Câu chuyện V-League: Tiền ít nên phải dùng ‘hàng thải’
Cựu HLV Nguyễn Thành Vinh chia sẻ những băn khoăn khi giải vô địch quốc gia đang sử dụng quá nhiều ngoại binh ở tuổi xế chiều.
HLV Nguyễn Thành Vinh. Ảnh: VV.
Sau khi bầu Long – bầu Tuấn xóa sổ đội Hòa Phát Hà Nội, chiến lược gia kỳ cựu Nguyễn Thành Vinh cũng trở về quê hương Nghệ An chứ không tiếp cục nghiệp cầm sa bàn. Tuy nhiên, HLV kỳ cựu này vẫn quan tâm sát sao đến đấu trường V-League, nơi bản thân ông đã gắn bó sau hàng chục năm dẫn dắt Sông Lam Nghệ An rồi Hòa Phát Hà Nội.
Trước bối cảnh hầu hết các ngoại binh mới không gây ấn tượng, trong khi nhiều cầu thủ tưởng chừng hết thời như Nguyễn Quốc Thiện Esele, Đặng Amaobi, Almeida… đang được sử dụng ngày càng nhiều ở V-League 2014, ông Vinh có cách lý giải của riêng mình.
“Esele từng là học trò cũ của tôi thời còn ở Hòa Phát Hà Nội”, ông Vinh “Nghệ” mở lời trong cuộc trao đổi với Báo. “Cậu ấy có tài và phong cách thi đấu mà tôi yêu mến. Tiếc rằng sau khi không được nhập tịch, Esele khó khăn trong việc tìm bến đỗ ở V-League. Bản thân tôi cũng giới thiệu cậu ấy cho nhiều câu lạc bộ quen biết nhưng họ chẳng mặn mà. Đến lúc nhập quốc tịch Việt Nam, Nguyễn Quốc Thiện Esele lại vất vả tìm chỗ đứng cho mình. Tài năng của Esele, bên cạnh sự quyết tâm, là điều không phải bàn cãi khi cậu ấy đã trở thành thủ môn số một ở một đội bóng nhiều sao như Bình Dương. Dù 30 tuổi, nền tảng thể lực, sức mạnh của Esele vẫn còn nguyên vẹn. Đó là điều huấn luyện viên Lê Thụy Hải thấy rõ nhất từ cậu học trò cũ của tôi”.
Theo quan điểm của chuyên gia Nguyễn Thành Vinh, kinh nghiệm chơi bóng nhiều năm ở V-League cũng là yếu tố giúp các cầu thủ tưởng hết thời này nhận được sự chào mời từ các CLB ở V-League. “Như Đặng Amaobi, người đã trải qua nhiều đội bóng tại Việt Nam trong 10 năm qua. Là cầu thủ quậy phá nhưng phải thừa nhận cậu ta là cầu thủ giỏi”, ông Vinh phân tích.
“ Bóng đá Việt Nam đang sa sút, mức đãi ngộ cho ngoại binh chỉ ở mức trung bình. Nếu muốn mua cầu thủ giỏi có tên tuổi thì rất khó. Còn dùng tân binh mới thì gần như thất bại nên các câu lạc bộ quay lại chính sách dùng ‘hàng thải’. Thể lực có thể sa sút nhưng Esele, Amaobi, Almeida vẫn có kinh nghiệm, được nhập tịch và chí ít họ vẫn khỏe hơn cầu thủ nội. Tư tưởng ‘yếu trâu hơn khỏe bò’ ấy là chìa khóa quyết định hiện tượng này”.
Video đang HOT
Cựu chiến lược gia người xứ Nghệ lấy ví dụ tiêu biểu là trường hợp của Thanh Hóa, đội đã bổ sung một loạt cầu thủ ngoại luống tuổi cho giai đoạn hai của mùa giải. “Có trận đấu ông Mai Đức Chung tung ra ba ngoại binh và bốn cầu thủ nhập tịch cùng một lúc. Chất lượng cầu thủ trẻ chưa ổn trong lúc phong độ các cầu thủ nội đã có kinh nghiệm lại phập phù. Túi tiền ít nên họ càng ít dám mạo hiểm dùng thử tân binh. Cầu thủ tưởng chừng hết thời do chấn thương nặng như Almeida được tạo cơ hội ký hợp đồng vì thế”.
Ông Nguyễn Thành Vinh cho rằng bối cảnh khủng hoảng tài chính khiến các đội bóng chấp nhận phương án vạn bất đắc dĩ này, nhưng đây chỉ là giải pháp mang tính tình thế và sẽ là thảm họa cho V-League nếu các CLB tiếp tục cổ xúy cho việc này. “Chỉ nên dùng những cầu thủ đã bước qua thời đỉnh cao trong một hoặc hai mùa giải. Điều quan trọng là phải tìm nguồn nhân lực mới, hơn là tiếp tục đánh cược với các ngoại binh luống tuổi chỉ vì họ giá rẻ, có kinh nghiệm đá V-League lại được nhập tịch như hiện tại”, ông kết luận.
Theo VNE
Một nghi can treo cổ chết trong nhà tạm giữ
Sau khi bị tạm giữ vì liên quan đến vụ án bắt giữ người trái phép, nghi can Đỗ Văn Bình (SN 1996, ngụ xã Đại Hiệp, Đại Lộc, Quảng Nam) được phát hiện chết trong tư thế treo cổ trong phòng tạm giữ của công an huyện Hòa Vang.
Sáng nay 16/4, trao đổi với PV Dân trí, Chánh Văn phòng Công an TP Đà Nẵng - Thượng tá Trần Phước Hương - cho biết, cái chết của nghi can Đỗ Văn Bình đã được cơ quan pháp y xác định rõ là do Bình treo cổ tự tử trong phòng tạm giam; không có khuất tất của lực lượng Công an huyện Hòa Vang trong sự việc này.
Chánh Văn phòng Công an TP Đà Nẵng - Thượng tá Trần Phước Hương - trao đổi với PV Dân trí. Ảnh: C.B
Trước đó ngày 10/4, Đỗ Văn Bình được người nhà đưa đến trụ sở Công an huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) để trình diện về vụ án bắt giữ người trái phép. Đến ngày 13/4, qua quá trình điều tra, Bình bị bắt tạm giam.
Theo hồ sơ sự việc, vào tháng 9/2013, ông Võ Văn Chừng (SN 1966, trú xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng) bị mất một chiếc xe máy nên bỏ công "điều tra". Ông Chừng nhờ Nguyễn Quốc (SN 1987, trú cùng địa phương) tìm những người nghi vấn trộm xe máy.
Sau đó, Quốc rủ thêm chín đối tượng khác (trong đó có Đỗ Văn Bình) "điều tra" và nghi Nguyễn Hoàng Văn Nhân (SN 1998, trú xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng) là người lấy trộm xe máy nên ép nạn nhân đưa lên xe máy, tìm một địa điểm vắng người qua lại để đe dọa, đánh đập.
Bị đánh đau, Nhân khai bừa đối tượng trộm xe máy là Nguyễn Thành Vinh (SN 1999, trú xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng), Nhân chỉ tham gia và được "trả công" 50.000 đồng. Sau đó, Nguyễn Quốc cùng các đối tượng trong nhóm thả cho Nhân về nhà.
Sau khi thả Nhân, nhóm của Quốc bắt tiếp Vinh để đánh đập, hù dọa và đưa đến gặp ông Chừng đối chất, thậm chí các đối tượng còn chở Vinh đến xã Hòa Phú dọa dìm xuống suối nhưng Vinh vẫn không nhận trộm xe ông Chừng mà chỉ tham gia một số vụ trộm xe máy khác trên địa bàn.
Người nhà Đỗ Văn Bình cho rằng có khuất tất đối với cái chết của Bình. Tuy nhiên, Thượng tá Trần Phước Hương cho biết sau khi được giải thích, gia đình đã đồng ý đưa Bình về mai táng. Ảnh: T.N.
Khi sự việc bị phát hiện, Cơ quan CSĐT Công huyện Hòa Vang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng nói trên về tội "Bắt giữ người trái pháp luật", riêng đối tượng Đỗ Văn Bình bỏ trốn.
Quá trình vận động, ngày 10/4, Đỗ Văn Bình được người nhà đưa đến Công an huyện Hòa Vang để đầu thú, sau đó bị bắt tạm giam để điều tra theo đúng các quy định của pháp luật. Theo Thượng tá Trần Phước Hương, quá trình tạm giam tại Công an huyện Hòa Vang, Đỗ Văn Bình chấp hành tốt các nội quy của nhà tạm giam.
Đến chiều ngày 14/4, cán bộ nhà giam có đưa Bình ra ngoài 1 tiếng đồng hồtắm nắng theo quy định và sau đó đưa Bình trở lại phòng tạm giam. Đến khoảng 16h cùng ngày, khi cán bộ mở cửa đưa cơm thì phát hiện Bình treo cổ tự tử trong phòng bằng dây xé ra từ màn ngủ.
Sau khi sự việc xảy ra, các lực lượng chức năng liên quan đã đến làm việc, pháp y khám nghiệm tử thi có sự chứng kiến của gia đình. Thượng tá Trần Phước Hương cho biết, kết quả khám nghiệm tử thi không phát hiện có dấu vết khác trên cơ thể mà phù hợp với hiện trường là nghi can Bình treo cổ tự tử.
Theo Chánh Văn phòng Công an TP Đà Nẵng, tuy gia đình có bức xúc nhưng sau khi được giải thích, gia đình đã đưa nạn nhân về nhà để mai táng.
Ông Trần Phước Hương cũng cho biết, không có chuyện Công an huyện Hòa Vang dùng nhục hình hay bức cung vì Đỗ Văn Bình đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, hợp tác tốt.
Về khoản tiền 35 triệu đồng mà gia đình Đỗ Văn Bình đã nhận; ông Hương cho hay, UBND huyện Hòa Vang thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mất sớm mẹ buôn bán khó khăn nên có hỗ trợ số tiền này để gia đình lo mai táng. Còn chế độ cho người chết trong trại cũng được Công an huyện Hòa Vang thực hiện theo quy định.
Hiện thi thể Đỗ Văn Bình đã được người thân đưa về nhà để khâm liệm, dự kiến ngày mai 17/4 sẽ chôn cất.
Riêng với vụ án bắt giữ người trái pháp luật do đối tượng Nguyễn Quốc thực hiện, theo Chánh Văn phòng Công an TP Đà Nẵng cho biết, vụ án đang hoàn thiện hồ sơ để truy tố trước pháp luật. Còn chiếc xe máy của ông Võ Văn Chừng đến nay vẫn chưa tìm ra.
Công Bính
Theo Dantri
Con trai Phó GĐ sở tử nạn: "Bố mãi là anh hùng" Trước khi ra đi, số tiền mang theo người của ông Dũng rất ít. "Cả một đời tiết kiệm lo cho vợ con, lúc ra đi trong ví của ông chỉ vỏn vẹn hơn 100.000 đồng". Nguyễn Thành Vinh trước linh cữu cha. Trong cơn mưa chiều tối qua 2/10, thi hài của ông Nguyễn Tài Dũng đã được gia đình an táng...