Câu đố Tiếng Việt: ‘Đồng gì có 4 chân?’ Nghe đáp án phì cười bởi chơi chữ quá lắt léo
Bạn mất thời gian bao lâu để đưa ra đáp án trước câu đố này?
Người xưa có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” quả không sai. Bởi hệ thống ngôn ngữ Việt gồm 29 chữ cái và 5 dấu câu đã tạo nên vô vàn câu từ biểu thị thông tin của người nói, người viết. Hệ thống ấy còn tạo ra những câu đố chữ “ hack não”, thách thức tư duy của người dùng Tiếng Việt.
Câu đố chữ luôn là thể loại được nhiều người quan tâm bởi sự thú vị, lôi cuốn, kịch tính. Chẳng hạn như một câu đố chữ trong chương trình Nhanh như chớp dưới đây từng khiến nhiều người… chịu bó tay. Câu đố có nội dung như sau:
“Đồng gì có 4 chân?”.
Nguồn: Nhanh như chớp.
Video đang HOT
Mới nghe xong câu đố, người chơi đứng hình mất vài giây bởi sự tinh quái. Muốn giải được, người chơi cần có tư duy nhanh nhạy, khả năng liên tưởng phong phú cùng vốn ngôn từ đa dạng. Khán giả theo dõi chương trình cũng đành bó tay trước độ khó nhằn của câu đố này.
Đáp án chính xác mà chương trình đưa ra: ĐỒNG NAI.
Rõ ràng, con nai là con vật có 4 chân. Như vậy, “đồng có 4 chân” đích thị là… “Đồng Nai” rồi. Chương trình đã mượn hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong hệ thống ngôn từ Việt để tạo nên một câu đố lầy lội. Nếu bạn đoán đúng đáp án trong thời gian ngắn thì chắc chắn bạn sở hữu chỉ số IQ cực cao.
Tất nhiên, đây chỉ là một câu đố chữ mà thôi, còn thực chất Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh cũ là Long Khánh và Biên Hòa. Đây là tỉnh đông dân thứ 5 cả nước sau TP. HCM, thủ đô Hà Nội, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5907,2 km2. Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước.
Đồng Nai có nhiều khu du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều khách đến tham quan mỗi năm. (Ảnh minh họa)
Tỉnh Đồng Nai có địa hình tương đối bằng phẳng, chia thành các dạng: Địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, đất phù sa và đất cát, nhiều nơi trũng ngập quanh năm. Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa tương phản nhau là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng thời gian kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12.
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như: Kim loại quý, kim loại màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, nước khoáng, than bùn,… Đồng Nai có nghề truyền thống nổi tiếng là gốm sứ. Ngoài ra, tỉnh này còn có nhiều nghề thủ công nghiệp truyền thống khác như: Đan lát, làm bánh đa, gò thùng thiếc,…
Không chỉ vậy, Đồng Nai còn là tỉnh thành có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và các địa điểm du lịch tiềm năng như: Văn miếu Trấn Biên, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch Vườn Xoài, đàn đá Bình Đa, khu du lịch sinh thái Thủy Châu, công viên Suối Mơ,… Trên đây đều là những địa điểm thu hút khách du lịch, được đông đảo mọi người ghé thăm mỗi năm.
Câu đố Tiếng Việt: 'Cái gì có lắm chân tay, đuôi thì chẳng thấy mà có hai đầu?'
Nếu là bạn, bạn mất thời gian bao lâu để đưa ra đáp án cho câu hỏi này.
Trong tập 8, mùa 1 Nhanh như chớp - MC Trường Giang đã đưa ra một câu đố hóc búa nhưng không kém phần thú vị. Câu đố có nội dung như sau:
"Cái gì có lắm chân tay, đuôi thì chẳng thấy mà có hai đầu?".
Nguồn: Nhanh như chớp.
Với câu hỏi này, diễn viên Chí Thiện loay hoay một lúc vẫn không đưa ra được câu trả lời. Không hiểu thứ gì mà có đặc điểm lạ như vậy? Khán giả trong trường quay cũng đành... bó tay trước câu hỏi khó nhằn này.
Nếu bạn chưa có câu trả lời thì có thể tham khảo đáp án mà chương trình đưa ra: CÂY CẦU.
MC Trường Giang giải thích với mọi người rằng: Trong câu hỏi, "chân tay" chính là những trụ của cây cầu, "hai đầu" là hai bên đầu cầu. Và tất nhiên là cầu thì không có "đuôi" rồi. Mọi người chỉ biết kêu "trời" bởi đây là câu đố... quá sức tưởng tượng!
Cây cầu là nối liền hai hay nhiều điểm khác nhau, giúp việc di chuyển giữa các vị trí được thuận lợi, dễ dàng hơn. Cầu là một công trình giao thông được bắc qua: Rãnh nước, dòng suối, hồ, biển, thung lũng hay các chướng ngại vật như: Đường bộ, đường sắt,... đảm bảo cho giao thông được liên tục.
Cầu Trần Thị Lý trên sông Hàn (Đà Nẵng). (Ảnh minh họa)
Dành cho những ai chưa biết thì cầu đã ra đời cách ngày nay rất lâu. Thể thức ban đầu của những cây cầu là tác phẩm của tự nhiên, là khúc cây đổ bắc ngang qua dòng nước. Thời gian đầu, người ta thường làm cầu từ một tấm ván mỏng, cây gỗ đơn, tre, thậm chí là những tảng đá. Các cầu loại này thường không chịu được tải trọng lớn và cường độ giao thông cao.
Cho đến thế kỷ XIX, khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, các cầu bằng sắt rèn, rồi tiến tới bằng thép mới ra đời. Ngày nay, các loại cầu bằng bê tông trở nên phổ biến cùng với cầu thép. Nhịp cầu ngày càng được kéo dài từ vài trăm mét lên đến vài nghìn mét.
Kết cấu cầu là một lĩnh vực thuộc ngành xây dựng, do các kỹ sư và kiến trúc sư thiết kế. Cây cầu bao gồm: Kết cấu nhịp, trụ cầu, móng cầu, lan can, đường ống,... Ở Việt Nam có một số cây cầu nổi tiếng như: Cầu Cần Thơ - cầu dây văng trên sông Hậu nối liền Vĩnh Long với Cần Thơ có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á (550m); Cầu Trần Thị Lý trên sông Hàn (Đà Nẵng) - cầu dây văng có gối trụ lớn nhất thế giới,...
"Con gì BIẾT ĐI nhưng người ta vẫn nói nó KHÔNG BIẾT ĐI?" - Đáp án rất quen nhưng phải nhanh trí lắm mới nghĩ ra! Với những câu đố chữ Tiếng Việt thì phải nghĩ rộng ra mới có được đáp án chính xác. Là một ngôn ngữ khó hơn cả "phong ba bão táp", Tiếng Việt có nhiều cách để khiến những người giỏi nhất, đọc viết nhuần nhuyễn cũng phải ngơ ngác. Trong số đó không thể không kể đến những câu đố dùng sự đa...