Cầu đổ sập ngay trước ngày khánh thành
Cây cầu được xây dựng với kinh phí hàng trăm triệu đồng bắc qua sông Phú Thuận (ấp Phú Thuận A, Nhơn Phú, Mang Thít) vừa chuẩn bị khánh thành đã sập. Giao thông đường thủy bị tắt nghẽn khi cây cầu bị sập chắn ngang dòng sông.
Trưa ngày 10/9, khi các công nhân đang di chuyển máy trộn hồ để hoàn thành lớp mặt cầu thì ở giữa cầu có dấu hiệu lún.
Ông Nguyễn Văn Dũng, người dân sống gần đó cho biết: “Hôm đó tôi ra dốc cầu nhìn thì thấy trụ cầu mới xây bị nứt nên gọi mọi người đến xem. Sau đó, các công nhân mang xi măng đến trám cây trụ này lại. Lát sau cây trụ bên kia cũng nứt theo và lún chắn ngang dòng sông, gây tắc nghẽn giao thông đường thủy”.
Lực lượng địa phương đang tháo dỡ phần mặt cầu
Theo chính quyền địa phương, cây cầu này được khởi công xây dựng khoảng 2 tháng nay với tổng chiều dài 32m, rộng 2,5m, vốn khoảng 260 triệu đồng. Nguồn kinh phí xây dựng gồm: 130 triệu đồng do nhà tài trợ ở TPHCM đóng góp, phần còn lại là vốn đối ứng của địa phương. Đơn vị xây dựng là doanh nghiệp tư nhân ở địa phương.
Video đang HOT
Phần mặt cầu ở giữa bị sụp hẳn xuống lòng sông
Nguyên nhân ban đầu có thể do thi công phần móng yếu nên dẫn đến sụt lún. Các trụ cầu đóng xuống đất chỉ sâu khoảng 3m, chưa đến nền đất cứng, trong khi phải chịu lực đến 20 tấn nên đã bị lún.
Cây cầu được tháo dỡ để xây mới
Ông Phan Văn Nết, Chủ tịch UBND xã Nhơn Phú, cho biết, sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương tổ chức lực lượng tháo dỡ phần mặt cầu để ghe xuồng lưu thông. Đồng thời chính quyền cũng làm việc với đơn vị thi công và đơn vị này hứa sẽ xây dựng lại cây cầu mới hoàn toàn trong thời gian tới.
Theo dự kiến, ngày 14/9 tới sẽ khánh thành cầu. Khi đơn vị thi công đang hoàn thiện và chuẩn bị tổ chức lễ khánh thành thì xảy ra sự cố sập cầu.
Minh Giang
Theo dantri
Càng quản chặt, đường càng... lún?
Nhiều cuộc hội thảo đã tổ chức, nhiều chuyên gia đã vào cuộc cùng với sự ráo riết của Bộ GTVT để truy nguyên nhân gây hằn, lún đường nhưng bài toán vẫn chưa có câu trả lời.
Công nghệ cao, chất liệu tốt, làm đúng quy trình nhưng đường vẫn cứ lún?
Cao tốc hiện đại, đắt tiền cũng hằn, lún
Chưa bao giờ, tình trạng hằn lún đường lại nhức nhối như hiện nay. Tình trạng này xảy ra trên hầu hết các tuyến đường, từ những tuyến đường cao tốc hiện đại mới đưa vào sử dụng như QL3 Hà Nội- Thái Nguyên, cao tốc Nội Bài- Lào Cai, QL1, QL5...đến mặt cầu cũng xuất hiện hằn, lún như mặt cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì, đường Vành đai 3 trên cao... Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đặt vấn đề, tất cả các đơn vị đều báo cáo, công nghệ áp dụng đúng, đang làm đúng theo tiêu chuẩn thế giới, nhưng đường vẫn lún. "Chúng ta chưa tìm được ra nguyên nhân cũng như chưa có một giải pháp nào hiệu quả để khắc phụ triệt để vấn đề nhức nhối này". Cũng theo ông Đinh La Thăng: "Một số nhà thầu thi công đưa kiến nghị công nghệ mới, tỷ lệ phối trộn mới cũng như nhựa đường nhập từ Singapore. Nhưng, một số doanh nghiệp thiếu tự tin về điều này vì không đảm bảo được đường có tiếp tục lún hay không".
Ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ GTVT phân tích nguyên nhân, về chủ quan, do đơn vị thi công chưa kiểm soát được cốt liệu đầu vào. Trong khi đó, giải pháp thiết kế lại không linh hoạt giữa các vị trí đường, điều kiện thời tiết khí hậu. Dùng một loại kết cấu áo đường áp dụng cho tất cả các loại đường, trên các vùng miền, điều kiện địa chất. Ngoài ra, Vụ trưởng Vụ KHCN cũng đề cập đến một vấn đề nhức nhối là xe quá tải. Thống kê đoạn Hà Nam- Thanh Hóa, tỷ lệ xe quá tải lên tới 23%, trong đó phần lớn là xe quá tải đến gần 3 lần tải trọng cho phép.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông Trần Xuân Sanh bổ sung: "Vài năm trở lại đây có sự nở rộ của các đơn vị thi công bê tông nhựa mà không hoặc có rất ít kinh nghiệm".
Nguyên nhân sâu xa vẫn là con người
Ngoài các nguyên nhân trên ông Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng: "Xây dựng quy trình, quy phạm thi công cũng là con người, thiết kế cũng con người, thi công và giám sát cũng do con người. Nguyên nhân sâu xa vẫn là yếu tố con người". Trong khi đó, khâu tư vấn thiết kế cũng như tư vấn giám sát giao thông hiện quá yếu kém. Tư vấn giám sát thì đa số mới thành lập, trình độ chuyên môn còn hạn chế.
GTVT là ngành tiêu nhiều tiền của dân nhất, vì vậy phải tiêu sao cho hiệu quả, xứng với đồng tiền. Chúng ta đẩy nhanh tiến độ công trình nhưng phải đảm bảo chất lượng", ông Đinh La Thăng đặt vấn đề. Theo lãnh đạo Bộ GTVT: "Phải kiểm tra chất lượng chuyên môn, đạo đức của tư vấn giám sát, tránh tình trạng không làm mà chỉ tìm cách móc nối với nhà thầu đòi chia chác. Tôi sẽ lần lượt làm việc với tất cả các Ban QLDA, các đơn vị này mà làm nghiêm, làm chặt thì không có chuyện chất lượng kém". Với những quyết tâm cũng như sự vào cuộc ráo riết, ông Đinh La Thăng đề nghị các đơn vị từ nay đến cuối năm phải tìm ra được nguyên nhân gây hằn, lún, trượt mặt đường cũng như đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó, xe quá tải cũng phải được xử lý rốt ráo vào cuối năm.
"Tất cả những dự án, công trình giao thông gần hết hạn bảo hành Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông phải kiểm tra, đánh giá chất lượng. Phát hiện vấn đề phải yêu cầu nhà thầu tự bỏ kinh phí ra xử lý, tránh tình trạng, đường vừa hết hạn bảo hành thì cũng hư hỏng, xuống cấp. Nếu có tuyến đường, công trình nào như vậy, anh Sanh (Trần Xuân Sanh) phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm", ông Đinh La Thăng yêu cầu.
Theo ANTD
Cầu mục nát "cõng" hàng trăm lượt người mỗi ngày Những cây cầu được làm tạm từ các cọc gỗ, tre mục nát, buộc lại với nhau bằng những sợi thép, lốp xe đạp. Trên mặt cầu lát bằng những tấm ván, tre, luồng xộc xệch... Nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt người "liều mình" đi qua những cây cầu này. Cầu Vạn bắc qua sông Hoàng, đoạn chảy qua xã...