Cầu dân sinh vào các bản nghèo hư hỏng nặng do lũ chưa được khắc phục
Một cây cầu dân sinh đảm bảo việc đi lại cho người dân các bản nghèo vùng biên giới thuộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) bị lũ làm hư hỏng, đứt gãy 2 phía đầu cầu từ cuối năm 2020 đến nay chưa được khắc phục, sửa chửa.
Sự việc đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân địa phương.
Cầu Khe Chai (xã Đông Sơn, A Lưới, Thừa Thiên Huế) thuộc dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) bị hư hỏng nặng sau đợt mưa lũ cuối năm 2020
Cầu dân sinh chậm khắc phục, người dân gặp nhiều khó khăn
Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) là một dự án giao thông quan trọng, do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được giao là chủ đầu tư hợp phần cầu. Dự án được thực hiện nhằm xây dựng cầu dân sinh, đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực dân tộc thiểu số và cải thiện tiếp cận tại các khu vực nông thôn có khả năng tiếp cận thấp, đặc biệt là các khu vực nơi có cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo sinh sống cũng như các nhóm dễ bị tổn thương khác như phụ nữ độc thân và trẻ em; đồng thời tạo đà xây dựng nông thôn mới, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho các vùng miền trên toàn quốc.
Dự án gồm 2 hợp phần chính, gồm: hợp phần đường và hợp phần cầu được triển khai trên địa bàn 50 tỉnh, thành phố.
Thừa Thiên Huế và Quảng Trị là các địa phương nằm trong phạm vi dự án, trong đó riêng Thừa Thiên Huế đã có 16 cầu dân sinh với nguồn vốn gần 60 tỷ đồng được xây dựng từ năm 2017 đến nay. Những cây cầu dân sinh sau khi hoàn thành xây dựng và được bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng đã phát huy được hiệu quả, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng giáp biên giới như huyện miền núi A Lưới. Khi có cầu, tình trạng giao thông chia cắt đã được xoá bỏ, thuận tiện cho đi lại của người dân, nhất là con em học sinh không còn khó khăn trong việc đến trường vào mùa mưa lũ.
Cầu Khe Chai (xã Đông Sơn, huyện A Lưới) bắc qua suối Khe Chai là một trong 2 chiếc cầu thuộc dự án LRAMP trên tuyến đường liên xã, kết nối 3 xã biên giới gồm: Hương Phong, Đông Sơn và Lâm Đớt với trung tâm huyện A Lưới. Cầu có chiều rộng 3,5m, dài hơn 102m bằng bê tông cốt thép, dự ứng lực có tuổi thọ 50 năm, được khởi công xây dựng từ tháng 6/2018 và được bàn giao, đưa vào sử dụng tháng 6/2019, với tổng số vốn hơn 2,3 tỷ đồng.
Theo người dân địa phương, sau hơn 1 năm bàn giao đưa vào sử dụng, cầu không có biểu hiện hư hỏng, sụt lún liên quan đến chất lượng thi công. Tuy nhiên, trong đợt mưa lũ nghiêm trọng xảy ra vào tháng 9, tháng 10/2020, phần nối giữa 2 đầu cầu và đường dẫn đã bị nước lũ cuốn trôi, gây ra tình trạng chia cắt hoàn toàn. Các hạng mục chân khay, tứ nón, đường đầu cầu bị sạt lở, ảnh hưởng đến khả năng khai thác lâu dài của công trình. Phần bê tông ốp dưới chân 2 phía đầu cầu cũng bị vỡ vụn, nước xói sâu tạo khoảng cách lớn giữa cầu và đường dẫn.
Khi cầu bị hư hỏng, chia cắt đã gây khó khăn rất nhiều trong việc đi lại làm ăn của người dân và đến trường của các em học sinh. Các em học sinh cấp 3 xã Đông Sơn phải đi xe đạp đường vòng xa gấp khoảng 3 lần mới đến được Trường THCS và THPT Hương Lâm (xã Lâm Đớt, A Lưới) phía bên kia cầu A Sáp, gần đường HCM. “Cầu bị hỏng, đường bị chia cắt, học sinh và giáo viên khóc ròng luôn”, ông Hồ Văn Tôi, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn nói.
Theo ông Tôi, sau khi nước lũ rút và trước nhu cầu đi lại bức thiết của người dân địa phương, tháng 11/2020, UBND xã Đông Sơn đã trích vốn ngân sách hơn 27 triệu đồng mua gỗ, huy động người dân kết ván, bắc qua phần bị xói lở, sụt lún nối liền cầu với đường dẫn, giúp bà con lưu thông qua lại, nhưng cũng chỉ phục vụ cho người đi bộ, xe thô sơ và xe máy. Ông Tôi cho biết thêm, sau khi cầu Khe Chai xảy ra sự cố, chính quyền xã đã có báo cáo cho huyện A Lưới, sau đó lãnh đạo huyện, tỉnh và chủ đầu tư, đơn vị thi công, các đơn vị liên quan đã đến kiểm tra, hứa sớm khắc phục, sửa chữa. Tuy nhiên, cho đến nay, người dân vẫn phải đi trên cầu tạm và chưa biết đến bao giờ cầu mới được sửa.
Video đang HOT
“Bữa nay bà con đi lại rất là khó, xe cộ đi lại rất là nguy hiểm. Chúng tôi kiến nghị các ban ngành liên quan khẩn trương khảo sát, khắc phục sự cố để người dân yên tâm đi lại”, ông Lê Minh Châu, người dẫn xã Đông Sơn kiến nghị.
“Tuy là có bắc gỗ làm cầu tạm đó, nhưng không biết có chắc chắn không và chắc chắn đến bao lâu? Nếu tình trạng cứ kéo dài mãi, chúng tôi rất lo sợ sẽ có chuyện không hay xảy ra”, ông Hồ Xuân Đang, một người dân khác nêu bức xúc.
Chính quyền xã kết gỗ làm cầu tạm để người dân đi lại
Vốn khắc phục lớn nên phải… đợi
Để có cái nhìn rõ hơn nguyên nhân dẫn đến cầu Khe Chai bị hư hỏng cũng như việc vì sao đến nay chưa được khắc phục, sữa chữa, phóng viên đã làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế, nhà thầu thi công công trình. Theo ông Nguyễn Đình Bảo, Giám đốc Công ty CP Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế, việc cầu Khe Chai bị hư hỏng, sụt lún 2 đầu cầu là do đợt mưa lũ lớn cuối năm 2020. “Những ngày đó nước dâng cao ngập toàn khu vực, trong khi tốc độ dòng chảy mạnh. Mặt khác, do suối Khe Chai có địa hình khúc khuỷu, nước lũ đã làm thay đổi dòng chảy, chảy thẳng vào 2 chân cầu, làm đất, đá bị trôi hết. Khi đất bị xói lở, tạo hàm ếch thì phần bê tông bao quanh cũng bị sụt và dẫn đến vỡ vụn theo”, ông Bảo giải thích.
Trước câu hỏi, liệu chất lượng thi công và thiết kế của cây cầu có là một phần nguyên nhân dẫn đến việc hư hỏng hay không? Ông Đoàn Anh Hải, Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế khẳng định: đơn vị và Công ty CP Xây dựng 939, đơn vị trực tiếp thi công (Nhà thầu phụ có tên) đã thực hiện theo đúng phương án thiết kế của Chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án 4 và Tổng cục Đường bộ Việt Nam) phê duyệt.
Được biết, vào tháng 12/2020, đại diện chủ đầu tư, và các đơn vị liên quan đã đi kiểm tra, khảo sát tình hình thiệt hại, hư hỏng một số cầu, cống thuộc dự án LRAMP do mưa lũ trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Qua khảo sát, thống kê, ghi nhận có 14 cầu, cống tại Quảng Trị và 3 tại Thừa Thiên Huế bị hư hỏng, cần khắc phục, sửa chữa. Hiện nay, để đảm bảo khắc phục cầu, cống bị hư hỏng một cách bền vững, chủ đầu tư đang lập hồ sơ thiết kế trình Tổng cục Đường bộ Việt Nam xin nguồn vốn khắc phục bão lũ hàng năm.
“Đây là sự cố ngoài mong muốn. Tuy nhiên kinh phí để khắc phục, sửa chữa là quá lớn, vượt nguồn kinh phí bảo hành của công trình. Riêng cầu Khe Chai, nếu tính tổng kinh phí bảo hành chỉ hơn 600 triệu, trong khi để khắc phục bảo đảm lâu dài, đồng thời khơi thông dòng cháy của suối để không ảnh hưởng đến chân cầu phải cần hơn 1 tỷ đồng. Do đó, dù rất muốn nhanh chóng khắc phục sự cố để việc đi lại của người dân được an toàn, nhưng chúng tôi cũng buộc phải chờ kinh phí và ý kiến của chủ đầu tư thì mới sửa chữa được”, ông Nguyễn Đình Bảo giải thích.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi cũng đã liên hệ với ông Nguyễn Đình Phúc, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 4 (trụ sở tại TP. Vinh, Nghệ An) về vấn đề trên. Ông Phúc cho biết, số lượng và khối lượng cầu, cống thuộc dự án LRAMP tại các tỉnh miền Trung bị hư hỏng do thiên tai năm 2020 khá lớn, trải dài từ Quảng Bình vào đến Quảng Nam. Vì vậy, việc lập hồ sơ thiết kế khắc phục, sữa chữa phải theo trình tự, khoa học cũng như khi thực hiện phải bảo đảm tính bền vững, lâu dài. Ông Phúc cũng khẳng định việc khắc phục, sửa chữa phải hoàn thành trước tháng 6/2021.
Một số hình ảnh do phóng viên ghi lại:
Nước suối Khe Chai đổi dòng chảy, đâm thẳng vào chân trụ đầu cầu ở phía xã Lâm Đớt
Phần đất nối mố cầu và đường dẫn bị đứt gãy hoàn toàn
Bê tông ốp bên ngoài chân cầu bị vỡ vụn
Sắt thép mỏng manh trong các mảng bê tông bị vỡ
Đầu cầu phía đối diện cũng ở tình trạng tương tự
Việc đi lại của người dân cực kỳ nguy hiểm
Cầu gỗ tạm được bắc qua đoạn đứt gãy không đảm bảo an toàn
Người dân các xã vungg biên giới A Lưới đang từng ngày ngóng đợi cây cầu dân sinh này được khắc phục, sửa chửa
Quảng Trị: Hủy nổ quả đạn pháo nặng gần 900 kg
Quả đạn pháo nặng gần 900kg được người dân phát hiện nằm lộ thiên ở khu vực rừng tràm thuộc xã Linh Trường, huyện Gio Linh (Quảng Trị).
Ngày 14/1, Đội rà phá bom mìn lưu động MAG cho biết đã hủy nổ an toàn quả đạn pháo nặng gần 900kg được người dân phát hiện nằm lộ thiên ở khu vực rừng tràm thuộc xã Linh Trường, huyện Gio Linh (Quảng Trị).
Ảnh minh họa
Sau khi tiếp nhận thông tin, tiến hành khảo sát đánh giá, lực lượng chức năng xác định quả đạn pháo thuộc loại 16 inch HE, nặng gần 900kg, dài 1,62m, đường kính 40,6cm. Quả đạn do tàu hạm đội của Mỹ từ Biển Đông bắn vào đất liền thời chiến tranh còn sót lại.
Qua đánh giá, do quả đạn không đảm bảo an toàn khi di chuyển về bãi hủy nổ tập trung nên buộc phải huỷ nổ tại chỗ.
Quảng Trị là địa phương đang còn nhiều diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn. Trong những năm qua, với sự nỗ lực tự thân và sự giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế, công tác rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả chiến tranh ở Quảng Trị đã có nhiều bước tiến nhất định.
Cầu dân sinh bị cuốn trôi, người dân Kỳ Thịnh băng suối cõng con tới trường Mưa lũ đã cuốn trôi cầu dân sinh tại khu vực Truồng Léc (thuộc tổ dân phố Trường Sơn, phường Kỳ Thịnh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến việc đi lại của người dân nơi đây gặp vô vàn khó khăn. Không có cầu để đi, các phụ huynh đành phải cõng con băng suối để tới trường. Chứng kiến cảnh người lớn...