Câu chuyện ‘vượt vũ môn’ của cô bé mồ côi giàu nghị lực
Mẹ mất năm 14 tuổi, bố chạy xe ôm nuôi con nhưng ông đột ngột qua đời chỉ 3 ngày trước khi em thi đại học, bằng nghị lực vươn lên Lê Thị Hằng hiện đã là tân sinh viên, vừa đi học, vừa nuôi em lớp 6.
Lê Thị Hằng là một trong 4 nhân vật sẽ giao lưu trực tuyến với độc giả vào ngày mai (19/10) trong chương trình Tân sinh viên vượt khó. Hằng đang là sinh viên trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, hệ cao đẳng. Cô bạn cũng sẽ được vinh danh trong ngày hội Tân Sinh viên 2012 – Vững bước Tương lai do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức, tại Quảng trường Đại học Quốc gia, Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong cuộc trò chuyện, Hằng bắt đầu bằng chia sẻ rằng với em, trở thành tân sinh viên là một điều kì diệu.
Lúc Hằng còn bé, kinh tế gia đình phụ thuộc vào người bố đi làm ăn xa. Cả nhà gồm có bà, mẹ, Hằng, em trai sống trong căn hộ nhà tập thể được phân chia nhờ cụ em là liệt sĩ, nhưng chỉ được nửa nhà, nửa còn lại là nơi sinh sống của gia đình bác ruột.
Năm Hằng học lớp 7 thì mẹ mất. Tám tháng sau khi mẹ ra đi thì bà nội cũng không còn. Hằng và em trai không người chăm sóc, bố buộc phải bỏ công việc xa nhà, về làm xe ôm nuôi con ăn học. Ba bố con sống dựa vào nhau, lo miếng cơm manh áo từng ngày, Hằng sớm trưởng thành, thay vị trí của người mẹ trong gia đình, lo quán xuyến việc nhà, cơm nước, kèm cặp em việc học hành.
Gian bếp nhà Lê Thị Hằng.
Video đang HOT
Tai hoạ lại bất ngờ ập đến vào năm Hằng học lớp 9, bố em mắc bệnh nặng, bác sĩ chỉ định phải mổ. Lần phẫu thuật này, bố em phải cắt mật. Tuy nhiên, không lâu sau đó thì bệnh trở nặng hơn, chẩn đoán lần hai cho thấy bố em bị ung thư tuyến tuỵ và phải phẫu thuật tiếp.
Mỗi lần bố phải đi viện, phải mổ là gia đình Hằng lại lao đao. Cũng nhờ có sự giúp đỡ của họ hàng, chị em Hằng mới có thể tiếp tục đi học.
Lê Thị Hằng cho biết em rất thích học Toán vì vậy em chọn theo khối A. Trước đây, em học trường THPT Đống Đa, Hà Nội. Ba năm học, điểm tổng kết trung bình của Hằng bao giờ cũng trên 7,5. Thầy cô đánh giá em có sức học khá.
Kỳ thi đại học cao đẳng, Hằng nộp hồ sơ đăng ký vào trường ĐH Công đoàn và CĐ Sư phạm. Trong khi bạn bè tập trung ôn thi, Hằng vừa lo học, vừa chăm bố nằm điều trị trong bệnh viện Thanh Nhàn. Cô bé thường xuyên phải mang sách vở vào bệnh viện.
Nhưng bệnh tình bố ngày một nặng hơn khiến Hằng khó có thể chuyên tâm học hành. Vừa phải lo tiền viện phí, vừa phải thường xuyên túc trực ở bệnh viên khiến cô bé mệt mỏi, nảy sinh ý nghĩ tiêu cực. Hằng suy nghĩ rất nhiều.
Tuy vậy, cô bé hiểu rằng mình đã trở thành trụ cột trong gia đình, nên không thể buông xuôi. Ánh mắt dõi theo của em trai cũng là nguồn động lực để Hằng cố gắng. Họ hàng, bạn bè cũng ở bên khích lệ cô bé không thể uổng phí 12 năm ăn học, không phụ sự kỳ vọng của cha mẹ.
Bố mất ngay trước kỳ thi đại học
Góc học tập của Lê Thị Hằng.
Ngày 1/7 (hai ngày trước khi đi làm thủ tục dự thi), bố Hằng đột ngột ra đi.
“Em còn nhớ như in ngày đó. Tất cả mọi người đều khóc và em không biết phải làm gì. Các bác, các cô chú ở quê thay phiên nhau ra Hà Nội lo lắng, phụ giúp. Còn em, em chỉ biết rằng mình phải lo ma chay cho bố. Rồi mọi người động viên em, bảo em không được phụ công nuôi nấng, cho ăn học của bố mẹ, khuyên em đi thi. Và em quyết định vẫn đi thi.
Ngày 3/7, em được chở đi nhận phòng thi buổi sáng, buổi chiều về lo đưa tang bố. Sáng ngày 4-5/7 em làm bài thi như các bạn khác nhưng tinh thần hoang mang. Kết quả em không đủ điểm đậu trường ĐH Công đoàn.
Không từ bỏ hy vọng, em tiếp tục thi vào CĐ Sư phạm nhưng vẫn không đủ điểm vào trường. Sau đó, em nộp hồ sơ nguyện vọng hai vào trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải, hệ cao đẳng và được nhận”.
Dù không đạt được kết quả cao như kỳ vọng nhưng Hằng vẫn tự hào vì đã trở thành sinh viên, không hổ thẹn với cha mẹ dưới suối vàng.
Nghị lực vươn lên và những tấm lòng
Sau khi bố mất, cô bé tân sinh viên phải gác lại nỗi buồn đau, lo việc học hành ở trường mới, cho em trai vào cấp 2 và nhiều chuyện cơm áo gạo tiền. Hằng kể, mệt mỏi nhất là những lần phải chạy đôn chạy đáo lo thủ tục giấy tở để được nhận trợ cấp, bảo hiểm của cha mẹ để lấy tiền nuôi em trai.
Hiện nay, Hằng đã nhập học và ổn định cuộc sống. Hai chị em Hằng vẫn ở tại căn hộ chung cư cũ, bên cạnh có gia đình người bác quan tâm qua lại. Mỗi ngày, Hằng đi học vào buổi sáng, có ngày học cả buổi chiều, buổi tối em đi học Tiếng Anh ở lớp học miễn phí do người hàng xóm giới thiệu cho. Hằng cũng nhận được học bổng 5 triệu của một tờ báo nên đã nộp học phí ở trường. Em nghĩ mình còn may mắn vì được nhiều người giúp đỡ.
Em trai Hằng vừa lên lớp 6, học trường THCS Khương Thượng. Cô giáo chủ nhiệm biết hoàn cảnh của gia đình nên giúp em trai Hằng được đi học thêm miễn phí.
Tuy nhiên, với 500.000 đồng tiền bảo hiểm của mẹ và 700.000 đồng trợ cấp của bố, sinh hoạt của hai chị em còn nhiều khó khăn. Hằng đang tìm cách xoay xở để có thời gian đi làm thêm, trang trải kinh tế gia đình. Cô bé nói: “Em trai em chưa quen trường lớp nên em còn phải kèm cặp, một thời gian nữa em sẽ đi làm thêm kiếm tiền”.
MAI CHÂM
Theo Infonet
Những tấm gương bình dị, lan tỏa
Những tấm gương bình dị, những ký ức ngọt ngào về người mẹ, về cô giáo, về người bạn đời, về nhà lãnh đạo hay nữ doanh nhân... trong gần 1.500 bài dự thi từ khắp mọi miền đất nước gửi đến như một bức tranh rực rỡ về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
Cô gái khiếm thị, nạn nhân chất độc da cam Nguyễn Thị Khánh Vân bên Giáo sư,
bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Toản
Sáng 11-10-2012 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi viết về "Người phụ nữ truyền cảm hứng để bạn thành công" do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Dự án Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ ở khu vực Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (EOWP) - Bộ Ngoại giao tổ chức từ tháng 3 đến 9-2012. Cuộc thi nhằm tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang nỗ lực mạnh mẽ để khẳng định vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
Ai cũng cảm phục trước tình yêu và nghị lực của bà Nguyễn Bích Liên (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) đã giúp chồng là ông Ngô Vân (nguyên Chủ tịch tỉnh Minh Hải (cũ) thoát khỏi căn bệnh trầm cảm, mất trí nhớ lâu năm trong tác phẩm "Tiếng đàn của vợ tôi" (giải nhì). Bà kể, năm 2001 chồng bà nghỉ hưu và mắc bệnh trầm cảm nặng, mất ngủ kinh niên và mất trí nhớ. Ông không thể nhớ ra ai kể cả người thân nhất.
Không nản lòng, cứ mỗi sáng dù mưa hay bão bà cũng đèo ông bằng xe máy đi châm cứu đều đặn. Do ông mắc bệnh lâu năm, tay run, chân mỏi, bà vừa lái xe, vừa phải ôm ông vì sợ ông ngã. Chạy chữa nhiều nơi không có biến chuyển, bà nhớ đến kỷ niệm ngày xưa khi mỗi tối ông bà hay cùng nhau chơi đàn, giờ ông không chơi được thì bà chơi cho ông nghe. Đủ các bản nhạc từ thời Nam bộ kháng chiến, hay những bài ông sáng tác khi còn trẻ đến nhạc Bethoven, Chopin. Phép màu đã đến khi trí nhớ ông dần trở lại theo những bản nhạc, đến năm 2012 ông đã khôi phục trí nhớ, sức khoẻ đã cải thiện rất nhiều. "Như một món quà tuyệt vời, việc làm đầu tiên khi khỏi bệnh của ông Ngô Vân là làm tặng bà một đĩa nhạc có tên "Tâm đắc tình già", bà Liên kể, mặt ánh lên niềm hạnh phúc.
Đó còn là câu chuyện cảm động của cô bé khiếm thị Nguyễn Thị Khánh Vân, nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ 2 (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) - tác phẩm đoạt giải ba. Vì lý do sức khoẻ, rất buồn vì không thực hiện được ước mơ trở thành nhà báo chuyên viết về người khuyết tật, Khánh Vân dường như lạc lối trong cuộc sống. Tại một hội thảo về chất độc da cam, em đã được gặp nữ Giáo sư, bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Toản - người nữ chiến sỹ nổi tiếng với đám cưới ngay tại chiến trường Điện Biên Phủ năm nào. Bà cũng là người đấu tranh không ngừng nghỉ cho quyền lợi của những nạn nhân chất độc da cam. "Đường đời không chỉ có một lối đi" đó là câu nói của bà Toàn mà Khánh Vân sẽ mãi không quên. Được sự động viên của bà, em đã tự tìm tòi học viết báo, và em đã thành công.
"Viết về những người đang hiện hữu xung quanh ta là vấn đề không đơn giản. Chúng tôi rất bất ngờ khi nhận được nhiều bài thi khá sâu sắc. Chuyên mục được bạn đọc đón nhận nhiệt tình. Tôi tin chắc rằng, trong cuộc đời này, sẽ thật là may mắn nếu ta gặp được người tạo nên cảm hứng sống và cống hiến. Vì vậy để tri ân, chúng ta hãy nghĩ, hãy nói và viết về họ.
Đặc biệt hãy sống trí tuệ hơn, nghị lực hơn, nhân ái hơn", bà Nguyễn Thu Hạnh, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức giải chia sẻ. Quả thật đến lúc nhận giải nhất của cuộc thi viết cho tác phẩm "Có một người lãnh đạo như thế", tác giả Trần Mỹ Quyên (Đà Nẵng) không khỏi bất ngờ. Người phụ nữ nhỏ bé với chiều cao khiêm tốn 1,44m ấy từng khổ sở không xin được việc sau 4 năm ra trường. Ấy vậy mà, năm 2004, khi đi xin việc tại HĐND TP Đà Nẵng, gặp cô Lê Thanh Hải (lúc ấy là Phó Chánh văn phòng Hội) chị đã được trao một cơ hội thử sức mình. Được sự tin tưởng, động viên, nghiêm khắc dạy bảo của cô Lê Thanh Hải, vượt qua tự ti, 8 năm qua chị Trần Mỹ Quyên đã trở thành một cán bộ năng nổ, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. "Có lẽ không gặp cô, cuộc đời tôi sẽ khác lắm. Thật may mắn khi tôi gặp được cô Hải. Giờ cô đã về hưu nhưng cô sẽ luôn là nguồn động lực mạnh mẽ để tôi tiếp tục phấn đấu. Tôi xin dành giải thưởng này tặng cô Hải, mẹ tôi và người em song sinh với tôi, những người phụ nữ luôn bên cạnh tôi, là tình yêu thương lớn lao của tôi", tác giả Trần Mỹ Quyên tâm sự.
"Đây là những tấm gương bình dị mà lan toả, đại diện cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam đang hàng ngày cống hiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất vốn có được miêu tả chân thực, là tấm gương sáng cho xã hội", bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khẳng định.
Theo ANTD
Từ nhà tù bước thẳng vào giảng đường ĐH Chàng trai không cha, mồ côi mẹ từng sa vào lầm lạc và trong lúc cùng quẫn, Hợi toan tìm đến cái chết. Mãn hạn tù, anh trở về quê, tự ôn thi, vượt qua nhiều sóng gió để theo học đại học. Phan Hợi (mặc áo đen, ngồi giữa) và các bạn SV mồ côi "Mái ấm trường Vinh". Mẹ mất, con...