Câu chuyện về người phụ nữ Hà Nội bán nem chua rán nuôi con trưởng thành, nghỉ hẳn 5 tháng đi du lịch 5 nước châu Âu
‘Con tôi bảo bố mẹ đi chơi Châu Âu một năm một lần đi, nhưng tôi bảo thôi không đi, đi mất hết cả khách.
Nhiều khi đi lâu quá về nhiều người tưởng tôi nghỉ bán rồi, khi qua đây thấy còn giận dỗi, trách tôi cơ.’
Đây là những chia sẻ của bà Nga Nguyễn Thị Nga (67 tuổi) chủ quán nem chua rán, xiên que trên phố Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội).
Mới đây, một bài viết về người phụ nữ bán xiên que ở vỉa hè Hà Nội đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng, nhất là những ai từng có thời gian gắn bó với quán ăn của cô. Theo bài viết đăng tải, cô bán xiên này tên là Nga – chủ sạp quán ăn vặt vỉa hè chuyên bán nem chua rán, phô mai que, gà rán, xúc xích…
Quán của cô Nga nằm trong con ngõ ngỏ trên phố Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội). Cô chủ quán năm nay đã 67 tuổi, vẻ ngoài hiền lành, giản dị và vô cùng thân thiện.
Khu vực cô Nga bán được thuê trên một khoảng đất trống, nằm trong con ngõ nhỏ gần trường Tiểu học Cát Linh. Để khách có chỗ ngồi thoải mái, cô và chồng đổ nền bê tông, quây rào phía xung quanh rất gọn gàng, sạch sẽ, phía trong đầy đủ bàn ghế.
Quầy đồ của cô Nga rất đa dạng với các món ăn và nước uống. Gặp chúng tôi, cô niềm nở cho biết đã làm công việc này được 20 năm, và không quên nói: “Đây là công việc kiếm sống và cũng chính là đam mê của cô.”
Dù đã ở ngưỡng 70 tuổi nhưng cô Nga và chồng lại không chọn hưởng thụ tuổi già hay nghỉ ngơi mà vẫn gắn bó với công việc bán hàng “vì đam mê” với nghề.
Theo lời bà chủ, gian hàng nhỏ này đã nuôi hai con ăn học trưởng thành, ngoài thương hiệu nem chua rán, gia đình cô còn cho thuê hai căn nhà ở Hà Nội, hiện đang rao bán vì “không thể quản lý khách thuê”.
Trước đây cô Nga là công nhân nhà máy xe lửa Gia Lâm. Năm 1986, hai vợ chồng cô Nga bắt đầu gánh hàng rong của mình, chuyên bán trứng vịt lộn. Không đủ thu nhập nên hai vợ chồng cố gắng làm lụng, bán thêm cái nọ cái kia để nuôi hai con, một trai một gái. Trước năm 1995, cô chuyển sang bán nem chua rán, xiên que….
“Ngày trước đi bán hàng ngại lắm, vì sợ đồng nghiệp nhận ra và chê cười nên luôn phải cúi mặt. Nhưng đến hiện tại cô rất tự hào về công việc này bởi quán nhỏ này đã nuôi được những đứa con ăn học, trưởng thành.
Đến giờ, nhiều người đồng nghiệp xưa còn đùa với cô: “Ngày xưa chúng em chê chị, giờ muốn như chị còn không được”, cô Nga cười, nói.
Video đang HOT
Quầy hàng của cô Nga.
Được biết, năm 2003, cô bán nem chua rán, xiên que gần trường Tiểu học và THCS Cát Linh, tự tay chuẩn bị nguyên liệu, chế biến tương ớt. Thực đơn quầy hàng rất đa dạng, gồm: nem chua rán, phô mai que, gà rán, xúc xích, chả cá các loại,…
“Tôi bán ở đây lâu rồi nên toàn khách quen đến thôi. Ngày xưa đông lắm, muốn ăn phải chờ cả tiếng tiếng đồng hồ, nhiều bạn thanh niên đợi lâu quá còn phải đi chơi rồi căn giờ quay lại đây ăn. Đến nay, tôi có tuổi nên không thể làm quá nhiều việc như hồi trước nữa”- Cô Nga nói.
Cô cho hay, tất cả đồ cô nhập đều là hàng công ty, có nhãn mắc, xuất xứ rõ ràng. Có lẽ bởi vậy mà lượng khách qua quán đa số đều là khách quen đã gắn bó nhiều năm vẫn quay lại đây ăn.
Hai năm dịch Covid-19, cô Nga chuyển hướng bán hàng online, đưa nem chua rán lên các sàn thương mại điện tử. Khách quen cứ thế gọi điện đặt hàng hoặc vào tận nhà mua.
Cô Nga “nổi tiếng” sau câu chuyện “bán nem chua rán nuôi con trưởng thành, đi du lịch châu Âu”.
Về câu chuyện chủ quán xiên que nghỉ bán hàng 5 tháng đi du lịch châu Âu, như thông tin đăng tải trên mạng xã hội, bà chủ tự hào khoe: “Năm ngoái, hai vợ chồng cô nghỉ bán hàng 5 tháng, được các con đặt vé sang đoàn tụ, tiện du lịch 5 nước châu Âu: Đức, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Luxembourg. Cô đi vé hạng thương gia đấy nhé!
Cuối năm 2022 mới về Việt Nam, nghỉ ngơi một tuần rồi lại phải lên đường sang Ấn Độ. Cận Tết Nguyên đán, hai vợ chồng về hẳn, mở lại quán nem chua rán, xiên que.”
Hai người con của cô Nga giờ đã định cư và lập gia đình ở nước ngoài, ổn định kinh tế, có thể lo cho bố mẹ cuộc sống an hưởng tuổi già.
“Cô có tuổi rồi mà ở nhà buồn lắm, không đi làm không biết làm gì. Các con cô không bao giờ thích mẹ làm nghề này đâu, bởi từ nhỏ chúng thấy bố mẹ vất vả bên gánh hàng.
Lúc ở châu Âu, cô từng hứa với các con sẽ không bán hàng nữa, dành thời gian nghỉ ngơi. Nhưng nhớ nghề nên đành… thất hứa, cũng để đỡ buồn tuổi già. Chúng nó bắt cô ăn diện chỉ đi ăn đi chơi đi thể dục nhảy nhót thôi đấy, nhưng mà cô lại không thế được, cô đi làm quen rồi nên không làm buồn chân tay. ” – Cô Nga bộc bạch.
Dù đã có tuổi, con cái thành công và ngỏ ý bố mẹ nên an hưởng tuổi già, nhưng vì quá đam mê và yêu công việc bán hàng nên hai vợ chồng cô vẫn cùng nhau duy trì đều đặn bán hàng mỗi buổi chiều trong con ngõ nhỏ phố Cát Linh. Có lẽ tình cảm của khách và niềm vui trong việc bán hàng khiến người phụ nữ 67 tuổi vẫn muốn duy trì cho tới ngày hôm nay.
Khi được hỏi về câu chuyện cô Nga đang “nổi tiếng” bất đắc dĩ trên mạng xã hội. Cô cười, nói: “Tôi không dùng Facebook nên không hay biết, thấy mọi người hỏi nhiều mới nhớ ra từng có một nhóm bạn trẻ đến đây vừa ăn vừa quay video.”
Chàng Thạc sĩ từ bỏ Châu Âu trở về Phú Quốc, hoà mình và đắm chìm vào thiên nhiên hoang dã
Từ bỏ tấm bằng Thạc sĩ An ninh toàn cầu ở Cộng hoà Séc, Bá Nguyên về Việt Nam và đến Phú Quốc, hòa mình vào lối sống hoang dã nơi đây.
Nguyễn Bá Nguyên được mọi người chú ý bởi những video, hình ảnh đăng tải trên trang cá nhân về cuộc sống hoang dã của bản thân ở đảo ngọc Phú Quốc. Ở đó, anh sống tự do, dành nhiều thời gian cho việc lặn biển, chế biến hải sản và thưởng thức.
Bỏ tự tại, thực hiện những dự định còn ấp ủ
Để có được cuộc sống "vô lo" như thế, Bá Nguyên đã từ bỏ tấm bằng thạc sĩ để đến với đam mê lặn biển. Khi lên đại học, anh bắt đầu sắm bộ đồ lặn biển chuyên nghiệp và súng bắn cá. Ở Séc không có biển, luật đánh bắt lại gắt gao, nên anh thường bay sang những quốc gia khác như Ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Na Uy để thỏa đam mê.
Anh cũng có dịp đến Phú Quốc để trải nghiệm khi gia đình hiện tại vẫn đang sinh sống ở đây. Chính thiên nhiên trù phú ở Phú Quốc là thứ giữ chân Bá Nguyên. Từ đó, anh đến Phú Quốc thường xuyên hơn. Dần dần anh không còn mặn mà với công việc ở châu Âu mà chỉ muốn đắm mình xuống biển mặn. Cuối cùng, anh từ bỏ sự nghiệp tại trời Âu.
Dù là một người đi nhiều, đi khắp nơi nhưng Bá Nguyên đã dừng chân ở Phú Quốc khá lâu bởi say đắm vẻ hoang sơ ở đây. Tuy vậy, anh vẫn mong mình có cơ hội được đi đến những vùng đất mới. "Khi nào dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, tôi sẽ thực hiện những dự định còn đang ấp ủ", chàng thợ lặn bày tỏ.
Chia sẻ về quyết định này, anh cho biết, bản thân không thích hợp với công việc "làm công ăn lương" mà không thể phát triển bản thân. Vì thế năm 2021, khi đã có thể tự do tài chính, Bá Nguyên quyết định "nghỉ hưu sớm" để theo đuổi đam mê, giải phóng bản thân.
Từ bỏ cả sự nghiệp đối với người khác có lẽ là khó khăn, nhưng đối với Bá Nguyên, anh đưa ra quyết định mà không do dự. Anh cũng chia sẻ, để có thể dễ dàng chọn lựa như thế, người lựa chọn sống hoang dã như anh phải có những nguồn thu thụ động và tự do tài chính, số tiền trong quỹ "tự do tài chính" không chỉ đủ chi trả ở Việt Nam mà phải là ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Anh Nguyên thong thả: "Bây giờ, mỗi ngày tôi không cần phải làm bất cứ công việc gì cả bởi đã có khoản tiền "về hưu", ngoài ra những số tiền đầu tư cũng đã bắt đầu tự sinh lời." Anh Nguyên cũng cho biết thêm, để sống cuộc đời hoang dã như anh không dễ dàng. Bởi, sống hoang dã nhưng lại phải được trả bằng những chi phí rất đắt đỏ.
Để có thể đi những chuyến tới đảo hoang thì giá vé máy bay là giá "trên trời" , bởi những chuyến bay này không thường xuyên. Để đến được những quốc đảo xa xôi phải di chuyển bằng nhiều phương tiện. Ngoài ra, giá xăng dầu ở những đất nước khác cũng chênh lệch rất nhiều so với Việt Nam. Như vậy, một chuyến đi mà anh Nguyên lên kế hoạch có chi phí dao động trung bình từ 60-70 triệu đến 100 triệu.
Đây là những điểm rất ít người tới, những hòn đảo mà nhìn trên bản đồ không ai để ý nhưng nó rất đẹp, đẹp một vẻ hoang dã. Nguyên chia sẻ: "Người ta cứ nói mấy trăm triệu có thể làm việc này, nghỉ dưỡng ở chỗ kia đẹp hơn. Nhưng không ai hiểu thứ quý giá ở đây là vẻ đẹp hoang sơ."
Anh Nguyên cũng chia sẻ những kinh nghiệm thú vị về việc du lịch ở các đảo ít người. Ở nơi đó, đảo là của riêng họ, muốn lặn xuống biển phải xin phép. "Biển ở đấy như cái tủ lạnh của riêng người ta. Không thể nào vào nhà người ta, mở tủ lạnh, muốn ăn gì thì ăn được." Trong những hoàn cảnh đó, muốn được tiếp tục ở lại, những người ngoại đạo chỉ còn cách trao đổi.
Thường, Nguyên hay mang theo thuốc lào hoặc thuốc lá để tặng cho người bản địa. Hoặc nếu người ta thiếu thốn những đồ vật hiện đại như thuốc men, lưỡi câu cá, sách vở, quần áo thì Nguyên cũng chuẩn bị sẵn để dễ dàng trao đổi. Một cái áo đổi lấy một con tôm hùm, hay mấy quyển vở đổi được chỗ trú qua đêm. Đây là những kỹ năng mà Bá Nguyên đúc kết được, những điều mà không một tạp chí hay cẩm nang du lịch nào chỉ dẫn.
Lời khuyên của chàng trai sống hoang dã dành cho những bạn trẻ có niềm đam mê với lối sống này là hãy cứ giữ vững niềm đam mê ấy. Những vấn đề như tài chính, kỹ năng là chuyện sau này. Nguyên chia sẻ, ngày xưa anh cũng không bao giờ nghĩ mình có thể được đi, được sống một cuộc sống như trên TV. Nhưng cứ giữ sở thích ấy, trải nghiệm 1-2 lần, sẽ có cách để theo đuổi đam mê ấy.
Phải lòng Phú Quốc
Trở lại Phú Quốc, Bá Nguyên như phải lòng nơi này. Một tuần anh đi lặn 3-4 lần, có lần đi cùng tàu, có lúc đi một mình. Lặn biển là một bộ môn không dễ dàng, nhiều nguy hiểm tiềm tàng. Dòng chảy mạnh, hướng ngược xuống, đẩy từ trên xuống, khi người lặn hết hơi mà gặp dòng chảy này thì cực kì nguy hiểm, vì chỉ cần 10 đến 15 giây là đã quá trễ. Ở Việt Nam, những dòng chảy như vậy thì hiếm nhưng ở nước ngoài, như Bali, thì có nhiều. Bali trông có vẻ lãng mạn nhưng dưới biển lại rất sâu và nguy hiểm, không phải ai cũng có thể lặn ở đó.
Ngoài ra anh Nguyên còn gặp những trường hợp như bị cá nhồng cắn, chảy máu và để lại sẹo. Khi lặn biển, anh luôn chuẩn bị dao gấp, đề phòng những trường hợp nguy cấp như bị mắc vào lưới. Năm ngoài anh đạt được cột mốc là nín thở ở dưới nước 3 phút ở độ sâu 90m.
Sau khi săn được hải sản, anh Nguyên sẽ đem lên bờ và trực tiếp chế biến. Có món thì nướng, có cá thì làm sashimi - một món ăn kiểu Nhật yêu thích của Bá Nguyên. Cái thú vui của người sống hoang dã là được chế biến hải sản ngay trên bờ biển. Săn bắn được cá thì phải nấu được nó. Nếu như đem về nhà nấu thì không được gọi là hoang dã. Nấu ra được món ngon ở trên bãi biển như thế này thì nó không dễ.
Tưởng tượng như mình phải mang ra cả cái bếp ra bãi biển để chế biến, phải làm ra được đống lửa, rồi từ đống lửa phải có cái bàn nướng con cá. Muốn làm sashimi thì còn phải mang theo đá, ngoài ra còn phải có dao, nĩa và gia vị. Cái quan trọng thứ hai là phải kiểm soát được nhiệt độ của lửa.
Anh Nguyên lập một kênh YouTube để truyền cảm hứng không chỉ đến các bạn trẻ có đam mê lối sống hoang dã mà còn để cổ vũ mọi người tìm hiểu về biển, đặc biệt là biển Phú Quốc. Thông qua những video xanh mướt về một cuộc ngỡ như mơ ở đảo Ngọc, Bá Nguyên mong rằng mọi người có thể hạn chế rác thải nhựa và quan tâm đến việc bảo tồn biển để đảo Phú Quốc có thể giữ nguyên được nét hoang sơ như thuở hồng hoang của nó.
Thực hư thông tin Khoa Pug tuyên bố giải nghệ Thông tin YouTuber Khoa Pug tuyên bố giải nghệ đang khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Hành trình của mình kéo dài đến 5 năm trời, qua rất nhiều đất nước review cho các bạn xem, qua Mỹ học tiếng Anh, review nước Mỹ cũng được đã 49 bang rồi. Bây giờ mình sẽ thông báo 1 tin không biết vui hay...