Câu đố tiếng Việt: Con gì vừa to vừa nhỏ, vừa ngắn vừa dài, vừa đen vừa trắng?
Bạn đã gặp con gì có những đặc điểm kỳ lạ như trên không?
Con gì vừa to vừa nhỏ, vừa ngắn vừa dài, vừa đen vừa trắng? Câu đố nghe “kỳ dị” này đang làm khó rất nhiều cư dân mạng. Nhiều đáp án được đưa ra, chẳng hạn 1 người cho rằng đó là… con vắt hoặc con giun. Khi di chuyển, nó vươn toàn thân về phía trước, người dài ra, thân được thu nhỏ. Sau đó nó co phần thân sau lại, người to lên và thân ngắn lại. Cứ như thế nó tịnh tiến về phía trước. Cũng có người cho rằng đáp án chính xác phải là con đường.
Còn bạn, trong cuộc sống thường nhật bạn đã gặp con gì có những đặc điểm kỳ lạ như trên không? Bật mí đây là một vật thân thuộc đến không thể ngờ. Đáp án tưởng xa tận chân trời ai ngờ gần ngay trước mắt bởi đó chính là… con mắt.
Con gì vừa to vừa nhỏ, vừa ngắn vừa dài, vừa đen vừa trắng? Bạn đã gặp con gì có những đặc điểm kỳ lạ như trên không? – Ảnh minh hoạ.
Video đang HOT
Con mắt là bộ phận vô cùng quan trọng trên người và động vật. Và rõ ràng, mắt có rất nhiều hình dạng khác nhau: Có to có nhỏ, có ngắn có dài, có đen có trắng. Những đặc điểm tưởng mâu thuẫn nhưng lại cùng tồn tại ở một loại con. Nếu tư duy theo cách thông thường thì tất nhiên bạn không thể đoán ra được câu trả lời rồi.
Cấu tạo và chức năng của mắt khá phức tạp. Chức năng chính của mắt là điều tiết lượng ánh sáng vào mắt và giúp ta nhìn rõ các vật thể dù ở gần hay xa. Con người có thể nhìn thấy được là do mắt liên tục tạo ra hình ảnh và nhanh chóng truyền tín hiệu đến não.
Khi ánh sáng đi vào mắt, sẽ đi qua giác mạc trước tiên. Ánh sáng sau đó đi qua đồng tử, đồng tử có nhiệm vụ điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt. Ánh sáng sau đó đi qua thủy tinh thể của mắt. Thủy tinh thể có nhiệm vụ hội tụ các tia sáng lên võng mạc, nơi nó được thay đổi thành một tín hiệu được truyền đến não bởi các dây thần kinh thị giác. Tín hiệu nhận được và giải thích bởi não như một hình ảnh thị giác.
Một người có 2 mắt nằm phía dưới trán và lông mày, trong hốc mắt của hộp sọ. Mỗi mắt nằm ở hai bên của cầu mũi. Chỉ có khoảng một phần sáu nhãn cầu có thể được nhìn thấy. Phần còn lại của mắt được bảo vệ bởi xương và các mô xung quanh, bao gồm cơ và chất béo.
Phần chính của mắt là nhãn cầu. Nhãn cầu có kích thước đầy đủ khoảng 2,5 cm (1 inch) đường kính vào trước tuổi 18. Ngoài nhãn cầu có nhiều mạch máu. Bên trong nhãn cầu là một chất lỏng trong suốt như thạch, nó giúp hỗ trợ các cấu trúc bên trong và duy trì hình dạng của mắt. Phần bên ngoài của nhãn cầu được chia thành 3 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong: lớp bên ngoài, giữa và bên trong.
Câu đố tiếng Việt: "Món gì uống vào bị ngất?
Đây là thức uống được khá nhiều người yêu thích.
Bên cạnh những câu đố kiến thức, đố mẹo, đố vui thì câu đố chữ trong chương trình Nhanh như chớp luôn được mọi người quan tâm hơn cả. Bởi dạng câu đố này ngoài việc cung cấp vốn kiến thức xã hội còn khiến người chơi có những phút giây được cười sảng khoái. Những câu đố chữ thường nghe rất lạ nhưng khi phân tích để tìm ra lời giải lại vô cùng hợp lý.
Trong một tập phát sóng, chương trình Nhanh như chớp đã đánh đố người chơi bằng một câu đố chữ vô cùng hóc búa. Câu đố có nội dung như sau:
"Món gì uống vào bị ngất?".
Nguồn: Nhanh như chớp.
Thoáng nghe, chắc hẳn nhiều người thắc mắc "Nếu uống mà bị ngất thì còn uống làm gì?", "Đã uống mà bị ngất thì sao mọi người lại yêu thích?". Tuy nhiên, đây chỉ là một câu đố chữ lắt léo mà thôi. Nếu bạn suy nghĩ theo hướng thẳng sẽ không bao giờ tìm ra đáp án. Đối với dạng câu hỏi này, bạn cần suy luận theo nhiều hướng khác nhau, đặc biệt chú ý đến yếu tố ngôn từ cấu tạo nên câu.
MC Trường Giang đã đưa ra gợi ý: "Từ đồng nghĩa với "ngất" là gì? Người miền Nam hay gọi như thế nào?". Đến đây, người chơi lập tức suy đoán và đưa ra đáp án: BẠC XỈU. Đây cũng là đáp án chính xác được chương trình công nhận.
Câu đố chữ này thật thú vị phải không nào? Tuy nhiên, đây chỉ là câu hỏi vui, mang tính giải trí còn uống bạc xỉu không thể bị... ngất được. Bạc xỉu là một loại đồ uống được làm từ cà phê có pha sữa nhưng phần sữa sẽ nhiều hơn so với phần cà phê. Từ "bạc xỉu" xuất phát từ tiếng Quảng Đông và được người Hoa dùng phổ biến trong khu vực buôn bán ở Sài Gòn - Chợ Lớn lúc bấy giờ.
Nếu gọi đầy đủ, thức uống này có tên là xíu phé. Trong đó, "xíu" có nghĩa là một chút và "phé" có nghĩa là cà phê. Nôm na là một loại đồ uống từ sữa nóng có pha thêm một chút cà phê.
Bạc xỉu có thể được xem là loại đồ uống được pha trộn giữa ba nền văn hóa Hoa - Pháp - Việt. Vào thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam (1858 - 1954), người Hoa sống ở miền Nam thường đi sớm kinh doanh hàng quán, kể cả việc mở bán cà phê. Trong thời gian đầu, phụ nữ và trẻ con không quan tâm đến việc dùng cà phê đen và cà phê sữa vì chúng có vị đắng, rất khó uống. Có thời điểm sữa tươi giá thành đắt đỏ nên người ta đã dùng sữa đặc pha với nước nóng để thay thế.
Dần dần, vị đắng gắt của cà phê dường như không còn nữa và thế là bạc xỉu ra đời. Bạc xỉu sử dụng nhiều sữa hơn cà phê, giúp giảm bớt độ đắng và tạo hương thơm đặc trưng cho thức uống này. Dần dần, nhiều người có thói quen thưởng thức bạc xỉu với đồ ăn sáng như: Cháo quẩy, phở, bún, bánh tiêu...
Câu đố Tiếng Việt: Vì sao lại nói là "TẦM THƯỜNG" Có bao giờ bạn thắc mắc nguồn gốc của từ "tầm thường" không? Trong ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ viết, có nhiều từ/cụm từ được sử dụng phổ biến nhưng ít người biết đến nguồn gốc sâu xa. Chẳng hạn như các cụm từ sau: Con ông cháu cha, giời leo, chuột rút, vọp bẻ, ông xã - bà xã,... Và...