Câu chuyện về những game thủ ngồi Net cả năm không về nhà, không tắm rửa
Dưới đây là những trường hợp ngồi chơi Net bá đạo nhất từ trước đến nay, được kể lại qua tâm sự của một số game thủ hay chủ phòng Net đã từng chứng kiến.
Mới đây, câu chuyện về thanh niên ngồi chơi quán Net gần một tuần liền, ngồi chơi “xuyên Tết” ngoài hàng Net đã nhận được sự quan tâm của không ít game thủ Việt. Tưởng chừng như đây đã là một trường hợp rất cá biệt, thế nhưng trên thực tế thì hiện nay, có không ít nam thanh niên cũng thường coi quán Net là nhà, ăn ngủ luôn tại đây.
Dưới đây là những trường hợp ngồi chơi Net bá đạo nhất từ trước đến nay, được kể lại qua tâm sự của một số game thủ hay chủ phòng Net đã từng chứng kiến:
Chơi Net kết nghĩa anh em
“Trước nhà mình mở quán Net cũng có thằng ngồi thông 1 tuần luôn xong nó cứ ăn mì gói, chơi lâu bố mẹ mình thương xong cho nó ăn cơm cùng, ngủ giường ông anh mình, hỏi ra mới biết nó bỏ nhà đi dạt vòm xong bố mẹ mình còn khuyên nhủ các kiểu để nó về nhà, xong nhận anh em kết nghĩa… chủ quán nét có tâm nhất”.
Game thủ đau ruột thừa vẫn vào rừng gank
“Thằng em họ tôi ngồi chơi Dota 1, cày từ đêm tới sáng, người yêu ra dỗi lên dỗi xuống. Trả tiền xong dắt cu cậu đi ăn phở, về nhà 2 đứa ôm nhau, người yêu vừa thiu thiu ngủ cậu lại trốn đi chơi.
Có lần đau bụng, cứ 1 tay ôm bụng 1 tay vẩy chuột, mồm kêu “đau quá… vào rừng gank a ơi!”. Chơi xong quả đấy đưa thẳng vào viện. Bác sỹ bảo “Áp xe ruột thừa, chậm thêm 15′ nữa thì mày chết chắc”
Game thủ hết tiền ngồi chơi ké
Video đang HOT
Trước trông quán nét. Có thanh niên 3 tháng không biết ánh mặt trời chơi quán mình. Ăn ngủ nghỉ tại quán luôn. Có lần quét quán thấy hắn ngủ tưởng chết phải lấy cán chổi lay dậy. Ghê ***!
P/S: đến lúc thanh niên hết tiền chơi quay ra chơi ké. Lúc người ta không cho chơi ké nữa thì quay ra đi xem phim ké. Đầu tiên bật phim tây có phụ đề nó còn đọc xem còn hiểu mình ok thông cảm thanh niên. Nhưng ôi thôi thanh niên người ta ghét không cho xem do làm phiền nên bật phim Việt Nam nhưng thanh niên max lỳ vẫn ngồi cố để theo dõi phim không tiếng và không phụ đề. Nể ***!
Game thủ ăn ở luôn tại quán Net, kiếm tiền nhờ game online
Tôi trước trông nét 2 năm liền, ấn tượng 1 ông chơi 6 tháng liền ở quán, đói thì ra quán ăn, tầm 4h sáng bác ghế ngủ đến 7h sáng. Không cần thuê nhà trọ, quán có nhà vệ sinh tháng tắm 1 lần. Kể ra cũng giỏi, chơi game Kiếm Thế bán vàng lấy tiền để chơi nét với nạp game như bình thường. Nghe ông ý kể 1 tuần bán vàng được 1 triệu.
Game thủ bị bố mẹ bắt cưới, trốn trong quán Net 3 tháng
Quá là chuyện bình thường luôn, gặp quả nào bố mẹ bắt cưới trốn, trong quán game gần 3 tháng trời không? Ăn ngủ cùng chủ quán, mặc đồ của chủ quán, hồi đó chưa có game online nhá.
Nói dối vợ để trốn lên Hà Nội ngồi Net cả năm trời
Trước làm quán có ông 1 vợ 2 con, bảo vợ là lên hn học tiếng đi xuất khẩu lao động nhật, cuối cùng ngồi nét gần 1 năm trời, lấy hết tiền đi nhật đem đi nạp Kiếm Thế 2. Không cần tắm luôn nhưng thi thoảng vẫn lên Hà Nội offline bang Kiếm Thế 1 2 lần.
Game thủ 60 tuổi cũng nghiện chơi game không kém gì thanh niên
Không bằng quán Net trước mình trông có ông khoảng hơn 60 tuổi, mình trông từ 3h chiều đến 11h tối thì ông ấy ngồi ở đó suốt đến đã thấy ngồi rồi, cũng nước liên tục, hay mua bánh bao, bánh chưng ăn cầm hơi. Tính riêng ca mình cũng phải hơn 400k. Thấy cũng ngại lại cũng thương, tuổi ấy rồi còn nghiện game. Ổng chơi Võ Lâm Chi Mộng (ảnh minh họa)
Theo GameK
Trang bị ảo trong game mất giá nhanh như thế nào?
Cũng giống như trong thế giới thực, các trang bị ảo trong thế giới game cũng có giá trị của riêng mình. Điểm chung của chúng đều là được quy đổi ra tiền. Với 300k bạn có thể có 1 cái quần bò mới, mặc đi chơi với bạn bè thì trong thế giới game, bạn có thể có được 1 cái... khuy quần chẳng hạn!
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là: Giá trị các vật phẩm ảo trong thế giới game bị tác động bởi quá nhiều yếu tố, và người chịu thiệt luôn là những người sở hữu nó đầu tiên!
Có 1 ví dụ thú vị như thế này:
Cái giá phải trả cho 1 thú cưỡi Tứ Linh trong Võ Lâm Chi Mộng
Đó là ở giai đoạn đầu khi Tứ Linh xuất hiện trong game. Còn bây giờ thì sao? Game thủ Võ Lâm Chi Mộng đã xác nhận rằng bây giờ, chỉ cần tạo acc và bắt đầu trò chơi, bạn sẽ được tặng luôn thú cưỡi này. Một phép tính nho nhỏ: Thú cưỡi Tứ Linh ra mắt vào tháng 11/2012. Sau 4 năm (tức là năm nay, 2016), từ 1 vật phẩm trị giá 60 triệu đồng, nó không còn bất kỳ giá trị nào nữa.
Thú Cưỡi Tứ Linh
Có thể thấy, với mức trượt giá khủng khiếp như vậy, người thiệt thòi nhất chính là game thủ, nhất là các game thủ đã mạnh tay đầu tư để sở hữu Tứ Linh ngay khi nó ra mắt.
Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại: Với việc bỏ ra 60 triệu đồng đó, người chơi không chỉ nhận được thú cưỡi Tứ Linh mà đi kèm với nó là sự ngưỡng mộ của cộng đồng, sức mạnh từ nó cũng có thể đã góp phần giúp game thủ chiến thắng các giải đấu với phần thưởng lớn... Liệu đó có phải là 1 sự đầu tư hợp lý?
Một ví dụ khác, Kiếm Thế là tựa game nhập vai kiếm hiệp vào loại thành công nhất trong lịch sử của ngành game Việt Nam nói chung cũng như VNG nói riêng. Thành công không chỉ bởi tính phổ biến và cộng đồng khổng lồ của nó mà còn bởi doanh thu khổng lồ mà nó mang lại cho VNG.
Minh chứng rõ ràng nhất là huyên thoại nổi tiếng BeoKaKa - người đầu tiên đạt mức đủ mức tài phú 300000 để sở hữu Phi Phong Vô Song Vương Giả - anh này đã phải chi không dưới 1,5 tỷ đồng để đạt được điều đó. Sự chịu chơi nằm ở chỗ: Với lý thuyết thông thường thì không ai có thể lên Vô Song vào thời điểm đó (do còn 1 số tính năng quan trọng chưa mở trong phiên bản Kiếm Thế của VNG - Tần Lăng). Nhưng với độ chịu chơi (cường hóa trang sức 14, tách ra, làm lại!), BeoKaKa đã làm được điều không tưởng này. Sau vụ đó, cái tên BeoKaKa đã ghi 1 dấu ấn đậm nét vào lịch sử phát triển của Kiếm Thế nói riêng và cả làng game Việt nói chung.
Đó là vào năm 2010, Phi Phong Vô Song có giá vào khoảng 1,5 tỷ. Ở thời điểm hiện tại, Kiếm Thế đã ra mắt thêm nhiều tính năng để tăng Tài Phú cũng như hệ thống phi phong mới trên cả Vô Song, đó là: Huyền Tinh Đại Thánh, Siêu Thần Nhật Tuyệt Nhẫn và Siêu Thần Nguyệt Linh Kiếm. Với mức tài phú gấp vài lần con số 300000 của Vô Song Vương Giả thì số tiền cần bỏ ra để sở hữu những phi phong này chắc chắn sẽ gấp nhiều lần con số 1,5 tỷ đồng.
Vài lần 1,5 tỷ mới có thể có được Phi Phong hạng nhất kia!
Qua 2 ví dụ trên, có thể thấy, vật phẩm trong thế giới ảo tại Việt Nam có giá trị tùy thuộc vào thời điểm bạn có nó! Sự lựa chọn chỉ nằm giữa: Có sớm, danh tiếng, thiệt hại nhiều và có muộn, phổ thông, thiệt hại ít! Đôi khi, vì một lý do "thiếu may mắn" nào đó, bán sẽ mất trắng những giá trị đã nạp vào 1 sản phẩm.
Game4V không khuyến khích và tất nhiên cũng không phản đối việc người chơi nạp tiền để thỏa mãn nhu cầu giải trí trong các sản phẩm game. Tuy nhiên, hãy là 1 nhà đầu tư khôn ngoan khi bạn có ít vốn, hoặc trở thành 1 người chẳng có gì ngoài điều kiện!
Trong thời gian tới, các sự kiện của hội chợ game China Joy 2016 sẽ được Game4V liên tục cover, hãy chú ý nhé!
Theo Game4V
Chi gần 1 tỷ để kích hoạt tính năng Đồ Long Đao, game thủ Võ Lâm Chi Mộng nói gì? Việc đầu tư tiền tỉ cho những món đồ trong game online không phải chuyện hiếm thấy, nhưng việc món đồ hay tính năng mà người chơi muốn đầu tư có xứng đáng với số tiền mà họ phải bỏ ra hay không thì luôn là một vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng, và mới đây, tính năng mới mang tên...