Câu đố Tiếng Việt: Vì sao lại gọi 12 là ‘tá’?
Đây là một câu đố thú vị, cực kỳ am hiểu kiến thức mới đoán đúng.
Tiếng Việt được nhiều người đánh giá là ngôn ngữ giàu đẹp, đa dạng và cũng khó học bậc nhất. Cùng chỉ một sự vật nhưng có nhiều cách để biểu thị. Chẳng hạn như trong cách gọi số đếm, chúng ta thường gọi theo nhiều cách khác nhau: số một – nhất – hạng đầu; số sáu – lục, số bốn – tư – tứ,… Vì vậy, không ít người ngoại quốc “đau đầu” khi học Tiếng Việt. Họ phải mất khoảng thời gian khá lâu mới nắm vững cách sử dụng vốn từ.
Vậy có bao giờ bạn thắc mắc vì sao một số lẻ (không tròn chục) như 12 lại được ưu ái cho cái tên riêng là “tá”? Và từ “tá” này có nguồn gốc từ đâu?
Ảnh minh họa.
Trước hết, số 12 là cách đếm bắt nguồn từ phương Tây. Người La Mã cổ đại khi tính toán thường dùng ngón cái đếm đốt ngón tay trên những ngón còn lại, tổng cộng 12 đốt gom lại thành một nhóm. Từ đó, hệ số 12 ngày càng trở nên phổ biến. Khi khám phá chu kỳ của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, người ta đã chia một năm thành 12 tháng. Các khoảng thời gian còn lại cũng được quy đổi bằng một bội số của 12 (1 ngày bằng 24 giờ, 1 giờ bằng 60 phút, 1 phút bằng 60 giây).
Video đang HOT
Hệ số 12 còn đặc biệt được ưa chuộng ở nước Anh. Họ dùng nó trong cả đo lường, buôn bán và tiền tệ: 12 cá dozen, 12 gross, 12 shilling.
Khi người Anh lập thuộc địa ở khu Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải thuộc Trung Quốc, người dân Trung Quốc đã nhặt chữ “dozen” và phiên âm thành “đả thần” (âm Hán Việt). Sau này, người ta bỏ âm “thần” đằng sau và gọi tắt là “đả”. Chữ này được truyền vào Việt Nam theo bước chân những người Hoa đi buôn, họ đọc chữ “đả” thành “tá”. Thế là Tiếng Việt của chúng ta có chữ “tá” từ khi đó.
Cái hay ở chỗ trong khi người Trung Quốc không mấy khi dùng từ “tá” thì từ này được dùng phổ biến tại Việt Nam. Như phần đầu của ruột non có tên Latin là “duodenum digitorum”, tức là “dài 12 khoát ngón tay”, hay “12 lần bề rộng của ngón tay”. Người Trung Quốc dựa vào đó gọi là “nhập nhị chỉ tràng”. Nhưng người Việt đã vận dụng thông minh từ “tá” để có cách gọi ngắn gọn “tá tràng”.
Đến đây, chắn hẳn các bạn đã hiểu rõ về nguồn gốc của từ “tá”. Kiến thức này quả thật thú vị phải không nào. “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, câu nói của người xưa thật đúng khi nói về Tiếng Việt!
Câu đố tiếng Việt: Vì sao nói "Nước sông không phạm nước giếng"?
Đây là một kiến thức rất thú vị!
"Nước sông không phạm nước giếng" là câu nói quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Câu nói dùng để chỉ việc mỗi cá nhân, tổ chức cần làm đúng phận sự, không nên chen vào việc của cá nhân, tổ chức khác. Tuy được sử dụng rộng rãi nhưng không phải ai cũng hiểu rõ xuất xứ của thành ngữ trên. Câu nói có nguồn gốc ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay ở thông tin phía dưới nhé!
Thực tế, "nước sông không phạm nước giếng" được cho là bắt nguồn từ câu "tỉnh thủy bất phạm hà thủ" của Trung Quốc. Theo trang Bách khoa từ điển Baidu, "nước sông" (hà thủy) và nước giếng (tỉnh thủy) ở đây không phải là nước sông và nước giếng trên mặt đất, mà là từ dùng để chỉ các chòm sao.
Ảnh minh họa.
"Nước giếng" chính là chòm sao Tỉnh (hay còn có tên gọi khác là Tỉnh Tú, Đông Tỉnh). Chòm sao này thuộc "nhị thập bát tú", tức là 28 chòm sao trên bầu trời theo cách chia của người Trung Hoa cổ. Chòm sao này tương ứng với chòm sao Song Tử của Tây Phương và nằm gần dải ngân hà. Còn "nước sông" chính là dải ngân hà.
Về phía Bắc và phía Nam của Tỉnh Tú có 2 chòm sao nổi tiếng là Bắc Hà và Nam Hà. Tương truyền đây là 2 chòm sao bảo vệ dải Ngân Hà. Nếu chúng hoặc dải Ngân Hà gặp vấn đề xấu thì thế giới sẽ có biến cố. Người xưa đã dựa trên sự chuyển động hài hòa giữa Tỉnh Tú, Bắc Hà và Nam Hà để đặt ra câu "nước sông không phạm nước giếng" với nghĩa bóng là mỗi cá nhân, tổ chức cần tự lo chuyện của mình, không xen vào chuyện người khác.
Tóm lại, "nước sông không phạm nước giếng" vốn xuất phát từ cách người xưa dự đoán điểm dữ dựa vào thuật chiêm tinh.
Kiến thức tiếng Việt thật phong phú phải không nào? Qua bài viết, chúng ta được mở rộng vốn hiểu biết về thiên văn học, xã hội học.
Ngoài ra, còn nhiều thành ngữ có nguồn gốc thú vị không kém. Chẳng hạn như:
- "Nuôi ong tay áo": Trước kia, người ta vẫn hiểu thành ngữ này theo nghĩa đen nhưng thật ra, không ai dại mà nuôi ong trong tay áo. "Ong tay áo" ở đây chỉ một loài ong đen làm tổ trên cành cây. Loại tổ ong này xệ xuống như ống tay áo. Tay áo ngày xưa thường được may rộng chứ không gọn gàng như bây giờ. Chính vì vậy, người ta nói "nuôi ong tay áo" vì hình dáng cái tổ của chúng giống như tay áo người.
- "Rồng đến nhà tôm": Sở dĩ có yếu tố "rồng" và "tôm" xuất hiện vì thành ngữ này vốn bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian từ xa xưa. Đây là một câu chuyện ý nghĩa về tình bạn. "Rồng" ở đây chỉ cá chép, sau khi đã đỗ đạt, ở vị thế cao sang nhưng vẫn nhớ tình xưa nghĩa cũ. Còn "tôm" thì không hề tự ti, mặc cảm về xuất thân hay hoàn cảnh mà vẫn trân trọng tình bạn này. Ấy là lối ứng xử văn hóa mang đậm tình người.
- "Nghèo rớt mồng tơi": Ở đây, "tơi" không phải là loại rau mồng tơi như chúng ta vẫn nghĩ. "Tơi" là một loại áo mặc đi mưa vào thời xưa.
Câu đố Tiếng Việt: Vì sao nói 'Rồng đến nhà tôm'? Nếu bạn đoán đúng, chứng tỏ bạn là người am hiểu kiến thức! Trong kho tàng dân gian, có nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, điển ngữ được lưu truyền từ xa xưa. Sau này, chúng đều được sử dụng rộng rãi nhưng ít người biết tới nguồn sâu xa. Chẳng hạn như: "Rồng đến nhà tôm", "Tre già măng mọc", "Chân nam...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ bảo mẫu ép trẻ ăn đầy bạo lực ở Bến Tre: Thông tin mới nhất về cơ sở trông giữ trẻ

Check camera, người mẹ phát hiện con trai bị một bạn nữ làm hành động cực phản cảm ở lớp mầm non: 2 "tối hậu thư" được đưa ra!

Một bài toán tiểu học đơn giản nhưng khiến dân tình xào xáo: Cô hay trò mới là người đúng?

Dáng vẻ của những em bé trong hòa bình: Hạnh phúc trên lưng bố mẹ, giữa không gian cờ và hoa!

Những khoảnh khắc đẹp nhất trong đêm người dân chứng kiến 21 phát đại bác rền vang ở Bến Bạch Đằng

Phóng to clip trong phòng ngủ, cảnh tượng người mẹ ôm con rồi đổ gục xuống giường khiến nhiều người xót xa

Bé gái bị bỏ rơi kèm lời nhắn "cháu khổ quá" đã được mẹ nhận lại

Trúng 3 tờ độc đắc, chủ nhân không tin được vì mua vé số dạo trên đường

Bé sơ sinh bị bỏ rơi bên bụi chuối ở Hà Nội, cơ thể có nhiều vết bầm tím, côn trùng đốt: Ai là người thân liên hệ bệnh viện ngay!

Mẹ bỉm đăng video trích xuất từ camera lớp con, chỉ nhìn thứ này mà dân mạng biết ngay cô giáo có yêu bé không!

Toà lâu đài dát vàng từ phòng khách đến vệ sinh của "đại gia đồng nát" Nghệ An: Đó là loại vàng gì?

Người đàn ông vô gia cư bất ngờ trúng số độc đắc gần 26 tỷ đồng
Có thể bạn quan tâm

Những 'tuyệt chiêu' phối đồ với màu đỏ giúp nàng chinh phục mọi ánh nhìn
Thời trang
10:24:20 18/04/2025
Hotgirl ĐT nữ Việt Nam từng nổi rần rần cõi mạng, nay gây sốc vì "chưa chồng mà có con"?
Sao thể thao
10:23:50 18/04/2025
Mạng 5.5G nhanh gấp 10 lần 5G sẽ tạo ra cuộc đua mới trong viễn thông
Thế giới số
10:20:32 18/04/2025
1 ông lớn công khai cà khịa "chuyến du hành vũ trụ" của Katy Perry, tiện thể "đá đểu" cả Selena Gomez!
Sao âu mỹ
10:20:08 18/04/2025
Thẩm phán Mỹ kết luận Google vi phạm luật chống độc quyền
Thế giới
10:19:09 18/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 18: Nguyên nhận két quả xét nghiệm ADN, bạn gái cũ yêu cầu cưới
Phim việt
10:16:56 18/04/2025
Triệt phá đường dây ma túy, một cán bộ Công an Quảng Ninh hy sinh
Pháp luật
10:14:50 18/04/2025
Jennie - Lisa: Mối quan hệ "bằng mặt không bằng lòng"?
Nhạc quốc tế
10:14:30 18/04/2025
'Thiên đường biển' xanh như ngọc ở Bà Rịa - Vũng Tàu, hợp với ai thích yên tĩnh
Du lịch
09:42:03 18/04/2025