cận không bị thì lại bị gù lưng, vôi hóa đốt sống cổ. Điều cần thiết bây giờ là đi mua cho cháu nhỏ bộ bàn ghế ngồi học cho phù hợp và tử tế đi đã. Ngồi như thế cháu chẳng thoải mái lại mắc vấn đề về xương thì quá khổ", một dân mạng bình luận.
"Nhìn dáng ngồi của cháu quá khổ sở, bố cháu lại làm cái vòng lên đầu như thế thì ai còn cảm hứng học nữa. Người chú nên khuyên bảo lại anh chị đi, thấy cháu ngồi như thế mà còn chụp ảnh đăng lên nữa", dân mạng khác nhận xét.
Nhật Hạ
Vợ muốn quay clip đăng TikTok và màn tấu hài bằng máy sấy của chồng: Cuộc đời chỉ cần một người điên khùng cùng mình cũng thấy hạnh phúc! Có ai mong lấy được anh chồng sẵn sàng chiều theo bất kỳ sở thích nào của vợ không? 'Khi một người phụ nữ gặp được người đàn ông tốt, cả đời này cô ấy chẳng cần trưởng thành' - câu nói này chẳng xa lạ gì đối với hội chị em phụ nữ và ai khi lấy chồng cũng đều mong muốn...