Câu chuyện viral “Cô gái đặt trà sữa, bất ngờ gặp shipper là bố mình”: Gần 3 năm sau, người trong cuộc mới được “rửa tiếng oan”
“Mình bị nói nhiều lắm nhưng kệ, mình đăng lên thì chỉ nhận vui vẻ tích cực thôi. Nhiều người kêu bố làm shipper mà con ở nhà rung đùi uống trà sữa”, cô gái tâm sự.
Đặt đồ ăn qua mạng chẳng còn xa lạ gì nhưng cũng chính vì thế mà có nhiều tình huống bất bình thường xoay quanh hoạt động bình thường này. Mới đây, trên MXH lan truyền bài đăng câu chuyện đặt trà sữa khá đặc biệt.
Theo đó một cô gái order trà sữa và người giao hàng không ai khác chính là bố cô: “Bố đi giao hàng gặp trúng con gái đặt trà sữa, hú hồn luôn” . Ngoài ra cô gái còn viết chú thích đính kèm khoảnh khắc này: “Lâu lâu đặt 1 bữa lại gặp trúng bố yêu của mình. Cảm ơn lúc nào cũng thấy bố vui vẻ”.
Người shipper đặc biệt của cô gái
Đã theo dõi quá trình di chuyển của shipper từ trên app nên cô gái còn “thủ” sẵn điện thoại để ghi lại màn giao hàng đặc biệt này. Khi bố mang trà sữa đến, cô con gái nói đùa: “Đánh giá 1 sao nha. Đến đặt trà sữa mà còn bố giao nữa là sao?” . Về phần mình, người bố cười vui vẻ đưa trà sữa cho con gái rồi nhanh chóng rời đi.
Sau khi xuất hiện, bài đăng được chia sẻ rộng rãi trên nhiều hội nhóm và nhận về nhiều bình luận khác nhau. Có người khen 2 cha con vui vẻ, dễ thương; có người “check var” cô con gái chưa trả tiền cho bố;… Song cũng có ý kiến trái chiều cho rằng bố phải đi làm vất vả mà con gái ở nhà thản nhiên gọi trà sữa.
Thực tế, câu chuyện này là của cô gái tên Diệu Linh (25 tuổi, đến từ Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) đăng tải từ đầu năm 2022. Đã gần 3 năm trôi qua nhưng bài đăng của cô lại bất ngờ viral trở lại trong thời gian gần đây.
Liên lạc với Diệu Linh, cô cho biết hiện tại ba mình không đi giao đồ ăn nữa mà nhà có xe ô tô để chạy taxi công nghệ. “Tại vì bố cũng lớn tuổi rồi nên không có đi nắng đi mưa nữa” - cô chia sẻ.
Video đang HOT
Người bố cười không ngớt khi gặp con gái
Với những ý kiến trái chiều từ cư dân mạng trong suốt 3 năm qua, Diệu Linh tâm sự thẳng thắn: “Mình bị nói nhiều lắm nhưng kệ, mình đăng lên thì chỉ nhận vui vẻ tích cực thôi. Nhiều người kêu bố làm shipper mà con ở nhà rung đùi uống trà sữa nữa kìa. Nhưng đợt đó dịch bệnh bố đi làm quanh quanh cho đỡ buồn. Trước giờ nhà mình có xe, bố mình chạy dịch vụ du lịch với taxi .
Bố mẹ mình có 2 đứa con gái giờ cũng đi làm ổn định cả rồi. Mình có gia đình còn bé em thì đã đi làm nên bây giờ bố mình đi làm thoải mái thôi”.
Về chuyện không trả tiền trà sữa cho bố, Diệu Linh cũng giải thích từ thời điểm mới đăng clip. Cô cho biết mình trả tiền qua app, không dùng tiền mặt, thậm chí cốc trà sữa 35k nhưng cô còn tip 50k cho người shipper đặc biệt này.
“Mình trả bằng thẻ và có tip thêm cho bố nữa chứ. Con gái đi làm giờ còn xin bố sao được ạ. Mà tip cho vui thôi chứ em đút tiền cho bố hoài nhé ạ!” - Diệu Linh nói.
Gia đình Diệu Linh
Một bức ảnh làm 50 triệu người cười nhưng lại khiến mẹ tôi bật khóc
Câu chuyện khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Cách đây 6 năm, MXH Trung Quốc từng có một câu chuyện rất viral. Câu chuyện do một cô gái trẻ đăng tải liên quan đến chính cô và mẹ của mình. Và đến thời điểm hiện tại, câu chuyện đôi lúc vẫn bị netizen đào lại như một lời nhắc nhở gửi đến những người con đã, đang và sẽ đi học, đi làm xa nhà về cái gọi là tình yêu của mẹ cũng như cái gọi là tình cảm gia đình.
Nguyên văn chia sẻ của cô gái năm đó như sau:
"Tối hôm trước, trong lúc dọn lại album điện thoại, tôi tình cờ thấy bức ảnh hài hước chụp một củ khoai được ngụy trang thành vết bỏng không biết lưu trong máy từ bao giờ. Nghĩ đến cuộc chiến tranh lạnh với mẹ chỉ vì chuyện thuê nhà tuần trước, muốn làm hòa, tôi không nghĩ gì mà gửi luôn bức ảnh đó, trêu mẹ tôi vừa bị bỏng.
Bức ảnh meme làm nhiều người cười nhưng lại khiến một người mẹ phải khóc
Bình thường mẹ rất ít khi trả lời tin nhắn của tôi nên lần này, gửi xong tôi cũng vứt luôn điện thoại sang một bên để đi làm việc khác. Đến lúc nhớ ra đã là 40 phút sau, tôi cầm điện thoại lên thì phát hiện trên màn hình chiếc điện thoại đã tắt tiếng là hàng chục cuộc gọi nhỡ.
Tin nhắn cuối cùng là một tin nhắn thoại dài 53 giây, xung quanh khá ồn ào nhưng tôi vẫn nghe rõ giọng nói trầm trầm của bố tôi.
Sau này tôi mới biết tối đó, bố và mẹ tôi đi xem phim. Trong rạp chiếu phim rất tối, ngay khi nhận được tin nhắn 4 chữ 'Con vừa bị bỏng' của tôi, mẹ tôi còn không kịp mở ảnh ra đã hốt hoảng đứng lên. Mẹ kéo tay bố tôi, vượt qua những hàng ghế đã kín người, nói không biết bao nhiêu lần câu: "Xin lỗi, cho tôi qua một chút". Ra khỏi rạp chiếu, mẹ tôi ngồi bệt trên bậc thềm, cùng bố tôi thay nhau gọi điện cho tôi.
'Bố biết thừa ảnh chỉ là giả, nhưng mẹ con không tin bố, nhất định đòi gọi điện nói chuyện trực tiếp với con', bố tôi nói.
Trong 40 phút không thể liên lạc được ấy, tôi cùng lúc nhận được tin nhắn từ một vài đồng nghiệp ở công ty, từ bạn thân thời đại học, chủ nhà và cả bạn trai cũ.
Vào lúc 22:05, người mẹ đang lo lắng đến rối bời của tôi cuối cùng cũng chờ được lời xin lỗi đầy áy náy từ tôi ở đầu bên kia điện thoại. Không còn sức để trách móc, bà chỉ ôm lấy bố tôi - người đang chậm rãi hút thuốc ở hành lang và khóc trong im lặng".
Câu chuyện của cô gái chỉ dừng lại ở đây nhưng nó đã khiến rất nhiều người day dứt và đồng cảm. Đồng cảm vì dường như ai trong chúng ta đều từng có những mâu thuẫn, hiểu lầm dù to dù nhỏ như thế với cha mẹ và day dứt là bởi, giống như cô gái, chúng ta cũng từng khiến cha mẹ phiền lòng, khiến cha mẹ phải khóc.
Cũng từ câu chuyện, chúng ta còn có thể rút ra nhiều bài học về cách đối xử với cha mẹ và cách giáo dục con cái:
1. Tình yêu thương của cha mẹ là vô điều kiện, nhưng không phải bất tận
Cha mẹ luôn yêu thương và lo lắng cho con cái dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Nhưng đừng quên rằng, cha mẹ cũng chỉ là con người, cũng có cảm xúc và cần sự quan tâm từ chúng ta. Đừng đợi đến khi quá muộn mới nhận ra giá trị của những điều nhỏ nhặt.
2. Trân trọng từng khoảnh khắc bên gia đình
Đừng để những mâu thuẫn nhỏ làm tổn thương tình cảm gia đình. Mọi hiểu lầm đều có thể hóa giải nếu chúng ta biết đặt mình vào vị trí của cha mẹ và chủ động làm hòa. Cha mẹ không cần nhiều, chỉ cần sự quan tâm chân thành từ con cái cũng đủ làm họ hạnh phúc.
3. Cẩn trọng trong giao tiếp, đặc biệt là qua tin nhắn
Trong thời đại công nghệ, tin nhắn có thể trở thành công cụ kết nối nhưng cũng dễ gây hiểu lầm. Trước khi gửi đi một thông điệp, hãy suy nghĩ kỹ về nội dung và tác động của nó đối với người nhận, đặc biệt là với cha mẹ - những người thường nhạy cảm trước mọi điều liên quan đến con cái.
4. Giáo dục con cái về sự đồng cảm và trách nhiệm
Cha mẹ cần dạy con hiểu được giá trị của tình cảm gia đình từ khi còn nhỏ. Hãy khuyến khích con bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn với cha mẹ, đồng thời chịu trách nhiệm với hành động của mình. Việc giáo dục con về sự đồng cảm sẽ giúp trẻ hiểu rằng mọi hành động, dù nhỏ, đều có thể ảnh hưởng đến người khác.
Câu chuyện viral từ bức ảnh bóng lưng của người mẹ 49 tuổi và con gái 22 tuổi cùng ngồi ở bàn học trong đêm Không lộ mặt mà vẫn được khen đẹp mới lạ. Mỗi khi lướt mạng xã hội, khoảnh khắc bình yên của gia đình ai đó luôn khiến netizen dừng lại vài giây để cảm nhận sự ấm áp. Mới đây, trên MXH lan truyền bức ảnh bóng lưng của 2 mẹ con đang ôn bài cùng nhau, thu hút sự chú ý của...