Câu đố tiếng Việt: Vì sao nói ‘Phận gái mười hai bến nước’?
Đố bạn biết được nguồn gốc của thành ngữ ‘ Phận gái mười hai bến nước’?
Trong kho tàng tiếng Việt, chúng ta bắt gặp nhiều thành ngữ, tục ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng ít ai biết được nguồn gốc sâu xa của nó. Ví dụ như chúng ta thường hay nghe câu hát: “Mẹ ơi, phận gái mười hai bến nước, biết bến nào trong, biết sông nào đục”. Vậy thành ngữ “Phận gái mười hai bến nước”? bắt nguồn từ đâu và tại sao lại là “mười hai” chứ không phải một số khác?
Có ý kiến cho rằng “mười hai bến nước” chính là mười hai con giáp trong tử vi. Tuy nhiên, không có tài liệu chính thống nào ghi nhận điều này.
Cũng có người cho rằng, “mười hai” ở đây là mười hai cương vị trong xã hội xưa. Tác giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ trong Việt Nam tự điển cũng giảng: “Mười hai bến nước: Mười hai hạng người trong xã hội, sang hèn khác nhau, mà dầu muốn dầu không, mỗi người con gái đều phải nhận một người để làm chồng” , bao gồm:
1. Sĩ – học trò.
2. Nông – người làm ruộng.
3. Công – người thợ.
4. Thương – người buôn bán.
5. Ngư – người đánh cá.
6. Tiều – người đốn củi.
7. Canh – người trồng tỉa.
8. Mục – người nuôi con vật.
9. Công – quan tước có công.
Video đang HOT
10. Hầu – quan tước có hầu.
11. Bá – quan tước có bá.
12. Tử- quan tước có tử.
Cách giải thích này thoạt nghe có vẻ xuôi tai, hợp lý nhưng thực tế lại không phù hợp vì các hạng người này đã bao hàm lẫn nhau. Chẳng hạn, “người trồng tỉa” cũng có nét bao gồm “người làm ruộng”. Và “công, hầu” thì cũng là “kẻ sĩ”.
Học giả An Chi thì cho rằng “mười hai bến nước” này tương ứng với thập nhị nhân duyên trong nhà Phật, bao gồm vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, hữu, thủ, sinh, lão tử. Tuy nhiên, khó có thể đồng tình được rằng tác giả dân gian lại sử dụng những khái niệm mang tính “chuyên môn” như vậy.
Còn trong Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của lại giải thích như sau: “Con gái mười hai bến nước: Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu. May thì được nhờ, rủi thì chịu, tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần” . Như vậy, theo quan điềm này, con số “mười hai” thực chất chỉ là để cho vần “phận gái – mười hai” mà thôi. Cách giải thích này có phần hợp tình, hợp lý hơn cả.
Trong kho tàng Tiếng Việt còn nhiều câu thành ngữ có nguồn gốc thú vị như:
- “Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”: Nhằm chỉ việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho người xấu phản chủ, rắp tâm hãm hại người trong gia đình. Câu thành ngữ là lời cảnh báo, nhắc nhở chúng ta cần cẩn trọng trước người ngoài, đừng vì lòng thương mà sẵn sàng giúp đỡ người khác để bị họ lợi dụng, hãm hại.
- “Rồng đến nhà tôm”: Sở dĩ có yếu tố “rồng” và “tôm” xuất hiện vì thành ngữ này vốn bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian từ xa xưa. Đây là một câu chuyện ý nghĩa về tình bạn. “Rồng” ở đây chỉ cá chép, sau khi đã đỗ đạt, ở vị thế cao sang nhưng vẫn nhớ tình xưa nghĩa cũ. Còn “tôm” thì không hề tự ti, mặc cảm về xuất thân hay hoàn cảnh mà vẫn trân trọng tình bạn này. Ấy là lối ứng xử văn hóa mang đậm tình người.
- “Nghèo rớt mồng tơi”: Ở đây, “tơi” không phải là loại rau mồng tơi như chúng ta vẫn nghĩ. “Tơi” là một loại áo mặc đi mưa vào thời xưa.
Câu đố tiếng Việt: 'Trái gì dễ bị ghét?', đáp án tưởng hóc búa lắm, nghe xong mới ngã ngửa
Bạn có hình dung ra 'trái gì mà bị ghét' đến vậy không? Bạn mất bao lâu để giải nghĩa câu đố Tiếng việt này?
Kho tàng Tiếng Việt vốn luôn giàu đẹp và ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Chính vì vậy, những trò chơi dân gian liên quan đến câu đố như đố chữ, đố từ,... vừa giúp người chơi giải toả căng thẳng, nâng cao tư duy với tốc độ nhanh chóng, luôn được nhiều người yêu thích và săn đón.
Nếu là fan hâm mộ của những câu đố chữ, chắc hẳn, bạn không thể bỏ lỡ chương trình Nhanh như chớp - nơi tổng hợp những câu hỏi xoay quanh nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau.
Trong chương trình Nhanh như chớp mùa 4 tập 8 phát sóng tối qua, chương trình đã đưa ra câu hỏi khiến người chơi phải 'toát mồ hôi hột'.
Câu đỗ chữ mà MC Trường Giang đưa ra có nội dung như sau:
'Trái gì dễ bị ghét?'
Giải nghĩa xuôi của câu đố, người chơi loay hoay kể tên các loại trái cây nhưng không tài nào tìm ra đáp án đúng. Trong lúc rối trí, người chơi đã trả lời là: 'Trái đắng'. Tất nhiên đáp án này là không chính xác.
Bởi lẽ, đây là một câu đố chữ khá thú vị. Đáp án được chương trình đưa ra là: 'Trái tính trái nết'. Câu đố này quả thật không quá khó, nhưng để đưa ra được đáp án chính xác, cần tổng hợp vốn từ vựng rất nhiều.
Cho những ai chưa biết: Trái tính trái nết (hay trái chứng trái nết) là câu thành ngữ trong tuyển tập thành ngữ dân gian.
Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Trái tính trái nết là câu thành ngữ chỉ những người tính khí thay đổi, trở nên khó tính, gây khó chịu cho những người xung quanh.
Ta dễ bắt gặp những người 'trái tính trái nết' trong môi trường công sở. Đó có thể là những người ngạo mạn, bảo thủ, không dễ dàng tiếp thu ý kiến của người khác. Đó cũng có thể là những người hay than vãn, thích đổ lỗi và thích nói xấu người khác,... Đó cũng có thể là những người thân quen xung quanh chúng ta có lỗi giao tiếp, ứng xử chưa được khéo léo, kĩ năng giao tiếp còn chưa tốt.
Hãy tự trang bị cho mình những kĩ năng sống nhất định, để có thể khôn khéo làm việc, giao tiếp với những người trái tính trái nết, và không tự biến mình thành kẻ khó ưa nhé!
Một số câu hỏi học búa không kém trong chương trình Nhanh như chớp tuần này có nội dung như sau:
Trái gì ngủ say nhất?
Đáp án: Trái mơ.
=> Trái gì dễ bệnh nhất?
Đáp án: Trái gió trở trời.
=> Cái gì nghe tên tưởng tan vỡ nhưng vẫn vẹn nguyên?
=> Đáp án: Cái bể.
Ở nước Anh, tháng nào có tháng may mắn?
=> Đáp án: May.
Loại vật nào hay lên mạng nhất?
Đáp án: Mạng nhện.
Bé bảy khóc vì bị người yêu đá, hỏi bé Bảy bị gì?
=> Đáp án: Thất tình.
Bé Bảy khóc vì bị đuổi việc, hỏi bé Bảy bị gì?
=> Đáp án: Thất nghiệp.
Câu đố Tiếng Việt: Vì sao lại gọi 12 là 'tá'? Đây là một câu đố thú vị, cực kỳ am hiểu kiến thức mới đoán đúng. Tiếng Việt được nhiều người đánh giá là ngôn ngữ giàu đẹp, đa dạng và cũng khó học bậc nhất. Cùng chỉ một sự vật nhưng có nhiều cách để biểu thị. Chẳng hạn như trong cách gọi số đếm, chúng ta thường gọi theo nhiều cách...