Câu chuyện về những “ma cà rồng” đời thực: Chứng bệnh kỳ lạ khiến thèm khát uống máu, không có là chóng mặt, đau bụng
Nếu bạn nghĩ uống máu tươi chỉ là việc của ma cà rồng trong truyện viễn tưởng thì hơi bị nhầm rồi đấy! Trong các thành phố hiện đại trên khắp thế giới đều có những “ma cà rồng” đời thực, và họ không giống trong chuyện một chút nào.
Họ không có răng nanh sắc nhọn như ma cà rồng hư cấu, mà đơn giản là những ý tá, thư ký, nhân viên quầy bar… bình thường. Khác chăng là không thể sống nếu thiếu thức uống bất thường: máu tươi.
Đông đến hàng ngàn người và chẳng liên quan gì đến truyền thuyết
Đa phần chúng ta chỉ biết đến ma cà rồng qua những hình ảnh được xây dựng bởi các nhà văn, đạo diễn, biên kịch… Nói cách khác, ma cà rồng là những nhân vật không có thật. Nạn nhân của ma cà rồng là động vật và con người – những loài có máu đỏ. Xét trên bề dày lịch sử viễn tưởng, ma cà rồng được miêu tả từ thời cổ đại, là những con quái vật đáng sợ, sống bằng cách hút máu người.
Nhưng hóa ra chỉ tính riêng ở Mỹ, đã có đến cả hàng ngàn người được xem hoặc tự xem như ma cà rồng, với chung một đặc điểm là… “ khát máu”. Nếu không được uống máu thì liền cảm thấy đau đầu, mệt mỏi và đặc biệt còn đau bụng dữ dội.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu cứ ngỡ họ “lậm” tiểu thuyết, phim ảnh về ma cà rồng, huyễn hoặc bản thân là một vampire. Sau khi đi sâu tìm hiểu mới bất ngờ nhận ra, các “ma cà rồng” đời thực chẳng có hứng thú gì với ma cà rồng hư cấu. Họ thậm chí còn chưa bao giờ xem các tác phẩm kinh điển liên quan, như Bá tước Dracula, Thuần huyết, Chạng vạng…
Ma cà rồng đời thực: Rất kén máu, phải hợp vệ sinh
Hãy quên đi hình ảnh ma cà rồng tàn ác đầy mê hoặc trên phim ảnh! Ma cà rồng đời thực uống máu theo một cách vô cùng khác.
Trước hết, ma cà rồng đời thực cũng là con người. Con người có răng nanh, nhưng không phải dài ngoẵng và sắc lẻm như ma cà rồng hư cấu. Họ còn vô cùng đề cao vấn đề đạo đức và nhất là vấn đề vệ sinh.
Người mắc bệnh ma cà rồng không giống như trong phim đâu
Video đang HOT
Khi nhà nghiên cứu David Robson (Mỹ) “xâm nhập” thế giới ma cà rồng đời thực, ông tình nguyện để cho một ma cà rồng tên Browning hút máu. Browning yêu cầu ông nằm xuống, lấy rượu lau sạch một mảng da trên lưng rồi mới dùng dao mổ chỉ dùng một lần cắt một đường nhỏ và nông. Anh dùng tay nắm bóp xung quanh vết cắt cho máu chảy ra, sau đó mới đặt môi lên hút nhẹ nhàng. Browning chỉ uống có một chút máu của Robson. Anh chê nó… không hợp khẩu vị.
Trong khắp thế giới ma cà rồng đời thực, uống máu là một “bữa ăn” cần sự cẩn trọng tuyệt đối. Đầu tiên, cả người hiến máu lẫn người uống đều phải trải qua xét nghiệm, tránh trường hợp bị lây bệnh truyền nhiễm. Ma cà rồng đời thật có thể dùng dao mổ tạo vết cắt và uống trực tiếp như Browning, cũng có thể dùng kim tiêm rút máu, bơm vào ly. Nếu uống trực tiếp, họ phải đảm bảo đánh răng, súc miệng sạch sẽ trước.
Một số ma cà rồng còn có bộ dụng cụ lấy máu riêng. Họ cũng dự trữ máu, sử dụng chất chống đông để giữ được lâu hơn, pha máu với trà hay thảo dược cho… thêm hương vị.
Browning vẫn nhớ trước năm 13 hay 14 tuổi gì đấy, anh luôn trong tình trạng mệt mỏi, không muốn nhấc tay động chân làm bất cứ thứ gì. Thế rồi một lần, trong lúc ẩu đả với cậu em họ, anh bị vết thương chảy máu từ cậu ta quẹt qua miệng. Lập tức, Browning thấy như thể vừa được bơm tràn năng lượng. Cũng kể từ đó, anh không thể nào thôi… thèm máu.
Trong trường hợp của CJ, một ma cà rồng giấu tên, cô cho biết luôn cảm thấy đau bụng, co thắt dạ dày nghiêm trọng. Song chỉ cần uống một ly máu con con là tất cả biến mất. Một bằng hữu của CJ, Kinesia cũng thừa nhận triệu chứng tương tự. Cô sẽ chẳng thể ăn ngon, ngủ yên nếu chưa được uống máu, còn thấy tất cả các món ăn đều khó nuốt và gây buồn nôn.
“Tôi hồi phục thể trạng 100% chỉ với một chút máu,” – Kinesia khẳng định. “Tôi cũng có thể ăn bất cứ món gì mình muốn mà không còn cảm thấy ghê tởm hay bị đau cơ, đau khớp nữa”.
Chu kỳ thèm máu của Kinesia khá dày, 1-2 tuần/lần. Khác với trong phim ảnh, ma cà rồng đời thực không gặp khó khăn trong việc thỏa mãn cơn… đói máu. Họ có thể mua hoặc được người quen hiến tặng. Trong trường hợp của Kinesia, cô chỉ việc làm nũng với chồng.
Thực chất là một bệnh lý bí ẩn
Từ thời cổ đại, người Châu Âu đã biết đến “bệnh ma cà rồng”. Họ dùng máu tươi để chữa cho những người có các triệu chứng sợ ánh nắng, đau bụng và mê sảng.
Trong máu chứa rất nhiều chất sắt. Mặc dù chúng ta đều cần vi chất này, nhưng nếu “quá liều” sẽ gây tổn thương gan, mất nước, rối loạn thần kinh, huyết áp thấp. Kỳ lạ là các ma cà rồng thường xuyên uống máu, song lại không bị bất cứ tác dụng phụ nào. Chỉ cần là máu sạch, không bị nhiễm HIV hay viêm gan B, C… họ đều có thể uống an toàn.
Suốt nhiều thế kỷ, “bệnh ma cà rồng” là một kiểu cấm kỵ. Ngay cả trong những thập niên gần đây, khi y học nghiêm túc tìm hiểu bệnh lý này, đa phần các ma cà rồng đời thực vẫn ẩn thân. Họ phải giấu cơn thèm máu của mình với cả người thân. So với bệnh trạng, họ lo sợ sự kỳ thị hơn.
Y học hiện đại đặt ra 2 giả thuyết đối với “bệnh ma cà rồng”. Thứ nhất, do mất cân bằng nguyên tố sắt trong máu, và thứ hai là do vấn đề tâm lý. Các ma cà rồng cởi mở, đồng ý làm đối tượng nghiên cứu rất mong chờ vào kết luận cuối cùng. “Nếu có thể xác định chính xác nguyên nhân,” - Alexia, một ma cà rồng đời thực bộc bạch, “tôi nhất định sẽ tìm cách chữa trị”.
Tiếc rằng cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa thể chắc chắn.
Cá rất bổ nhưng đây là những điều cần biết khi ăn kẻo nguy hại sức khỏe
Khi ăn cá, bạn cần đặc biệt lưu ý không ăn theo những cách sau đây:
Ăn mật cá - ngộ độc
Mật cá là một vị thuốc Đông y, dùng nó chữa trị đau mật, mắt đỏ, viêm, tê họng, lở loét ác tính ... nhưng phải qua điều chế thành dạng thuốc.
Nhiều người vẫn truyền miệng nhau rằng mật cá có tác dụng chữa bệnh như: Đau bụng, đau lưng, hen suyễn...
Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã tử vong.
Mật của các loại cá (kể cả cá trắm đen và trắng) đều có chất độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc nguy hiểm.
Để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, bể (vỡ) bụng, khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ đồ lòng (nhất là cá lớn); nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật (màu xanh lá cây đậm) trên bụng cá.
Không nên ăn cá sống
Năm 2004, Hiệp hội Lương thực và Quản lý thuốc Hoa Kỳ đã đưa ra một tư vấn chung về thủy ngân trong cá.
Theo đó, họ xác định 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà trẻ nhỏ và phụ nữ trong độ tuổi sinh nở tránh dùng đó là cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.
Một số chuyên gia và tổ chức xã hội khác muốn mở rộng thêm danh sách này. Theo họ, trẻ em từ 2 đến 6 tuổi không được ăn cá hay hải sản tươi sống, tái, chưa chín kỹ vì bé dễ mắc bệnh giun sán.
Với các loại cá biển, khi cho bé ăn bạn cũng cần lưu ý: Khi ăn hải sản xong mà ăn liền các loại trái cây như là nho, lựu, hồng... thì dễ xuất hiện các triệu chứng như là nôn ọe, chướng bụng, đau bụng, đi tiêu chảy..
Những người tuyệt đối không nên ăn cá
Người bị ho
Những người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng... Bởi trong cá biển có chứa nhiều histamine.
Khi lượng chất này được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamin.
Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu.
Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu
Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.
Vì vậy những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K... nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.
Bệnh nhân gout
Trong cá chứa purine, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, axit uric quá cao trong huyết tương là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout.
Do vậy, người đã mắc bệnh này nên ăn ít hoặc không ăn cá để tránh làm tình trạng bệnh bị ác hóa, nguy hại cho sức khỏe.
3 dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo cơ thể đang bị bệnh gan, đi khám ngay còn kịp Nhiều người thường không chú ý các dấu hiệu này và không nghĩ có thể đó là dấu hiệu của bệnh gan. 1. Đau bụng Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng, nhưng nếu đau bụng không rõ nguyên nhân cũng có thể là gan đang gửi tín hiệu cho thấy có vấn đề nghiêm trọng. Thông thường bệnh ung thư gan không...