Câu đố mẹo nhận đến 14 ngàn lượt like, dân tình “lội comment” và tìm được đáp án dị, đúng vẫn đúng mà buồn cười vỡ bụng
Trên 1 hội nhóm, 1 câu đố mẹo được đặt ra và thật bất ngờ nó đã hút đến 14 ngàn lượt like.
Nhiều người tò mò đọc comment vì muốn xem lời giải đúng là gì, nhưng bất ngờ hơn nó lại có nhiều đáp án đến thế…
Câu hỏi được đưa ra như sau: “Chỉ được thêm 1 nét. Làm sao để có kết quả đúng? Ai làm được thì chứng tỏ thông minh hơn học sinh lớp 5 luôn”. Kèm với câu đó là 1 hình ảnh cho 1 phép tính có vẻ quá xa rời thực tế: 5 5 5= 550.
Phép đố mẹo rất “khoai”, không phải ai cũng dễ dàng tìm được đáp án.
Nhiều người không tự tìm ra được đáp án tất yếu đã lội comment để tìm lời giải và khá bất ngờ rằng có nhiều đáp án được đưa ra khác nhau. Ngoài đáp án đúng kiểu truyền thống, còn những đáp án đúng kiểu hiện đại vì nó được phá cách đến cười đau cả ruột.
Và giờ hãy xem các đáp án của các người chơi đưa ra nhé:
Đây là đáp án kiểu truyền thống:
Đây là đáp án đúng được nhiều người đưa ra nhất: 5 545=550 hoặc 545 5=550.
Video đang HOT
Còn đây là những đáp án… biến tấu mà vẫn đúng:
Nếu mà bí quá thì 1 nét đỏ…
… hoặc 1 nét đen.
Cũng 1 nét, chỉ là… thừa 1 chữ số 0 thôi.
Một nét kiểu khác mà vẫn… đúng mới ghê chứ.
Nhiều người lội comment đã cười hỉ hả vì những cách “chơi khôn” của hệ người lớn láu cá. Thậm chí không ít người lớn vỗ ngực đầy tự hào và hãnh diện: “Mình vẫn khôn hơn đứa lớp 5 rồi phải không?”.
Dù phép đố mẹo này có lẽ cũng không phải là 1 bài của học sinh lớp 5 nhưng thế mới biết, là dù bạn nhiều lúc cứ chê lũ trẻ rằng học dốt, rằng xưa kia “bố (mẹ) mày học hành đâu có đến nỗi nào mà con cái giờ thì…” phải nghĩ lại.
Lũ trẻ ngày nay học hành kiến thức cao siêu hơn chúng ta rất nhiều nên để cập đến mức điểm 10 dễ ợt như bố mẹ nó ngày xưa hẳn không phải dễ. Nhiều bài toán của học sinh lớp 2 thôi mà đã khiến bố mẹ chúng thở không ra hơi rồi ý, trong khi lũ trẻ thì lại nhanh nhẹn hơn nhiều.
Và giờ được quay trở lại thế giới tuổi thơ bằng 1 phép toán đố mẹo như thế này có lẽ phụ huynh không chỉ thích thú mà còn biết thương con cái mình hơn mà giảm bớt sự kỳ vọng không đáng có, vô hình tạo áp lực cho lũ trẻ.
Bài toán lớp 1 "cho khoai, bắt tính gạo" tưởng dễ ăn, nhưng khi phân tích lại siêu khó, đến giáo viên cũng chưa chắc giải được
Toán lớp 1 tưởng "dễ ăn" nhưng hóa ra cũng phức tạp phết.
Toán Tiểu học thường được nhận xét là đơn giản, chỉ cần cộng trừ nhân chia theo quy tắc là được. Nhưng cũng chính vì suy nghĩ đó mà không ít thầy cô đã xem nhẹ việc cho dữ liệu khiến cho bài toán đề bài thì đúng nhưng câu hỏi lại gây hoang mang tột độ.
Như mới đây, một bài toán của học sinh lớp 1 đã gây ra tranh cãi: "Xe thứ nhất chở được 980 tạ khoai, xe thứ hai chở ít hơn xe thứ nhất 250 tạ khoai. Hỏi xe thứ hai chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo".
Đáng chú ý ở phần câu hỏi, đề bài cho tạ khoai nhưng câu hỏi lại bắt tính... gạo?
Phần lớn đều cho rằng chắc hẳn giáo viên đã thiếu sự cẩn thận nên mới ra đề hỏi một đằng, đáp án một nẻo như vậy. Gạo và khoai là 2 dữ liệu không hề liên quan đến nhau nên để muốn ra bài toán có ý nghĩa, vị giáo viên nên đổi lại thành: "Hỏi xe thứ hai chở được bao nhiêu tạ khoai?".
Cũng có một ý kiến cho rằng, đây có thể là câu đố mẹo của cô giáo. Do cụm từ "chở được" nên cũng có khả năng khối lượng gạo sẽ bằng khối lượng khoai. Như vậy ta sẽ tính nhanh được số tạ khoai chở được là 980 - 250 = 730 tạ. Đổi ra đơn vị kg thì ta được đáp án đúng của bài toán 73.000 kg gạo.
Tuy nhiên, đáp án này cũng chỉ áp dụng được trong bài toán, chứ thực tế lại rất vô lý. Vì không ai yêu cầu dữ kiện lạ lùng như vậy. Bên cạnh đó khối lượng riêng của khoai lẫn gạo không giống nhau, khi xếp khoai lên thì sẽ tạo ra nhiều chỗ hở so với gạo. Nên thực tế khối lượng của cả 2 khi xếp sẽ không bằng nhau.
Hoặc nếu vẫn để 2 dữ kiện này thì vô cùng lằng nhằng khi phải có kiến thức liên quan đến khối lượng riêng của gạo và khoai, thể tích của xe thứ 2. So với kiến thức của học sinh cấp 1 thì phức tạp vô cùng. Vậy nên phương án hợp lý nhất vẫn là cho rằng giáo viên đã cho nhầm dữ kiện đề bài.
Một bài toán khác cũng trong trường hợp "đề ra một đằng, câu hỏi một nẻo"
Bên dưới bài viết đã nhận về nhiều bình luận góp ý của dân mạng:
- "Theo tui nghĩ, ý đề bài muốn hỏi là số lượng khoai ở xe hai có thể bán được bao nhiêu tiền và từ đó có thể tương ứng mua được bao nhiêu kg gạo".
- "Do xe chở khoai có khả năng cao sẽ không chở gạo nên rất có thể hỏi là bác lái xe buổi trưa ăn mấy bát cơm để quy ra gạo chăng".
- "Trả lời là 0 kg gạo do khả năng cao xe đã chở khoai thì không chở được gạo nữa".
- "Phải tính thể tích xe thông qua khối lượng riêng của khoai. Rồi từ thể tích đó tính thông qua khối lượng riêng của gạo để ra đáp án. Phức tạp lắm chứ không đùa được đâu".
Con gái mới bập bẹ đã tính nhẩm thoăn thoắt từ phép cộng đến căn bậc hai làm bố "hết hồn", ai nấy xem xong ngã ngửa "Mấy bạn, mình mới phát hiện con gái mình có khả năng tính nhẩm hú hồn", ông bố kể. Ảnh minh họa Dạy con học Toán chưa bao giờ là công việc đơn giản, đôi khi bố mẹ nói một đằng con hiểu một nẻo, loanh quanh cả buổi chưa chốt ra được vấn đề. Tuy nhiên đó là chuyện... xa xôi, khi...