Cầu đá 3 tầng 2.000 năm còn đứng vững
Dù nước ngừng chảy, dòng xe cộ qua cầu Pont du Gard vẫn tiếp tục lưu thông qua hàng trăm năm.
Không ít công trình từ thời La Mã cổ đại còn tồn tại qua hàng trăm năm, cho thấy kỹ thuật xây dựng đỉnh cao và óc thẩm mỹ kiệt xuất của những kiến trúc sư đời trước. Những cây cầu máng dẫn nước của người La Mã chính là minh chứng điển hình cho điều này, và không có ví dụ nào rõ hơn cây cầu Pont du Gard.
Được xây dựng từ thế kỷ thứ nhất, cây cầu mái vòm tuyệt đẹp này vừa là lối cho xe cộ lưu thông, vừa là đường dẫn nước sông Gard từ thị trấn nhỏ Uzès ở miền nam đến thành phố cổ Nmes phía đông nam. Ước tính khoảng 40.000 mét khối nước chảy qua cầu hàng ngày, đổ về những đài phun nước, hồ bơi, và khu dân cư Nmes.
Pont du Gard từng được các vương triều Pháp ưa thích và coi là biểu tượng quyền lực. Ảnh: Pont du Gard
Cầu dài 275 m và cao 49 m được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Ba tầng của cây cầu tháp này đều có hàng cột mái vòm. Người xưa dùng khoảng 50.400 tấn đá vôi để làm cầu, với những khối đá lớn nhất nặng đến 6 tấn. Phần lớn đá được khai thác từ mỏ địa phương Estel cách hạ lưu sông Gard khoảng 700 m. Những nhịp cầu dựng từ các khối đá khổng lồ xếp chồng lên nhau bằng đòn bẩy và ròng rọc, vững chãi đến mức đáng kinh ngạc dù hầu như không dùng đến vữa.
Chi phí để dựng lên cây cầu này không hề nhỏ. Nhà khảo cổ Pháp Émile Espérandieu ước tính người xưa tốn đến 30 triệu đồng sesterce (tiền cổ La Mã), tương đương với tiền trả cho 500 tân binh trong quân đoàn La Mã trong 50 năm. Khoản tiền này quy đổi theo tỷ giá ngày ngay có thể tương đương hàng chục triệu USD.
Video đang HOT
Những khối đá khớp nhau đến hoàn hảo nhờ ma sát và trọng lực. Trên từng khối đá đều khắc số, chỉ dẫn về vị trí… Ảnh: Horizon Provence
Cây cầu được sử dụng để dẫn nước ít nhất đến thế kỷ thứ 6, bởi những vấn đề như thấm, nứt… bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 4 nhưng không ai tu sửa. Đất cát dẫn đến tắc nghẽn, những mảnh vụn tích tụ dần khiến dòng chảy ngưng trệ.
Từ khi Đế chế La Mã sụp đổ, Pont du Gard hầu như còn nguyên vẹn do nó vẫn là cây cầu thu phí. Suốt hàng thế kỷ, những vị lãnh chúa và giám mục trong vùng chịu trách nhiệm duy tu Pont du Gard, để đổi lấy quyền thu phí của khách qua sông trên cây cầu này.
Đến thế kỷ 17, vài khối đá dựng cầu bị đánh cắp và phá hoại, Pont du Gard chỉ dần nổi tiếng và trở thành điểm du lịch quan trọng trong vùng từ thế kỷ 18. Nó đã trải qua hàng loạt đợt tu bổ từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 21.
Chính quyền đầu tư mạnh tay nhất vào năm 2000 khi khai trương một trung tâm du khách mới cho di tích này, đồng thời loại bỏ những tuyến đường và các tòa nhà xây dựng gần cây cầu để phát triển du lịch.
Tầng 1 của cây cầu có 6 nhịp vòm, dài tổng cộng 142 m. Tầng 2 có 11 nhịp vòm, dài 242 m. Tầng 3 ban đầu có 47 nhịp, hiện còn 35 nhịp, dài tổng cộng 275 m. Ảnh: Pont du Gard
Năm 1985, Pont du Gard được UNESCO công nhận Di sản thế giới. Ngày nay, cây cầu là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Pháp, đón khoảng 1,4 triệu lượt khách mỗi năm. Địa điểm này mở cửa quanh năm. Vé vào cửa là 9,5 euro/ người lớn, thêm 6 euro/ người nếu du khách đi tour có hướng dẫn, và miễn phí hoàn toàn với người dưới 18 tuổi.
Khách du lịch có thể đi dạo khoảng 3,5 km trên cây cầu và ngắm nhìn toàn cảnh sông Gard từ trên tầng cao nhất, hoặc đạp xe qua cầu. Vào mùa hè, người Pháp cũng kéo tới đây để cắm trại, tắm sông hay chèo kayak. Bên trong khu du lịch Pont du Gard còn có một bảo tàng về lịch sử của những cây cầu dẫn nước thời La Mã và Ludo, một bảo tàng giáo dục tương tác dành cho trẻ từ 5 – 12 tuổi vui chơi và khám phá khoa học.
Giá trị du lịch của lễ hội
Du lịch đã trở thành một phần của cuộc sống và trở thành ngành công nghiệp quan trọng trong cơ cấu kinh tế toàn cầu. Trong bài viết này, xin đề cập những thông tin khảo cứu thú vị về sự hình thành của ngành công nghiệp du lịch và những giá trị của du lịch lễ hội - loại hình được ưa chuộng từ lâu đời.
Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm bánh dân gian Nam bộ. Ảnh: DUY KHÔI
Du lịch thuở sơ khai
Những dấu ấn đầu tiên về việc đi du lịch của con người xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Khi đó, tuy khái niệm "du lịch" chưa ra đời nhưng các chuyến đi với mục đích du lịch đã xuất hiện và đa phần thuộc về tầng lớp giàu có với mục đích tham quan các công trình kiến trúc, văn hóa, học tập ngoại ngữ... ến thế kỷ VII, những người là tín đồ của các tôn giáo đã thực hiện những chuyến đi xa vì nhu cầu sức khỏe, tôn giáo và ngắm nhìn thắng cảnh trên đường đi. Ở phương Tây, năm 1271, Marco Polo đã có chuyến đi kéo dài hơn 20 năm, từ Ý tới Trung Quốc và nhiều nơi ở phương ông, trong đó có thương cảng ại Chiêm (nay là Hội An). Tiếp đó, một loạt các chuyến hải hành và phát kiến địa lý nổi tiếng của Cristoforo Colombo, Vasco de Gama và Ferdinand Magellan đã được thực hiện. Những chuyến đi này đã mở hướng cho hoạt động lữ hành quốc tế trên phương tiện vận tải thủy(1).
Như vậy nhu cầu du lịch hay hưởng thụ văn hóa đã có từ xa xưa. Có điều lúc bấy giờ chưa được phổ biến. Du lịch hiện đại có thể bắt nguồn từ các chuyến Grand Tour vào thế kỷ XVIII tại châu Âu, là chuyến đi của giới thanh niên thượng lưu các nước Tây và Bắc Âu tới các quốc gia khác nhằm trải nghiệm, khám phá và học hỏi văn hóa, nghệ thuật. Phong trào này phát triển mạnh hơn và lan rộng ra các tầng lớp khác khi các tuyến đường sắt được xây dựng. Lượng hành khách, thời gian du lịch của khách và các dịch vụ gia tăng đã dẫn tới sự hình thành thị trường du lịch; sự xuất hiện của tàu hỏa cũng dẫn tới dịch vụ đặt chỗ.
Năm 1841, Thomas Cook - một nhà du lịch và nhà kinh tế người Anh, đã đặt nền móng cho hoạt động kinh doanh lữ hành hiện đại. Ban đầu, ông tổ chức chuyến đi cho 570 người tới dự hội nghị trên một chiếc tàu từ Leicester tới Longborough dưới hình thức một tour hướng dẫn (sau này gọi là du lịch công vụ). Ông cũng ký hợp đồng riêng với công ty đường sắt tư nhân với chi phí thuê được tính bằng một nửa giá vé thông thường. Chuyến đi đã diễn ra rất thành công và nhiều người đã học theo Thomas Cook để tiếp tục mở ra các dịch vụ lữ hành. Năm 1812, Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên ở Anh và cũng là văn phòng đầu tiên có tính chuyên nghiệp trên thế giới. Năm 1845, ông mở hãng lữ hành ở Leicester, đây được coi là hãng lữ hành đầu tiên theo nghĩa hiện đại. Thời gian đầu, ông đã tổ chức một loạt các chuyến đi tới các điểm du lịch lý thú ở Anh, Scotland, viết sách hướng dẫn du lịch và ký các hợp đồng trọn gói phục vụ các chuyến viếng thăm tới các lâu đài. Thomas Cook cũng là người đã phát minh một số khái niệm trong lĩnh vực du lịch như giá vé đoàn, tour trọn gói, vé đường sắt quốc tế, coupon thanh toán tại khách sạn... Năm 1927, Cook đã tổ chức chuyến bay thuê bao (charter flight) đầu tiên cho du khách từ New York tới Chicago để tham dự một trận đấm bốc.
Du lịch thế giới tiếp tục được đẩy mạnh cùng lúc với phát triển của các phương tiện vận tải. Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, ngành du lịch trên thế giới đã phát triển rất mạnh. Sau đó, các tổ chức quốc tế và khu vực về du lịch và dịch vụ du lịch ra đời. Trên cơ sở Nghị quyết trù bị về thành lập Tổ chức Du lịch thế giới họp ngày 27-9-1970, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã chính thức được thành lập ngày 2-1-1975 thuộc Liên Hiệp Quốc. ây là tổ chức quốc tế về du lịch lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các hoạt động du lịch của hầu hết các quốc gia. Ngày 27-9 hằng năm được chọn là Ngày Du lịch thế giới(2).
Giá trị của du lịch lễ hội
Trong số các loại hình, du lịch lễ hội vừa có lịch sử lâu đời vừa vẫn thịnh hành trong đời sống hiện đại, nhất là ở đất nước giàu bản sắc văn hóa truyền thống như Việt Nam. ó là tổ chức các tour du lịch tới các địa phương trong thời điểm trùng với thời gian lễ hội truyền thống bản địa, giúp du khách tìm hiểu và cảm nhận những giá trị văn hóa, phong tục, đời sống lao động sản xuất thông qua hoạt động tại lễ hội(3). Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính tổng hợp, bao gồm: tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, cảnh quan, diễn xướng, trò chơi... nên chính tính tổng hợp này đã đáp ứng các tiêu chuẩn của một điểm du lịch.
Hoạt động thể thao, trò chơi dân gian tại Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy. Ảnh: DUY KHÔI
Các lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hóa, điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. Di tích và lễ hội là hai loại hình tài nguyên du lịch nhân văn luôn sóng đôi. Di tích là tinh hoa truyền thống được kết tinh lại ở dạng vật chất, còn lễ hội là cái hồn chuyển tải tinh hoa ấy đến với đời thường. Khách du lịch thường có nhu cầu tham dự các lễ hội và cảm thấy có sự hòa đồng. Những cuộc hội hè như vậy đã được gắn chặt vào đời sống văn hóa của cả khu vực hay mỗi quốc gia. Chính tại đây, tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết giữa các cá nhân được bộc lộ rõ ràng nhất.
Lễ hội và du lịch có điểm chung là do con người tạo nên và phải dựa vào đám đông, đáp ứng nhu cầu của đám đông để tồn tại và phát triển. Lễ hội là sinh hoạt cộng đồng có khả năng đáp ứng nhu cầu nhiều mặt trong đời sống tinh thần mỗi thành viên trong cộng đồng, của cộng đồng và toàn xã hội. Lễ hội thường được tổ chức vào những thời điểm nhất định trong một không gian là danh lam thắng cảnh, di tích hoặc ở những thiết chế văn hóa phù hợp. Chính sự gắn kết giữa cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như vậy đã tạo nên sự hấp dẫn du lịch lâu dài và bền vững. Lễ hội vì vậy thu hút khách du lịch và ngược lại khách du lịch - hay nói chính xác hơn là hoạt động du lịch - thúc đẩy cộng đồng bảo tồn và phát triển lễ hội(4).
Ở vùng Tây Nam Bộ, mật độ lễ hội tuy không nhiều, nhưng vẫn có những lễ hội lớn thu hút hàng triệu du khách từ các nơi đổ về, điển hình nhất là Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Các lễ hội cúng đình, nghinh Ông, lễ hội Nguyễn Trung Trực... thu hút hàng chục ngàn lượt người đến dự lễ. Các lễ hội này cùng với dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú, quà lưu niệm... hằng năm đã tạo nguồn thu rất lớn cho ngân sách địa phương, giúp địa phương có kinh phí bảo dưỡng, trùng tu di tích, chăm lo an sinh xã hội. Tại TP Cần Thơ, các lễ hội truyền thống, nhất là ở các đình thần mà điển hình như ình Bình Thủy, được tổ chức với các nghi thức được truyền thừa, đồng thời mở rộng tổ chức các hoạt động thu hút du khách trên nền tảng sinh hoạt văn hóa như làm bánh dân gian, trưng bày hoa kiểng... dần trở thành sự kiện văn hóa thu hút du khách.
Có thể nói, lễ hội là nguồn tài nguyên của du lịch trên cơ sở các hoạt động du lịch khai thác và phát triển nguồn tài nguyên này phù hợp với văn hóa, phong tục và cộng đồng dân cư bản địa.
Khách sạn 5 sao kiêm bảo tàng khảo cổ học độc nhất vô nhị Phát hiện khảo cổ bất ngờ có thể khiến một công trình xây dựng bị hủy bỏ vì mục đích bảo tồn, nhưng một khách sạn 5 sao tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra cách 'sống chung' với di sản hàng nghìn năm tuổi nhờ một kỳ tích về kỹ thuật xây dựng hiện đại. Nhìn bề ngoài, Khách sạn Bảo tàng...