Câu đố Tiếng Việt: ‘Cây gì biết bay?’
Đố bạn, đây là cây gì?
Nếu là người thường xuyên theo dõi chương trình Nhanh như chớp, chắc bạn không quên hàng loạt câu đố về các loại cây. Chẳng hạn như: “Cây gì nghe tên đã cảm thấy khỏe?”, đáp án là “cây sung”; “cây gì sinh ra đã bần?”, đáp án là “cây bần”, “tên rõ nên thơ, mình đầy gai góc, cả đời lén lút trốn trong rừng già, là cây gì?”, đáp án là “cây mây”,…
Một câu đố khác về loài cây cũng khiến người chơi “vò đầu bứt tai”. Câu đố có nội dung như sau:
“Cây gì biết bay?”.
Nguồn: Nhanh như chớp.
Nghe xong câu hỏi, người chơi “toát mồ hôi”, ngồi suy nghĩ một hồi mà vẫn không có đáp án. Chương trình chơi chữ thật lắt léo, chắc ai phải tư duy nhanh nhạy mới có thể đoán đúng.
Video đang HOT
Nếu bạn cũng chưa có câu trả lời có thể tham khảo đáp án sau: CÂY PHI LAO. Đáp án thật bất ngờ nhưng khá hợp lý đối với một câu đố chữ.
Cung cấp một số thông tin hữu ích thì: Cây phi lao có nguồn gốc từ Australia và những đảo thuộc phía tây Thái Bình Dương. Người Pháp đã đem loại cây này trồng ở Việt Nam từ năm 1896.
Hiện nay, cây phi lao đã trở thành một trong những loài cây gỗ quen thuộc của Việt Nam. Hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều trồng loại cây này trên các bãi cát ven biển. Nhiều tỉnh miền bắc Việt Nam trồng phi lao làm cây chắn gió, cây ven đường lấy bóng mát, hay trong công viên làm cây cảnh.
Cây phi lao là loài sống lâu, vì thế nó cũng được trồng tạo cảnh (bonsai) có vẻ đẹp và trị giá không thua kém các loài cây nổi tiếng khác.
Cây phi lao. (Ảnh minh họa)
Lá cây phi lao có màu xanh đậm, tuy nhiên cũng có thể ngả sang màu đỏ khi vào mùa thu. Có trường hợp đột biến khác thường lá còn chuyển thành màu trắng. Mùa xuân cũng là mùa khoe sắc của lá và hoa. Khi hoa nở rộ, trông xa lá cây như chuyển thành màu vàng úa. Nét đặc trưng của phi lao là lá liễu thướt tha vi vu theo gió.
Quả phi lao thuộc dạng quả kép. Hạt có khả năng tái sinh mạnh, cây con mọc khỏe và thích nghi với các đồi cát vàng ven biển rất tốt. Cây chịu được mặn, khô và gió, nên rất thích hợp với việc trồng tạo rừng phòng hộ, cố định cát ở các đồi cát ven biển.
Cây phi lao sinh trưởng tốt nhất trên đất cát mới bồi tụ ven biển và đồng bằng; cũng có thể sống được trên đất cát nghèo, đất dốc tụ có tầng dày, độ pH 5,5. Nhưng trên đất quá khô xấu, đất đồi tầng mỏng lẫn nhiều đất đá khiến cây sinh trưởng kém. Lúc này, lá có vàng đỏ, thường biến dạng thành cây bụi, thấp, thân nhỏ, cành loà xoà trên mặt đất hoặc bị chết dần.
Câu đố tiếng Việt: "Món gì uống vào bị ngất?
Đây là thức uống được khá nhiều người yêu thích.
Bên cạnh những câu đố kiến thức, đố mẹo, đố vui thì câu đố chữ trong chương trình Nhanh như chớp luôn được mọi người quan tâm hơn cả. Bởi dạng câu đố này ngoài việc cung cấp vốn kiến thức xã hội còn khiến người chơi có những phút giây được cười sảng khoái. Những câu đố chữ thường nghe rất lạ nhưng khi phân tích để tìm ra lời giải lại vô cùng hợp lý.
Trong một tập phát sóng, chương trình Nhanh như chớp đã đánh đố người chơi bằng một câu đố chữ vô cùng hóc búa. Câu đố có nội dung như sau:
"Món gì uống vào bị ngất?".
Nguồn: Nhanh như chớp.
Thoáng nghe, chắc hẳn nhiều người thắc mắc "Nếu uống mà bị ngất thì còn uống làm gì?", "Đã uống mà bị ngất thì sao mọi người lại yêu thích?". Tuy nhiên, đây chỉ là một câu đố chữ lắt léo mà thôi. Nếu bạn suy nghĩ theo hướng thẳng sẽ không bao giờ tìm ra đáp án. Đối với dạng câu hỏi này, bạn cần suy luận theo nhiều hướng khác nhau, đặc biệt chú ý đến yếu tố ngôn từ cấu tạo nên câu.
MC Trường Giang đã đưa ra gợi ý: "Từ đồng nghĩa với "ngất" là gì? Người miền Nam hay gọi như thế nào?". Đến đây, người chơi lập tức suy đoán và đưa ra đáp án: BẠC XỈU. Đây cũng là đáp án chính xác được chương trình công nhận.
Câu đố chữ này thật thú vị phải không nào? Tuy nhiên, đây chỉ là câu hỏi vui, mang tính giải trí còn uống bạc xỉu không thể bị... ngất được. Bạc xỉu là một loại đồ uống được làm từ cà phê có pha sữa nhưng phần sữa sẽ nhiều hơn so với phần cà phê. Từ "bạc xỉu" xuất phát từ tiếng Quảng Đông và được người Hoa dùng phổ biến trong khu vực buôn bán ở Sài Gòn - Chợ Lớn lúc bấy giờ.
Nếu gọi đầy đủ, thức uống này có tên là xíu phé. Trong đó, "xíu" có nghĩa là một chút và "phé" có nghĩa là cà phê. Nôm na là một loại đồ uống từ sữa nóng có pha thêm một chút cà phê.
Bạc xỉu có thể được xem là loại đồ uống được pha trộn giữa ba nền văn hóa Hoa - Pháp - Việt. Vào thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam (1858 - 1954), người Hoa sống ở miền Nam thường đi sớm kinh doanh hàng quán, kể cả việc mở bán cà phê. Trong thời gian đầu, phụ nữ và trẻ con không quan tâm đến việc dùng cà phê đen và cà phê sữa vì chúng có vị đắng, rất khó uống. Có thời điểm sữa tươi giá thành đắt đỏ nên người ta đã dùng sữa đặc pha với nước nóng để thay thế.
Dần dần, vị đắng gắt của cà phê dường như không còn nữa và thế là bạc xỉu ra đời. Bạc xỉu sử dụng nhiều sữa hơn cà phê, giúp giảm bớt độ đắng và tạo hương thơm đặc trưng cho thức uống này. Dần dần, nhiều người có thói quen thưởng thức bạc xỉu với đồ ăn sáng như: Cháo quẩy, phở, bún, bánh tiêu...
Câu đố Tiếng Việt: "Cá gì khó ăn khó uống?" Đố bạn, đây là loài cá gì? Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ được người ngoại quốc đánh giá là khó học bậc nhất. Từ hiện tượng từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa,... người ta có thể nghĩ ra hàng vạn câu đố "hack não" thử thách người chơi. Vậy nên ngay cả người Việt nhiều khi cũng bó tay...