Câu đố Tiếng Việt: Vì sao lại nói là “TẦM THƯỜNG”
Có bao giờ bạn thắc mắc nguồn gốc của từ “tầm thường” không?
Trong ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ viết, có nhiều từ/cụm từ được sử dụng phổ biến nhưng ít người biết đến nguồn gốc sâu xa. Chẳng hạn như các cụm từ sau: Con ông cháu cha, giời leo, chuột rút, vọp bẻ, ông xã – bà xã,… Và “tầm thường” cũng là một từ nằm trong số đó.
Thông thường, chúng ta hiểu “tầm thường” là không có gì đặc biệt. Trong Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa như sau: “Tầm thường: Hết sức thường, không có gì đặc sắc (hàm ý chê). Ví dụ: Thị hiếu tầm thường”. Tuy nhiên, đây không phải là nghĩa gốc của từ “tầm thường”. Nguồn gốc của từ này không hề tầm thường một chút nào.
Nguồn: Tiếng Việt giàu đẹp.
“Tầm” và “thường” vốn là những đơn vị đo độ dài xưa. Hán Ngữ Đại Từ Điển có giảng: “Tầm thường” bắt nguồn từ các đơn vị đo độ dài cổ. Trong đó, 8 thước là 1 tầm; 16 thước là 1 thường. Từ đó, người xưa đã dùng quen từ “tầm thường” để nói về kích cỡ ngắn, nhỏ. Sau này mở rộng nghĩa ra để chỉ những thứ bình thường, phổ thông hay không nổi bật.
Video đang HOT
Từ thời Xuân Thu đến thời nhà hán quy định: 8 thước là 1 tầm; 16 thước là 1 thường. 1 tầm khoảng 1,6 – 1,84m và 1 thường khoảng 3,2 – 3,68m.
Tóm lại, “tầm thường” được ghép từ các đơn vị đo độ dài cổ là “tầm” và “thường”, vốn để chỉ kích cỡ nhỏ hay những điều bình thường. Sau đó, từ này mang hàm ý chê, được người Việt sử dụng rộng rãi.
Ngoài ra, có một số cụm từ được dùng phổ biến có nguồn gốc thú vị như:
Nghèo rớt mồng tơi: Không phải là loại rau mồng tơi như mọi người vẫn nghĩ. Ở đây, từ “mồng tơi” là bộ phận của chiếc áo tơi.
Chuột rút: Đây là một cách nói bắt nguồn từ phương Tây, dựa trên sự đồng âm của “chuột” và “bắp thịt”. Trong miền Nam, hiện tượng này còn được gọi là “vọp bẻ”.
Ông xã, bà xã: Xuất xứ của chữ “xã” dùng để gọi vợ hoặc chồng chỉ người tâm phúc, cùng chí hướng. Tình cảm đó chỉ vợ với chồng mới có được. Trong Tiếng Hán, chữ “xã” bao gồm chữ “thần” (tức là tình cảm, tâm linh) kết hợp với chữ “thổ” (tức là đất, chỉ tài sản và vật chất). Triết học phương Đông xem mỗi con người là một thế giới, cần phải hội tụ cả tâm linh lẫn vật chất.
Mít ướt: Vốn là tên của một loại mít có múi mềm nhão. Về sau, được dùng để chỉ những người hay khóc.
Câu đố tiếng Việt: "Nhà nào LẠNH LẼO nhưng ai cũng muốn tới?" - Đáp án quá dễ nhưng nhiều người vẫn phải chào thua
Câu đố tiếng Việt này là một thử thách thực sự cả với những người thông minh.
Không khó để tìm kiếm một chương trình hay cuộc thi về tiếng Việt trên truyền hình hiện nay. Ngay cả ở ngoài đời sống, trong những cuộc vui chơi thì các câu đố tiếng Việt cũng thường xuyên xuất hiện. Bởi lẽ, những câu đố này luôn có một sức hút nhất định, bên cạnh đó còn làm khó rất nhiều người giỏi tiếng Việt, đôi khi còn phải chịu bó tay nữa ấy chứ.
Đặc biệt với những câu hỏi chỉ cần thay đổi một chút đề bài là đã trở thành một câu hỏi khó. Chẳng hạn như với câu hỏi hack não dưới đây:
Nhà nào lạnh lẽo nhưng ai cũng muốn tới?
Nguồn: Nhanh Như Chớp
Nói đến "lạnh lẽo" thì ai cũng nghĩ đến một nơi có nhiệt độ thấp, gây cảm giác lạnh do thiếu hơi ấm xung quanh. Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Nam Cực hay Bắc Cực - nơi có nhiệt độ trung bình rơi vào khoảng - 56 độ F (tương đương với -49 độ C) và -20 độ F (tương đương với -29 độ C).
Tuy nhiên, đây là câu đố mẹo mà dữ liệu chính mà chúng ta cần để ý chính là từ "nhà", do vậy hai lựa chọn kia hoàn toàn không chính xác. Trước câu hỏi này, nhiều người chịu bó tay vì không nghĩ ra nhà nào như thế. Không để khán giả đợi lâu, MC chương trình đã đưa ra đáp án đó chính là: NHÀ BĂNG
Ngân hàng trong tiếng Anh được gọi là "Bank" /bk/, tiếng Pháp là "Banque" /bɑ̃k/đọc gần tương tự như từ BĂNG trong tiếng Việt. Từ nhà băng gần đây ít khi được sử dụng đến, nhưng về cơ bản, nhà băng hay ngân hàng vẫn là nơi mà ai cũng muốn tới, không để chuyển tiền, rút tiền thì cũng vì những mục đích có liên quan đến tiền bạc, tài chính.
Vì Tiếng Việt có rất nhiều từ vay mượn từ tiếng nước ngoài nên với những câu hỏi như này, chúng ta cần có sự tư duy và liên hệ với các sự vật xung quanh ta. Quả thật câu nói "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" không sai chút nào!
Câu đố tiếng Việt: "Một người đàn ông đi dưới trời mưa, cả người ông ta đều ướt trừ tóc. Vì sao?" - Giỏi tư duy lắm mới nghĩ ra đáp án Với câu hỏi tiếng Việt này, cần sự tinh ý và tư duy lắm đấy. Một trong những cách giảm căng thẳng hiệu quả đó là đố mẹo. Thông qua các câu hỏi, người chơi có thể vừa giải stress, vừa rèn luyện trí não cách phản xạ, tư duy nhanh. Ngoài ra, điều này còn giúp chúng ta trau dồi thêm những...