Câu chuyện về suất học bổng của một nhà vô địch
Sau ngày khai màn SEA Games không như ý, sang đến ngày thứ hai, cả đoàn thể thao Việt Nam vỡ òa hạnh phúc với chiếc HCV đầu tiên – HCV Taekwondo của Nguyễn Đình Toàn. Toàn cũng chính là VĐV đã đem về chiếc HCV đầu tiên cho TTVN ở kỳ SEA Games 2 năm về trước. Nhưng ít ai biết rằng “người hùng” Nguyễn Đình Toàn lại đang bị ngành Thể thao nợ một suất học bổng – chuyện thật như đùa.
Hai năm chờ đợi mà… không thấy
Theo lời hứa từ “các bác có trách nhiệm” thì chỉ cần có huy chương tại Đại hội thể thao sinh viên thế giới 2009 (tổ chức tại Serbia), các VĐV sẽ có suất học bổng du học. Năm ấy, riêng Toàn đoạt 2 HCB. Toàn nhớ lại: “Thi đấu ở giải sinh viên thế giới cũng khó chẳng kém Olympic, nên chỉ có đội Taekwondo mới giành được huy chương. Nhưng lời hứa thì tôi đã đợi mất 2 năm mà vẫn chẳng thấy đâu”. Điều lạ lùng là đồng đội của Toàn – VĐV Vũ Thành Dương (người cũng có huy chương ở Đại hội thể thao sinh viên thế giới 2009) đã nhận học bổng và hiện đang theo học tại Liên bang Nga, nhưng với riêng Toàn thì không hiểu sao mọi thứ vẫn… bặt vô âm tín.
Ước mơ của Toàn là được đi học tại Hàn Quốc, bởi anh rất quyết tâm đeo đuổi môn Taekwondo. Vì thế, nếu được học đại học tại xứ sở Kim Chi, Toàn thấy vô cùng thuận lợi trong việc chuyên sâu tập luyện môn võ sở trường này. Gần 2 năm qua, Toàn thậm chí đã âm thầm học tiếng Hàn cho kỳ vọng xán lạn. “Tôi học từ một người bạn tại trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Tôi dạy anh ý võ, đổi lại anh ý giúp tôi ngoại ngữ tiếng Hàn. Việc giao tiếp và viết của tôi cũng tương đối ổn”, Toàn nói.
Không hiểu những người đã hứa hẹn với Toàn 2 năm về trước bây giờ ở đâu và suy nghĩ gì trước lời thổ lộ chân thật này?
Video đang HOT
Nguyễn Đình Toàn với khoảnh khắc hạnh phúc tại SEA Games 26.
Ai bảo 1m60 thì khó có bạn gái?
Nguyễn Đình Toàn từng được biết đến trong câu chuyện một cậu bé phải đi nhặt rác kiếm tiền, gặp những trận đánh nhau rồi quyết đi học võ và trở thành tuyển thủ quốc gia mà rất nhiều tờ báo đăng tải. Tuy nhiên Toàn cho biết, chuyện này chỉ đúng một nửa: “Gia đình gặp khó khăn kinh tế nên tôi cùng bố mẹ từ quê Anh Khánh – Hoài Đức (Hà Nội) lên Lạng Sơn vào năm 1992 kiếm kế sinh nhai. Lúc ấy đúng là tôi đã đi lượm, thu mua ve chai bán kiếm tiền giúp bố mẹ. Nhưng bảo vì những trận đánh nhau tranh giành với người khác mà tôi quyết đi học võ thì không đúng…”.
Hỏi Toàn có thấy xấu hổ không khi bây giờ ai cũng nhớ đến mình với biệt danh “cậu bé nhặt rác thành nhà vô địch”, anh cười xòa cho biết: mình sống bằng công việc chân chính để giúp gia đình thì đâu có gì xấu hổ! Lại hỏi Toàn có khó khăn trong việc kiếm bạn gái không khi chỉ có chiều cao 1m60 – một chiều cao khiêm tốn của thanh niên đương thời, Toàn cũng tự tin nói: “Tôi đang có người yêu rồi nhé!”. Chẳng là ở giải VĐTG hồi tháng 6, Toàn vô tình quen một người bạn có “cô em gái rất xinh”. Và thế là trong lần người bạn về nước, “cô em gái rất xinh” ấy đã gặp mặt Toàn, rồi cứ thế, hai người yêu nhau tự khi nào chẳng hay.
Suốt thời gian tập trung chuẩn bị cho SEA Games 26, để toàn tâm cho thi đấu, Toàn cùng đồng đội phải “cấm trại” 1 tháng, tuyệt đối không liên lạc với bất kỳ ai. Thế nên để thỏa lòng mong nhớ, sau khi trở lại Việt Nam với tấm HCV SEA Games Toàn đã gọi điện ngay cho người yêu để “buôn chuyện” cả tiếng đồng hồ…!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sự liều lĩnh của nhà vô địch SEA Games
Trong trận chung kết nội dung carom 1 băng chiều 16/11 tại Palempang, Mã Minh Cẩm của TP HCM đã xuất sắc đoạt HC vàng đầu tiên cho billiards Việt Nam. Tay cơ 34 tuổi giành thắng lợi với điểm số 100-70 trước đối thủ người Dela Cru của Philippines.
Mã Minh Cẩm gắn bó với nghề lái xe suốt 12 năm.
Ngay từ thời còn cắp sách đến trường, trong những lần theo cha vào các bàn billiards xem các chú chơi, niềm đam mê môn thể thao này đã đeo đuổi Minh Cẩm. Anh có dịp được thọ giáo nhiều cơ thủ nổi tiếng một thời của billiards Việt Nam như Trần Đình Hòa, Lý Thế Vinh. "Khi đó, tôi chưa nghĩ đời mình sẽ gắn kết với môn billiards để trở thành cơ thủ chuyên nghiệp. Tôi chỉ xem chơi môn này để giải trí", anh Cẩm nhớ lại.
Con đường học vấn sớm đứt ngang, năm 19 tuổi, với gánh nặng gia đình, Minh Cẩm phải xin vào làm tài xế taxi trong sân bay Tân Sơn Nhất. Cuộc sống vất vả khi Minh Cẩm và vợ con phải thuê trọ bên Gò Vấp (TP HCM). Cả nhà 3 miệng ăn gần như phụ thuộc vào thu nhập từ nghề lái taxi hàng tháng của Cẩm. Dẫu vậy, anh vẫn không từ bỏ niềm đam mê billiards sau mỗi ngày ôm vô lăng.
Sau những lần chơi billiards, Minh Cẩm quen biết nhiều tay cơ lão làng và VĐV giỏi của thành phố. Được sự chỉ dẫn của HLV Nguyễn Việt Hòa, năm 2008, Mã Minh Cẩm có một quyết định táo bạo khi giã từ vô lăng sau 12 năm gắn bó để chuyển hẳn sang chơi billiards chuyên nghiệp. "Lúc đó tôi đã suy nghĩ rất nhiều vì chuyện cơm áo gia đình. Vợ con sẽ sống sao khi chuyện thu nhập trong chờ vào tôi. May mắn vợ tôi cũng thương nên con đường đến chuyên nghiệp của tôi thuận lợi", anh Cẩm tâm sự.
Năm 31 tuổi, Minh Cẩm thật sự bước vào tập luyện billiards chuyên nghiệp. Một chút năng khiếu cùng với sự khổ luyện, anh nhanh chóng trở thành cơ thủ hàng đầu trong nước. Tại giải billiards & snooker toàn quốc năm nay tổ chức ở Buôn Ma Thuột (Đắc Lắk), Mã Minh Cẩm đã giành ngôi vô địch ở nội dung đơn nam carom 1 băng, sau khi vượt qua đối thủ Nguyễn Thanh Long (Đà Nẵng) với điểm số khá thuyết phục 100-61 sau 23 lượt cơ.
Thành tích này giúp Minh Cẩm có niềm tin chiến thắng lớn trong lần đầu tiên dự SEA Games 26. Niềm tin ấy giúp một người từng là tài xế taxi bước lên mục vinh quang tại Palempang chiều 16/11. "Tôi rất bất ngờ với chiến thắng hôm nay. Tuy nhiên, đây là phần thưởng xứng đáng cho tôi. Bơi hôm nay tôi đã vượt qua sức ép tâm lý để thi đấu tốt", Minh Cẩm chia sẻ sau khi bước lên bục nhận huy chương vàng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhà vô địch WBA chi đậm để cầu hôn Tay đấm hạng nhẹ người Anh Amir Khan không tiếc tay chi ra 100.000 bảng mua chiếc nhẫn mặt kim cương để cầu hôn bạn gái. Amir Khan và cô bạn gái sinh viên Faryal Makhdoom. Ảnh: The Sun. Theo The Sun, nhà vô địch WBA và IBF hạng nhẹ Amir Khan chuẩn bị ngỏ lời cầu hôn với cô bạn gái xinh...