Câu chuyện về tú bà khét tiếng ở nhà thổ Hong Kong xưa
Từ giữa thế kỷ 19 trở đi, tất cả những nhà thổ hợp pháp ở Hong Kong đều được điều hành bởi các tú bà, trong đó có các phụ nữ Anh và Mỹ.
Việc hoạt động mại dâm dài hạn như một nghề thường xuất phát từ hoàn cảnh thiếu thốn cùng cực về tài chính, hoặc muốn có nguồn thu nhập cao hơn so với các công việc khác.
Trong lịch sử, gái mại dâm phương Tây ở Hong Kong thường bắt nguồn từ các vũ công, nhạc sĩ hoặc nghệ sĩ sân khấu bị kẹt lại vùng đất này trên đường đến một địa điểm khác, theo bài viết của tác giả Jason Wordie trên báo South China Morning Post về câu chuyện của các tú bà người nước ngoài ở Hong Kong trong quá khứ.
Theo đó, nhận thấy thành phố thuộc địa dễ sống, và cũng không còn nơi nào để đi, họ ở lại và kiếm sống từ một hoạt động mà bình thường có lẽ chỉ để thư giãn. Nhưng một số người, đã trở thành quản lý của những nhà thổ trên khắp Hương Cảng.
Từ giữa thế kỷ 19 trở đi, người đứng đầu về mặt pháp lý của tất cả các nhà thổ có giấy phép ở Hong Kong đều là phụ nữ, tức những tú bà. Sự thật đó cho thấy một bước tiến trong việc sở hữu và kinh doanh của của phụ nữ ở thành phố này.
Một dãy nhà thổ ở phố Sampan thuộc khu Wan Chai. Ảnh: South China Morning Post.
Giai thoại về những người bên lề xã hội, chẳng hạn như gái mại dâm, trở nên rất phổ biến trong cuộc sống đô thị. Theo thời gian, ký ức mờ dần và những câu chuyện mang nhiều màu sắc thêu dệt hơn.
Một số tú bà Hong Kong trở nên nổi tiếng trong lịch sử địa phương nhờ sự xuất hiện trong lưu trữ của các hồ sơ pháp luật. Hầu hết là những tranh chấp và phạm pháp nhỏ, nhưng cũng có các vụ án lớn được đề cập trên báo chí liên quan đến tài sản thừa kế hoặc bất động sản.
Trong những năm đầu của Hong Kong, những tờ báo địa phương trở thành một hồ sơ lịch sử đáng tin cậy để hiểu biết hơn về cuộc sống của thành phố thuộc địa. Từ những hồ sơ này, các nhà sử học có thể cố gắng tái cấu trúc chi tiết hơn về cuộc sống và số phận của các cá nhân, cho đến khi các bằng chứng vững chắc được đưa ra nhưng dần bị quên lãng để thế chỗ cho những tin đồn, suy đoán và trí tưởng tượng.
Video đang HOT
Một trong những tú bà nổi tiếng ở Hong Kong trước chiến tranh thế giới thứ 2 là Ethel Morrison. Theo nhà văn Austin Coates, tú bà Morrison lấy họ từ một bạn trai cũ người Anh. Nhưng cũng có nguồn cho rằng tú bà này lấy tên Morrison từ địa danh Morrison Hill ở khu Wan Chai. Vị trí ngôi nhà của tú bà khi xưa giờ đây chính là trụ sở hãng thông tấn Tân Hoa Xã.
Giai thoại kể lại rằng Morrison từng đến văn phòng luật sư của mình vào năm 1925 và phàn nàn về các hóa đơn dịch vụ chưa được chi trả tại nhà thổ của bà. Ở thời kỳ đó, các dịch vụ như hóa đơn quán bar hoặc cắt tóc thường được trả thông qua hệ thống phiếu ghi nợ.
Luật sư nói đùa rằng bà Morrison nên mang những hóa đơn ghi nợ đó, vốn đã được ký tên của khách hàng ở dưới, đến đem bỏ vào hòm của người nghèo ở Thánh đường St. Jones. Không ngờ, bà Morrison làm như thế thật và đến nửa đêm thì các hóa đơn được thanh toán hết.
Những người châu Âu bị giam giữ trong trại tập trung Stanley ở Hong Kong trong thời gian quân đội Nhật chiếm đóng. Ảnh: South China Morning Post.
Một tú bà người Mỹ là Rosalie Lewis cũng trở nên nổi tiếng trong lịch sử Hong Kong khi đã giúp những người nước ngoài bị giam giữ ở trại Stanley trong thời gian Nhật chiếm đóng Hong Kong. Sau khi được thả ra ngoài, tú bà Lewis mang theo một danh sách dài những cái tên mà những người bên trong (hầu hết là người Anh) muốn gửi thư tới để thông báo về tình hình của họ.
Giữ đúng lời hứa, bà Lewis đã viết thư tới tất cả các địa chỉ này, cung cấp thông tin cho những người đang lo lắng về sự an toàn của những người thân của họ ở Hong Kong.
Khi được đoàn tụ sau chiến tranh, nhiều gia đình kể lại cho nhau về “quý bà tốt bụng đã viết thư cho chúng ta” và hết sức bất ngờ khi biết rằng người đưa tin là một trong những tú bà nối tiếng nhất Hong Kong.
Diễn viên Nancy Kwan hóa thân vào vai gái làng chơi trong phim The World of Suzie Wong. Ảnh: SCMP.
Theo news.zing.vn
Ông Trump có thể ký phê duyệt dự luật về Hong Kong
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2-12 phải ra quyết định ký hoặc phủ quyết Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong.
Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio ngày 21-11 cho hay ông tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ký thành luật Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong do sự ủng hộ mạnh mẽ từ Quốc hội.
Theo tờ South China Morning Post (SCMP), niềm tin về những triển vọng về dự luật Hong Kong của Thượng nghị sĩ Marco Rubio phù hợp với những dự đoán ngày càng tăng từ các chuyên gia, những người nói rằng Tổng thống Trump không thể trì hoãn dự luật, ngay cả khi nếu ông ký dự luật khiến Bắc Kinh tức giận và làm phức tạp những nỗ lực của ông đưa cuộc chiến thương mại kéo dài 17 tháng với Trung Quốc đến hồi kết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có 10 ngày để ký hoặc phủ quyết Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong. Ảnh: AFP
"Tôi tin rằng họ sẽ ký Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong" - ông Rubio trả lời phỏng vấn kênh CNBC ngày 21-11.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây cũng lên tiếng nhiều về Trung Quốc. Trong bài phát biểu tuần trước, ông Pompeo cáo buộc Trung Quốc nhiều lần không giữ lời hứa.
"Những gì chúng tôi phải đối mặt là thách thức từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là sự không nhất quán với những gì họ đã hứa" - ông Pompeo nói tại hội trường Trường ĐH Rice ở Houston.
Khi được hỏi liệu Mỹ sẽ đáp trả bằng vũ lực nếu Trung Quốc triển khai binh sĩ ở Hong Kong, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói rằng: "Những tình hình này phụ thuộc rất nhiều vào thực tế".
Ông Rubio, thượng nghị sĩ của bang Florida, cũng cảnh báo Trung Quốc rằng việc nước này phản đối dự luật đã cấu thành sự can thiệp vào các vấn đề của chính phủ Mỹ.
"Việc giải quyết vấn đề Hong Kong của chúng tôi là vấn đề nội bộ, đó là vấn đề của chính sách công cộng của chúng tôi. Những bình luận của họ là sự can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi" - ông Rubio nói.
Ngay trước phát biểu của ông Rubio trên kênh CNBC, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cáo buộc Mỹ nhiều lần ban hành dự luật can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, vi phạm các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế.
Người biểu tình Hong Kong cầm cờ Mỹ. Ảnh: SCMP
Ông Vương đưa ra những tuyên bố trên trong một cuộc họp với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen ở Bắc Kinh.
Hạ viện Mỹ ngày 20-11 bỏ phiếu thông qua Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong với tỉ lệ hoàn toàn áp đảo 471-1. Dự luật này cũng được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua ngày 19-11. Dự luật giờ chờ được Tổng thống Trump ký phê duyệt.
Ông Trump ngày 2-12 phải ra quyết định ký hoặc phủ quyết dự luật.
Theo dự luật mà Thượng viện Mỹ thông qua, chính phủ Mỹ sẽ ra một báo cáo hằng năm do Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xác nhận liệu Hong Kong vẫn còn duy trì được mức độ tự trị đủ để đảm bảo được hưởng quy chế thương mại đặc biệt mà Mỹ trao cho thành phố này hay không.
Quy chế này giúp Hong Kong tránh những đòn thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc từ năm ngoái.
Dự luật cũng quy định việc trừng phạt các cá nhân và tổ chức vi phạm những quyền tự do theo Luật Cơ bản Hong Kong và chỉ đạo Bộ Ngoại giao Mỹ không từ chối cấp thị thực cho những người bị bắt hoặc bị giam giữ vì "động cơ chính trị" ở Hong Kong.
TRI TÚC
Theo plo.vn
Biểu tình Hong Kong: Cảnh sát nổ súng, dùng 'vũ khí' âm thanh Biểu tình nổ ra tại khuôn viên trường ĐH Bách khoa Hong Kong ở khu Hùng Hám (bán đảo Cửu Long) sau khi một nhóm hàng trăm người biểu tình tụ tập và chống trả cảnh sát bằng bom xăng, gạch đá và cung tên ngày 17-11. Theo tờ South China Morning Post vào khoảng 9h tối ngày 17-11 (giờ Việt Nam), cảnh...