Cầu cứu vì gặp tai nạn, thiếu nữ bị bắn chết
Một thiếu nữ bị bắn chết ngay trước ngưỡng cửa nhà người lạ trong khi tìm sự giúp đỡ sau vụ tai nạn xe hơi.
Nạn nhân chết thảm sau khi cầu cứu vì gặp tai nạn giao thông
Vào khoảng 2h30 phút ngày 9/11, Renisha McBride, 19 tuổi, gõ cửa một ngôi nhà ở khu vực Dearborn Heights, ngoại ô Detroit để cầu cứu vì gặp tai nạn giao thông. Nhưng, khi khai báo với cơ quan điều tra, chủ nhà nói rằng ông nghĩ người phụ nữ trẻ đã cố gắng đột nhập vào ngôi nhà của mình nên dùng khẩu súng săn vô tình bắn vào mặt cô gái, trung tá cảnh sát James Serwatowski cho biết.
McBride thiệt mạng vì vết đạn sâu.
Khoảng 40 người tụ tập bên ngoài đồn cảnh sát Dearboen Heights để đòi công lý cho Renisha. Gia đình và bạn bè cô gái trẻ tổ chức cuộc biểu tình để làm rõ nguyên nhân dẫn tới cái chết vô lý.
“Chúng tôi không muốn rằng cái chết sẽ bị gạt sang một bên mà chúng tôi yêu cầu một cuộc điều tra đầy đủ về những việc đã xảy ra đối với Renisha”, nhà hoạt động cộng đồng David Billock cho biết sau cuộc biểu tình.
Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu tuyên bố bằng văn bản cho rằng sự phân biệt chủng tộc có thể đóng vai trò đáng kể trong trường hợp này. Nạn nhân là người da đen và cảnh sát đã từ chối thấm vấn người chủ nhà.
Theo Xahoi
Video đang HOT
Cuộc đời đặc biệt của người tù nổi tiếng (Kỳ cuối)
Robert bất ngờ bị cấm nuôi chim và thực hiện các nghiên cứu trong phong thí nghiệm.
Năm 1931, tạp chí danh tiếng Roller Canary đã vinh danh Robert Stroud bằng một bài báo có tựa đề "Tiếng chim hót trong ngục Alcatraz" và nó đã gây một tiếng vang lớn trong ngành khoa học Mỹ. Một giải thưởng "triển vọng" vốn chỉ dành cho các nhà khoa học đã được trao cho Robert.
Robert hạnh phúc khi thấy những cố gắng của mình đang được công nhận.
Đột nhiên, cục quản lý nhà tù liên bang quyết định dừng tất cả những "đặc ân" với Robert. Robert bị cấm không được nuôi chim và thực hiện các nghiên cứu trong phong thí nghiệm.
Quyết định bất ngờ, không lý do khiến Robert rất thất vọng, nhưng ông quyết không từ bỏ đam mê của mình, ông viết rất nhiều thư gửi đến những tờ báo lớn, các đài phát thanh trên toàn nước Mỹ.
Hàng ngàn bức thư cùng với một lá đơn kiến nghị với hơn 500.000 chữ ký của các nhà khoa học Mỹ và trên thế giới, cùng những người yêu những đóng góp của Robert đã được gửi đến tổng thống Mỹ. Điều đó không giúp được gì cho Robert, ngược lại Robert bị quản thúc chặt hơn, những lá thư là công cụ trao đổi thông tin với giới chuyên môn bị cấm, mỗi tuần Robert chỉ được nhận và trả lời không quá 3 bức thư.
Không còn cách nào khác, Robert ngồi viết lại tất cả những công trình của mình với hy vọng nó sẽ được tổng biên tập tạp chí Roller Canary giúp đỡ xuất bản thành. Trng thư, ông nói mình không cần nhuận bút chi việc này.
Năm 1933, cuốn sách viết vầ những căn bệnh chim Hoàng Yến hay mắc phải đã được xuất bản theo ý nguyện của Robert.
Nhà tù khét tiếng Alcatraz
Không lâu sau đó, có thông tin cho rằng Robert sẽ bị chuyển sang một nhà tù khác để cô lập với các mối quan hệ trước kia, đồng nghĩa với việc Robert phải từ bỏ những chú chim và công trình nghiên cứu của mình.
Được mách nước bởi một nhân viên trại giam và tìm hiểu thêm thông tin qua sách báo trong tù, Robert biết rằng nếu như ông kết hôn tại Kansas thì theo luật cư trú, ông sẽ được ở lại nhà tù này . Thật may mắn, một phụ nữ đã đồng ý giúp ông, đây là một người rất quan tâm đến những công trình nghiên cứu về loài chim của Robert.
Theo luật của nước Mỹ lúc đó, việc kết hôn không cần đăng ký với chính quyền mà chỉ cần có một bản "cam kết hôn nhân" có đủ chữ ký của cả hai bên là được công nhận hợp pháp. Một đám cưới đã bí mật được tổ chức.
Tức giận vì một lần nữa bị Robert "qua mặt" quản lý nhà tù đã quyết định trừng phạt Robert bằng cách cấm tất cả những liên lạc của ông với thế giới bên ngoài.
Đây chính là lý do khiến Robert không có được bất cứ thông tin nào về "người vợ" của mình.
Bia mộ Robert Stroud
Năm 1937, sau 29 năm ngồi tù, Robert lại viết tâm thư gửi Tổng thống xin được hưởng ấn xá, nhưng vẫn bị từ chối.
Suốt 2 năm sau đó, Robert vùi đầu vào những công trình nghiên cứu. Năm 1942 một cuốn sách nữa về loài chim đã được ra đời. Điều này khiến cục quản lý nhà tù liên bang không hài lòng.
Sáng sớm ngày 15/12/1942, Robert bị chuyển sang một nhà tù khác một cách bí mật.
Luật của nhà tù mới cấm tất cả các tù nhân từ việc nói chuyện với nhau đến những quy tắc nghiêm ngặt khác nên việc tiếp cận thư viện hay phòng thí nghiệm của nhà tù là một điều không tưởng.
Tuy vậy, điều này không giết chết được đam mê của Robert. Ông vẫn cố gằng nghiên cứu trng hoàn cảnh khó khan với hi vọng những thành công của mình sẽ khiến Tòa án liên bang xem xét lệnh ân xá. Nhưng tất cả chỉ là một con số không khi những đơn xin ân xá của ông vẫn cứ bị từ chối.
Năm 1959, sau hơn 50 năm ngồi tù, Robert lúc này đã rất yếu và bị bệnh tật hành hạ . Ông được chuyển ra một bệnh viện thuộc Cục quản lý nhà tù Liên bang ở Springfield, bang Missouri để điều trị.
Ngày 21/11/1963, Robert Stroud qua đời.
Rất nhiều các hiệp hội khoa học thuộc các quốc gia khác nhau đã tổ chức lễ tưởng niệm Robert Stroud. Thậm chí cuốn sách truyền thống của nhà tù Alcatraz còn dành nhiều trang để nói về Robert Stroud.
Theo Trutv
Cuộc đời đặc biệt của người tù nổi tiếng (Kỳ 4) Cơn bão tháng 6/1920 đánh dấu cho những thay đổi lớn trong cuộc đời Robert. Cuộc sống mới Robert học vẽ tranh, viết chữ nghệ thuật dưới sự hướng dẫn của các giáo viên. Ông tự làm những tấm thiệp, gửi gắm trong đó tình yêu với người mẹ. Số thiệp ông làm được gửi cho bà Elizabeth bán, với hi vọng phụ...