Câu chuyện xúc động đằng sau bức ảnh về hai người mẹ
Bức ảnh một người phụ nữ lặng lẽ lau những giọt nước mắt trên khóe mắt của một người phụ nữ xa lạ sắp trở thành mẹ của đứa con mà chính cô vừa dứt ruột sinh ra đã dấy lên trong lòng người xem nhiều cảm xúc.
Cô Lauren hạnh phúc chăm sóc cho đứa con của mình.
Trong một bài đăng mới đây trên trang Love What Matters (một trang web chuyên đăng tải những câu chuyện thật, bình dị giữa đời thường), cô Lauren Koller, đến từ thành phố Austin, bang Texas, Mỹ, đã chia sẻ hành trình làm mẹ kỳ diệu của mình.
Nhưng niềm vui chẳng thể đến sớm với họ. Hơn 2 năm sau đó, họ vẫn tiếp tục phải sống trong sự chờ đợi mòn mỏi. Lauren tâm sự, cô và ông xã Mel kết hôn từ năm 2010. Tuy nhiên, qua nhiều năm, họ vẫn không thể có con. Năm 2015, họ quyết định tìm đến một trung tâm chuyên nhận con nuôi và nhanh chóng có tên trong danh sách “các gia đình chờ đợi”.
Đến tháng 4.2017, may mắn đã mỉm cười với họ. Lauren viết: “Khi chúng tôi trở về nhà sau một kỳ nghỉ ở nước ngoài, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại từ nhân viên trung tâm về một người mẹ muốn tìm kiếm mái ấm cho đứa con chưa chào đời của cô ấy. Theo lời khuyên của nhân viên đó, vợ chồng tôi đã viết một bức thư cho người mẹ kia để giới thiệu bản thân và trả lời một số câu hỏi mà cô ấy đưa ra. Vài ngày sau, chúng tôi nhận được tin rằng, cô ấy đã chọn chúng tôi”.
Sau bức thư định mệnh, vợ chồng Lauren đã có dịp gặp mặt Felicia Metcalf, người phụ nữ bí ẩn trên và họ bắt đầu liên lạc thường xuyên.
Trong từng dòng tâm sự của mình trên Love What Matters, Lauren đều thể hiện tình yêu tha thiết của một người mẹ đối với đứa trẻ đang thành hình trong bụng Felicia. Cô không ngần ngại viết rằng: “Chúng tôi thật vinh dự khi được cô ấy chọn làm cha mẹ của con cô ấy”.
4 tháng sau lần gặp mặt đầu tiên, vào ngày 18.8.2017, một bé trai kháu khỉnh ra đời trong sự mừng rỡ khôn siết của vợ chồng Lauren.
Video đang HOT
Sau khi con trai chào đời, vợ chồng Lauren tiếp tục phải đợi thêm 30 ngày nữa mới có thể chính thức đưa con về nhà. Và cứ thế, vào “một ngày ấm áp, tươi sáng của tháng 9″, gia đình nhỏ của Lauren chính thức có thêm thành viên mới.”Chờ đợi đã quá lâu, nhưng tình yêu thì đến ngay lập tức. Không có từ ngữ nào có thể diễn tả được niềm vui và sự viên mãn từ sâu thẳm trái tim của chúng tôi”, Lauren xúc động viết.
Khi Lauren ôm cậu con trai nhỏ vào lòng trong ngày đón con về nhà, nhiếp ảnh gia Sara Easter đã bắt chọn từng khoảnh khắc mà Lauren chắc chắn sẽ chẳng bao giờ quên.
Và trong muôn ngàn khoảnh khắc đó, khoảng khắc Felicia nhẹ nhàng lau đi những gọt nước mắt trên khuôn mặt Lauren khi cô đang ôm con trai trong lòng có lẽ là khoảnh khắc đắt giá nhất.
Felicia lau những giọt nước mắt hạnh phúc của Lauren, người mẹ mới của con cô. (Ảnh: Sara Easter)
“Khoảnh khắc này đặc biệt xúc động bởi vì Lauren và Felicia rõ ràng đã có một sợi dây liên kết rất khăng khít. Cả hai đều quan tâm sâu sắc đến đứa trẻ và muốn một cuộc sống tốt nhất có thể cho bé”, nhiếp ảnh gia Sara chia sẻ về khoảnh khắc khó quên trên.
Hiện vợ chồng Lauren đang hạnh phúc tận hưởng cảm giác được làm cha làm mẹ sau bao năm chờ đợi. Đặc biệt, họ vẫn giữ liên lạc thường xuyên với mẹ đẻ của con trai, cô Felicia.
Chia sẻ về quyết định lạ này, Lauren viết: “Chúng tôi muốn con lớn lên phải biết cô ấy (Felicia) là ai, biết câu chuyện về sự ra đời của con và biết con được yêu thương nhiều đến như thế nào. Tình yêu không phải được xây dựng nên bởi DNA mà là bởi một mái ấm gia đình”.
Theo Danviet
Những lớp học không bụi phấn mà tràn ngập tình thương
Việc duy trì lớp học tình thương dành cho những người khiếm thị là những nỗ lực đáng khâm phục mà các sinh viên của Đội công tác xã hội (CTXH) - Đại học Bách Khoa (Đại học Đà Nẵng) đang thực hiện.
Hơn 15 năm hoạt động, Đội CTXH đã tổ chức nhiều chương trình thường niên trong và ngoài TP.Đà Nẵng với mong muốn cống hiến sức trẻ cho xã hội. Lớp học đặc biệt này là hoạt động mang nhiều ý nghĩa nhân văn dành tặng cho những mảnh đời kém may mắn.
Lớp học ra đời từ tháng 9.2013, dưới sự dẫn dắt của Đinh Thị Thanh Ngân - cựu sinh viên trường Đại học Bách khoa (thuộc Đại học Đà Nẵng). Đối tượng tham gia lớp học chiếm đa số là những học sinh khiếm thị và một vài trường hợp trẻ bị tự kỷ, chậm tiến.
Dù rất bận với lịch học trên giảng đường và làm thêm giúp đỡ gia đình, nhưng các bạn sinh viên của đội vẫn duy trì lịch học diễn ra từ 19h đến 21h30 vào các tối thứ Hai, thứ Ba và thứ Năm hằng tuần tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng. Để tiện cho việc dạy học, đội đã phân chia các khu vực lớp học như sau: Các em cấp 1 học tại tầng trệt, tầng trên là nơi để dạy các em cấp 2, cấp 3.
Các bạn sinh viên vừa là thầy, vừa là người thân của các em khuyết tật. (Ảnh: Hoa Nhi)
Thông thường, buổi học của các em cấp 1 sẽ kết thúc sớm hơn một tiếng rưỡi so với các anh chị. Và trong khoảng thời gian ấy, các thành viên của đội sẽ trò chuyện, giao lưu và tổ chức một số hoạt động vui chơi. Sử dụng phương pháp dạy "một kèm một", mỗi bạn sinh viên sẽ được phân công dạy một học sinh. Việc làm này sẽ giúp kiến thức được truyền đạt một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Gắn bó với lớp học nhiều năm, bạn Phạm Trần Nhật Tiến, sinh viên năm 3, khoa Công nghệ thông tin, Đội trưởng Đội CTXH chia sẻ: "Mặc dù rất bận rộn với lịch trình của đội và còn phải đi học, nhưng mỗi lần đặt chân vào nơi đây không hiểu tại sao mình cảm thấy vô cùng thoải mái. Có lẽ tiếng gọi "thầy ơi, cô ơi!" là điều gì đó vô cũng thiêng liêng và cao quý đối với những người chưa từng một lần đứng trên bục giảng như bọn mình".
Giai đoạn ôn thi đại học là thời điểm khó khăn cho cả thầy và trò. Các bạn sinh viên ngoài việc dạy học còn phải đọc và ghi âm lại một số tài liệu ôn thi thông thường để hỗ trợ thêm cho các em. Chưa qua một trường lớp đào tạo về trẻ khuyết tật, nhưng cái cách mà những "người thầy" mang lại còn nhiều hơn những gì mà các em mong đợi.
Lớp học không bụi phấn nhưng tràn đầy yêu thương ở Đà Nẵng. (Ảnh: Hoa Nhi)
"Cách dạy ấy không phải là nét chữ của bụi phấn, của hình ảnh người thầy trên bục giảng mà là cái ân cần của sự yêu thương. Nhìn những đôi tay mò mẫm một cách chậm rãi trên bảng chữ nổi đủ tạo ra những xúc cảm cho cả người học và người dạy", bạn Hảo Nhi, sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng chia sẻ.
Đến với lớp học đặc biệt trên, đằng sau mỗi tiết học trên lớp, các bạn sinh viên biết thêm nhiều câu chuyện về gia đình, bạn bè hay cả những lo âu cho chặng đường tương lai phía trước qua những giãi bày ngây ngô của các em học sinh. Tại đây, dường như khoảng cách giữa thầy và trò không còn tồn tại mà thay vào đó là vô vàn yêu thương, gắn bó và đùm bọc như trong một gia đình.
Ngoài việc dạy học, tổ chức các buổi giao lưu, Đội CTXH còn tổ chức các hoạt động khác như quét dọn lớp học, vệ sinh, trang trí khuôn viên trung tâm...
Nhiều em khuyết tật vươn lên mạnh mẽ từ lớp học đặc biệt do các bạn sinh viên Đà Nẵng lập ra. (Ảnh: Hoa Nhi)
Thầy Nguyễn Thanh Hải - Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Bách Khoa tự hào chia sẻ: "Đây vừa là hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm, vừa hỗ trợ kiến thức cho những em kém may mắn. Hoạt động mang một ý nghĩa nhân văn và tôi mong những hoạt động tương tự sẽ được nhân rộng hơn nữa".
Lớp học không chính quy, nhưng thành tích các học sinh đặc biệt mang lại cũng khiến cho những "người thầy sinh viên" đủ tự hào. Năm học 2015-2016, em Mai Văn Hiền trúng tuyển Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Năm học 2016-2017 vừa qua, em Trần Văn Hoàng được tuyển thẳng vào Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
"Thành tích học tập của các em học sinh trong lớp là món quà vô giá của các bạn gửi tặng cho những thầy cô giáo không chuyên như bọn em, tạo cho bọn em động lực để tiếp tục con đường mình đã chọn", Phạm Trần Nhật Tiến chia sẻ.
Theo Danviet
Người miệt mài "gieo" mầm xanh giữa Trường Sa "Ra với đảo, mình chỉ mong muốn mang chút thành quả ra góp phần xây dựng biển đảo chứ không chỉ để chụp hình check in" - Phan Thanh Sang, chủ trang trại hoa lan YSA Orchid Farm - Đà Lạt nói về lý do anh trở lại Trường Sa lần thứ 2. Gửi tình yêu vào những mầm xanh Cuối tháng 4...