Câu chuyện về cô con dâu là “ác mộng” của cả gia đình chồng và thực tế đáng cân nhắc: Đôi khi, đây mới là nguồn cơn dẫn đến sự bất hòa trong hôn nhân
Trường hợp này lại càng khó giải quyết hơn cho vấn đề mẹ chồng – nàng dâu.
Trong ấn tượng của nhiều người, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là điều khó giải quyết trong hôn nhân. Thế nhưng cũng từ những ấn tượng đó, người ta cho rằng nguyên nhân chủ yếu của các mâu thuẫn là do mẹ chồng vô lý, chấp nhặt, khó tính. Thậm chí, nhân vật “bà cô bên chồng” cũng thường được coi là người châm ngòi cho chuyện lục đục trong nhà.
Tuy nhiên không phải mẹ chồng nào cũng thiếu hiểu biết. Một số gia đình xảy ra mâu thuẫn lại do con dâu quá đáng và sự nhân nhượng quá mức của nhà chồng.
01
Mai đã gặp phải một người chị dâu xấu tính, thích soi mói, nhỏ nhen và tính toán vô cùng. Từ khi anh trai Mai kết hôn, gia đình cô chưa khi nào yên ổn. Thậm chí Mai còn nói rằng cuối cùng anh trai và chị dâu mình cũng ly hôn. Gia đình cô đã trở nên ổn định hơn so với ngày xưa thật rồi.
Gia đình Mai sinh sống trong một thị trấn. Ban đầu gia cảnh của họ rất tốt, cha mẹ làm ăn được, kinh doanh có của ăn của để. Hai anh em Mai sinh ra và được bố mẹ cưng chiều hết mực. Thế nhưng năm Mai 10 tuổi, bố cô gặp phải tai nạn, từ đó nằm liệt giường. Kinh tế gia đình dần đi xuống, mẹ Mai phải đứng ra cáng đáng chuyện trong nhà.
Tháng năm trôi qua, anh trai Mai cũng lớn lên và đi làm. Sau một tai nạn, chân của anh trai Mai thật khó đi lại, chỉ có thể ở nhà làm đồ thủ công kiếm thu nhập ít ỏi. Vì tình hình đó nên gia đình Mai đã rất cố gắng nhờ người mai mối mãi, anh trai cô mới lấy được vợ.
Chị dâu Mai là người xã bên, vì mắt có chút vấn đề nên mới đồng ý kết hôn với anh trai Mai. Bởi cuộc hôn nhân không được xây dựng trên nền tảng tình yêu nên chị dâu cũng không có bao nhiêu sự thông cảm và thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình chồng.
Hàng tháng, gia đình Mai phải chi nhiều tiền mua thuốc bổ cho bố. Việc kinh doanh của mẹ Mai duy trì ở mức trung bình. Mai đi làm để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Mỗi khi cô sắp về nhà, mẹ đều dặn dò chuyện hãy mua nhiều quà cáp cho chị dâu và cháu để chị dâu đỡ cau có.
Hóa ra, người chị dâu luôn cảm thấy mình gả vào nhà Mai là thiệt thòi nên suốt ngày làm mình làm mẩy. Chị ta thậm chí còn thoải mái nói nặng lời với mẹ chồng, chửi bới chồng không tiếc lời. Chính cô con dâu không biết lễ nghĩa, phép tắc và đanh đá này đã khiến nhà Mai trở nên ồn ào hơn, không có được bình yên như xưa.
Đôi lúc mâu thuẫn trong hôn nhân không xuất phát từ mẹ chồng mà đến từ cô con dâu xấu tính, không biết suy nghĩ. Trường hợp này lại càng khó giải quyết hơn cho vấn đề mẹ chồng – nàng dâu.
02
Chị dâu Mai luôn cho rằng mình lấy anh trai Mai là chuyện “làm phúc”. Cô vô cùng quá đáng, mắng mỏ chồng không tiếc lời. Gia đình Mai luôn im lặng vì dù sao đó cũng là chuyện riêng của anh chị. Hơn nữa, chị dâu nuôi con nhỏ, anh trai Mai lại tàn tật, không kiếm được nhiều tiền nên mọi người liên tục nhân nhượng chị dâu.
Thế nhưng càng ngày tính cách của chị ta càng tệ hại hơn. Chị dâu Mai yêu cầu hàng tháng mẹ chồng phải đưa tiền cho mình. Mặc dù tiền nong trong nhà mẹ Mai đã chi tiêu hết từ sinh hoạt phí đến các khoản ăn uống.
Lí do của việc đòi tiền mẹ chồng là bởi anh trai Mai chẳng kiếm được nhiều tiền cho vợ con. Mai biết chuyện nên đồng ý hỗ trợ cho chị dâu vài triệu đồng hàng tháng để nuôi em bé.
Video đang HOT
Suốt 7 năm ròng Mai kiếm tiền và chu cấp cho chị dâu như thế. Mai không quan tâm nhiều, cô biết hoàn cảnh gia đình mình nên chỉ cần chị dâu vui vẻ sống cùng bố mẹ, anh trai và cháu là cô đã thấy hài lòng rồi, không tiếc hi sinh bản thân mình.
Thấm thoắt cũng đến lúc Mai nên kiếm chồng và lên xe hoa. Thế nhưng bất cứ người yêu nào của Mai chị dâu cũng chê bai hết cả. Sau này, từ một cuộc nói chuyện, Mai phát hiện ra hóa ra chị dâu không muốn cô lấy chồng bởi nếu Mai có gia đình riêng thì sẽ không lo toan cho nhà đẻ nữa.
Người chị dâu sợ “con gà đẻ trứng” này lấy chồng sẽ bị mất đi nên ra sức ngăn cản. Mai biết chuyện, sững sờ nhưng nén đi sự tổn thương và bỏ qua. Tuy nhiên, cô cũng quyết định sẽ lên xe hoa vào năm sau và dần dần không chu cấp thêm tiền cho chị dâu nữa.
Đôi lúc, sự nhún nhường trong gia đình chồng chính là lý do khiến cho người con dâu được đà lấn tới. Một người nếu đã xấu xa, ích kỷ, không biết suy nghĩ thì sẽ chẳng có giới hạn cho sự xấu xa ấy đâu!
03
Từ ngày về làm dâu và từng năm trôi qua, chị dâu Mai vẫn là người sống thoải mái nhất trong nhà. Có điều gì không ưng ý, cô ta lại lồng lên và làm ầm ĩ hết cả. Những chuyện ấy Mai chỉ được kể mang máng lại chứ không chứng kiến bởi cô đi làm ăn xa.
Sau này Mai kết hôn, toàn bộ tiền mừng cưới vợ chồng Mai quyết định đưa về cho mẹ cô để dành mua thuốc bổ cho bố. Ai dè chị dâu biết chuyện và muốn giữ luôn khoản tiền đó.
Mẹ Mai không đồng ý vì đây là khoản tiền mà con gái mình mang về. Bà cũng có ý tích cóp lại, tương lai đến lúc Mai cần sẽ đưa nên nhất quyết không đưa cho con dâu.
Anh trai Mai cũng đồng ý với phương án đó. Khoản tiền hơn 100 triệu đồng tiền mừng tuy không nhiều nhưng cũng là một khoản để sau này Mai lo toan cho cuộc sống. Gia đình họ tuy khó khăn nhưng chưa đến mức phải dùng tiền mừng cưới của con gái mua thuốc bổ. Tiền nong vẫn nên trả lại cho Mai thôi. Khi mẹ chồng và chồng nói vậy, chị dâu Mai tỏ ra vô cùng tức giận và bắt đầu kể khổ, khóc lóc như thể nhà Mai bắt nạt mình.
Sau đó, người phụ nữ ấy còn nặng lời chửi bới: “Đời này sai lầm nhất của tôi là lấy phải anh, cả nhà chẳng có ai lành lặn lại còn bất tài vô dụng. Thấy tiền con gái đưa về thì sáng mắt hết lên đòi cuỗm bằng sạch”.
Những lời này Mai trong lúc quay về nhà đã nghe được tất cả. Cô lao vào để nói chuyện cho ra nhẽ với chị dâu. Đây là lần đầu tiên Mai nghe được những lời thẳng thừng đó và cảm thấy không chịu nổi. Hai bên có trận cãi nhau rất to, cả gia đình gà bay chó sủa. Người chị dâu tuôn về phía Mai và gia đình cô những lời độc ác, chửi bới.
Vì sự cố đó, anh trai Mai không chịu đựng nổi nữa và quyết định ly hôn. Thậm chí khi biết chuyện, những người hàng xóm và họ hàng đã ủng hộ cho anh trai Mai, họ cho rằng đáng lẽ anh cô nên làm như thế sớm hơn. Họ ở gần và chứng kiến không ít lần người chị dâu tham lam chửi bới cả nhà chồng rồi.
Vậy mới nói, chuyện mâu thuẫn ở nhà chồng đôi khi chẳng bắt nguồn từ sự khó tính của mẹ chồng hay chị em gái của chồng đâu. Nhiều con dâu xấu tính cũng có khả năng khuấy động những mâu thuẫn trong nhà.
Khi lấy vợ, người đàn ông hãy nhìn vào đức hạnh của vợ. Phụ nữ không cần thiết quá xinh đẹp nhưng họ cần thấu hiểu với nhà chồng, chỉn chu trong công việc và nhất là sự tôn trọng.
Một người vợ tốt tính là tốt không chỉ cho bản thân người chồng và còn cho cả gia đình anh ta nữa!
Cãi lời bố mẹ để lên xe hoa, nữ thạc sĩ lâm vào cảnh 'ác mộng' khi sống chung với gia đình chồng và sự lựa chọn rời đi đầy quyết liệt sau những ngày khổ sở
'Ở nhà thì việc đi chợ nấu cơm là mình cùng mẹ, cùng giúp việc làm nhưng lấy chồng thì là mình làm tất, từ việc đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo đến lau nhà, quét nhà', cô vợ kể.
Không phải ngẫu nhiên mà những ý kiến của bố mẹ về chuyện yêu cưới, kết hôn của con cái cần được lắng nghe và tôn trọng. Thế hệ đi trước có những cách thức để nhìn nhận về một con người, một mối quan hệ. Nếu như khăng khăng làm theo ý mình thì rất có thể các cô gái đã tự làm khổ chính mình.
Mới đây, một nữ thạc sĩ chia sẻ câu chuyện về cuộc sống bế tắc sau hôn nhân. Chuyện như sau:
' Mình năm nay 31 tuổi, đã có 1 cháu. Nhà mình cũng thuộc dạng có điều kiện, mình học xong đại học thì đi du học ở bên Anh rồi về Việt Nam. Mình học cũng tốt vì ở nhà với bố mẹ thì chỉ có việc ăn và học, bố mẹ mình cũng không bắt mình làm gì nhiều.
Người yêu mình thì nhà khó khăn hơn 1 chút, bản thân mình là con gái nhưng không nghĩ mấy cái chuyện môn đăng hộ đối.
Chỉ cần người yêu cố gắng, và chỉ cần yêu nhau thì mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua hay thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn nhưng mình đã nhầm...
Bài viết được đăng tải.
Thậm chí lúc cưới bố mẹ còn hỏi mình là 'Con đã nghĩ kĩ khi chọn nó làm chồng chưa, lấy về sẽ khổ đấy, nhà cửa chưa có, lại phải ở với bố mẹ chồng' - 'Con nghĩ kĩ rồi ạ'.
Chính câu nói đó, đã khiến mình phải hối hận đến ngày hôm nay...
Mình dân gốc ở Hà Nội từ đời ông... lấy chồng thì mình về nhà chồng ở một thị xã nhỏ. Mình không thể tưởng tượng nổi cái cảnh mẹ chồng, chị chồng, nàng dâu.
Ở nhà thì việc đi chợ nấu cơm là mình cùng mẹ, cùng giúp việc làm nhưng lấy chồng thì là mình làm tất, từ việc đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo đến lau nhà, quét nhà.
Về chi tiêu, tiền nong, trước kia thì mình đưa hết cho chồng vì thật ra mình chẳng cần gì, cho chồng với gia đình chồng chi tiêu mua sắm, giữ lại 1 ít để lo cho bản thân thôi. Nhưng giờ thì mình phải giữ lại hết lương, mà thạc sĩ nước Anh về, bằng Quốc tế, lại đi làm quản lý ở 1 thị xã với mức lương có hơn 10 triệu, mình vẫn chấp nhận.
Ở nhà việc ăn uống thì mình không bị ai cấm cản, kiểu thì thoảng thích ăn cái này, thích ăn cái kia thì bé bố mẹ mua cho, lớn thì tự mua, sang bên này mua cái gì cũng 'Thôi con ơi tiết kiệm', 'Thôi ăn nhiều làm gì béo lắm, hại sức khoẻ'. Đấy là hôm bình thường, chứ hôm mà thái độ với nhau thì 'Đúng là cái kiểu nhà giàu, sống không biết tiết kiệm'.
Mình cũng phải đi làm như mẹ, như chị, như chồng nhưng không hiểu sao việc nhà mình phải làm hết việc nhà. Mình còn chưa kể đến việc chăm con.
Ôi mình kể ra có khi dài lắm, nhưng tất cả sự việc bắt nguồn từ việc mình chấp nhận và về ở nhà chồng, mẹ chồng, chị chồng cũng có giúp nhưng chỉ là đôi lúc, thi thoảng giúp thôi.
Mình đề xuất với chồng là ra ngoài ở thì chồng mình lại bảo là nhà giờ còn mỗi chồng là con trai cả, phải ở nhà chăm sóc bố mẹ, chị mấy nữa đi lấy chồng thì cũng đi thôi.
Mà cùng ở quê với nhau lại tách ra 2 nhà, đi ở thuê làm gì cho vất vả, tiền còn để làm bao nhiêu việc.
Mình chịu không nổi nữa rồi, suốt 2 tuần qua mình khóc vì câu trả lời như vậy. Lúc yêu có lẽ mình mù quáng.
Ảnh minh họa.
Mình thấy con mình cũng khổ nữa, nếu ở nhà ông bà ngoại chắc được lo cho nhiều lắm, giờ mà chấm dứt mối quan hệ hôn nhân với chồng cũng buồn vì mang tiếng là 1 đời chồng, có 1 con... rồi thế nào mới ly hôn.
Chưa bao giờ mình thấy việc lấy chồng là bước đi sai lầm thế này. Biết vậy ngay từ đầu, mình chọn 1 người môn đăng hộ đối, rồi điều kiện là không ở với nhà chồng. Mình cứ nghĩ là thuận vợ thuận chồng nhưng... có những thứ chẳng thuận được, 1 là chấp nhận, 2 là rời đi.
Mình sẽ đưa ra quyết định rời đi, cuộc sống như thế này đúng là một sai lầm. Mà đã sai lầm thì phải nghĩ cách để thay đổi'.
Đọc xong bài viết, ai cũng cảm thấy buồn cho cô gái vì quyết định cưới chồng sai lầm. Trước hôn nhân, giai đoạn tìm hiểu vô cùng quan trọng. Người vợ đã không lường trước được cuộc sống của mình lại ngả theo hướng khác khi cưới chồng như thế.
Đọc câu chuyện, vai trò của người chồng cũng đáng nói. Anh ta không thể hiện rõ được bản thân mình, không thấu hiểu động viên hay tác động gia đình thay đổi.
Quyết định chấm dứt hôn nhân có lẽ là phương án giải quyết tốt nhất về vấn đề trên. Có những chuyện càng cố gắng o ép lại càng khó hòa hợp hơn mà thôi.
Thách cưới 300 triệu mẹ chồng vẫn đồng ý, ngày ăn hỏi mới bất ngờ Trong lễ ăn hỏi, sau khi nhà trai đã về hết, bố tôi phấn khởi mở tráp dẫn cưới mà nhà P. mang đến. Vừa nhìn thứ bên trong mà ông giật mình. Tôi và P. yêu nhau tự nguyện, tình cảm thắm thiết 2 năm trời mới tính đến chuyện hôn nhân. Trong suốt thời gian yêu nhau P. luôn đối xử...