Câu chuyện thể thao: Bi hài chuyện đòi nợ của cầu thủ Việt
Nhóm cầu thủ K.Kiên Giang sau một hồi đi lại vật vã vẫn không đòi được tiền lương thưởng cho mình đã quyết định nhờ Luật sư đòi tiền hộ cho mình. Bóng đá Việt từng chứng kiến những trường hợp đòi nợ rất bi hài.
Bị nợ lương là… chết
Thực ra đó không phải là câu chuyện ở Việt Nam mà là ở tận… Indonesia. Số là cuối năm 2012, cầu thủ người Paraguay có tên Diego Mendieta đã chết vì không có tiền điều trị chứng viêm não. Điều đáng nói là CLB Persis Solo nợ cầu thủ này khoản tiền tương đương 10.000USD, ứng với 4 tháng lương. Vì không có tiền, Diego Mendieta đã không được chữa trị một cách tốt nhất và qua đời. Cái chết của cầu thủ Diego Mendieta khiến dư luận Indonesia chấn động mạnh và họ liên tưởng tới những nô lệ trong bóng đá hiện đại.
Chuyện ở tận Indonesia chẳng biết có tác động tới Việt Nam hay không mà chính các ngoại binh K.Kiên Giang đã phải “ra tay” trước. Khi V.League vừa kết thúc, một nhóm ngoại binh CLB này đã hùng dũng tiến vào nhà riêng của GĐĐH K.Kiên Giang Trương Thanh Hồng đòi tiền gây náo loạn cả khu phố. Tất nhiên, ông Hồng cũng chẳng có tiền để trả, đành phải khất nợ. Được biết số tiền mà K.Kiên Giang nợ các cầu thủ cũng chẳng ít ỏi gì: Suleiman bị nợ 180 triệu, Hendrich bị nợ 180 triệu, riêng tiền đạo Felix bị nợ hơn 1 tỷ.
Cầu thủ Navibank bàn kế đòi nợ
Khó là ở chỗ các ngoại binh ngoài việc tới nhà lãnh đạo “quậy” thì chỉ biết ngồi chờ chứ chịu không còn biết phải xử lý ra sao. Thuê luật sư thì sợ bị…chặt chém, mà tiền cũng chằng có nhiều để thuê. Trong khi đó, hệ bốc máy gọi cho “boss” thì cứ thấy “ò e í, ngoài vùng phủ sóng”.
Ngay như các cầu thủ K.Kiên Giang hiện thời cũng đã từng tốn tiền xuôi ngược từ TPHCM lên Kiên Giang mà chẳng được nước nôi gì, vạ vật không khác gì đám chợ người đánh bấm bụng thuê luật sư. Họ lý giải: “Thà thuê luật sư còn rẻ hơn tiền xe cộ đi lại”.
Cũng chưa biết các cầu thủ có đòi được nợ không, nhưng họ cũng rất lo vì chính Kiên Giang cũng có “lịch sử” xù nợ.
Video đang HOT
Mới hồi cuối năm ngoái 3 cầu thủ Quang Huy, Hoài Nam và Văn Cường tính nhờ luật sư kiện CLB Kiên Giang ra tòa. Lý do đơn giản là 3 cầu thủ này “bỗng nhiên” bị cất hợp đồng và họ cho rằng họ đáng lẽ phải nhận được đền bì cho một năm hợp đồng còn lại. Tất nhiên kêu thì cứ kêu chứ tiền thì 99% là không đòi được. Kiên Giang lên chuyên nghiệp còn những “chủ nợ” của họ là Quang Huy, Hoài Nam và Văn Cường lang bạt đi đâu không biết.
Bỗng nhiên… giải tán
Cũng là câu chuyện cuối năm ngoái, toàn bộ đội V.Ninh Bình rỏ nhau đình công và tạm thời giải tán nhằm gây áp lực cho bầu Trường. Ngọn nguồn là V.Ninh Bình còn nợ 3 tháng lương chưa trả, hơn nữa cầu thủ nghi ngờ lãnh đạo “mập mờ” tiền lương.
Họ – những cầu thủ V.Ninh Bình viết một tâm thư gửi ông chủ, đồng loạt ký tá đàng hoàng cùng một thông điệp: “Khi nào có lương thì sẽ tập trở lại”.
Điều mà các cầu thủ không ngờ là bầu Trường đã… quá rắn. Cho rằng hành động đình công là thiếu chuyên nghiệp, bầu Trường quyết định… tạm giải tán đội bóng, truy tìm chủ mưu của lá “tâm thư”. Kết quả cuối cùng là khá khắc nghiệt: một trợ lý bị nghỉ việc, 6 cầu thủ bị cảnh cáo và toàn đội bị phạt tức khắc 1 tháng lương vì “can tội” dám đình công.
Đội trưởng Mai Tiến Thành thay mặt đội xin lỗi ông chủ, chấp nhận mức phạt- cái giá quá đắt (vài chục triệu mỗi người) cho một ngày nghỉ tập và tất nhiên ở V.Ninh Bình câu chuyện đình công đòi lương không bao giờ xảy ra nữa.
Qua câu chuyện này, cầu thủ Việt hiểu rằng, đừng có dại mà trêu vào ông bầu. Cái thời ông bầu phải cưng nựng họ dường như đã qua rồi. Bây giờ phải là chuyện nhận lương và phục vụ, có chậm một chút thì đừng có kêu ca.
Chỉ có một số cầu thủ ngoại dám chơi bài đình công. Chẳng hạn đầu mùa 2013, một số cầu thủ ngoại của XMXT Sài Gòn không chịu xuống Kiên Giang đá giải tập huấn vì không hài lòng với cách giải quyết vấn đề nợ lương, thưởng của CLB. Cụ thể, các cầu thủ này tỏ ra ấm ức khi bị trừ số “tiền nóng” (có cầu thủ nhận tới 20.000 USD) được bầu Thụy trao trước trận “chung kết” với HN.T&T ở vòng 26 V-League 2012 vào tiền lương, thưởng mà CLB đang nợ. Thề nên họ ức vì tưởng được thưởng mà hóa ra lại là “mình thưởng cho mình”, “mỡ nó rán nó” cười ra nước mắt.
Tấm bảng lịch tập luyện “huyền thoại” của bóng đá xứ Thanh
Tất nhiên cũng chẳng lại được với các ông chủ, đội bóng còn bỏ được nữa là các cầu thủ. Kết quả là cuối cùng các cầu thủ ngoại là phải “ngoan hiền” nếu không họ sẽ trở thành các ông tây ba-lô vật vờ khu Phạm Ngũ Lão – TPHCM ngay lập tức.
Thân phận đòi nợ
Khi Navibank Sài Gòn giải tán, các cầu thủ hoang mang không biết có được Sài Gòn FC tiếp nhận hay không. Nhưng điều họ hoang mang hơn là một khoản nợ lớn lương thưởng mà CLB không chịu trả. Ông bầu thì trốn tiệt, điện thoại ngoài vùng phủ sóng. Vậy là một nhóm cầu thủ cắt cử người canh ở trụ sở CLB, đến giờ ăn cơm cũng không dám bỏ đi, phải mua cơm hộp về ăn uống ngay lề đường.
Thật khó tưởng tượng những đôi chân từng được định giá cả tỷ bạc lại ngồi lê vạ vật lòng đường trông như một cái “chợ người” mới mọc lên.
Ở Thanh Hóa từng có câu chuyện bi hài là trong suốt hai tháng không nhận lương, các cầu thủ phải ký quán và chỉ dám ăn… cháo lòng thay cho bữa sáng vì “ngon-bổ-rẻ” nhưng ăn mãi thì… quá chán. Cầu thủ không dám mời bạn gái đi chơi vì thiếu tiền. Quần áo tập rách mà chẳng có tiền mua.
Nhưng có kêu thì cũng…chịu, họ chỉ biết than thở một cách…giấu mặt.
Đó là vào một buổi sáng, trên tấm bảng Lịch tập luyện, ai đó bí mật viết lên mấy dòng nhắn gửi lãnh đạo: “Kính đề nghị trả lương tháng 4, tháng 5 tiền giày ăn sáng” và để ép phê hơn họ nhấn mạnh: “TRẢ LƯƠNG NHANH”.
Đúng là chuyện bi hài chỉ có trong bóng đá Việt Nam
Theo VNE
Cầu thủ Kienlongbank Kiên Giang: Cầm đồ chờ thưởng Tết
Chuyện cầu thủ K.Kiên Giang "đói" đã than vãn quá nhiều nhưng có vẻ như mọi chuyện vẫn chưa có hồi kết.
Ở đội bóng này, những cảnh cười ra nước mắt mà các cầu thủ TP.HCM từng gặp phải năm trước đang được tái hiện đầy đủ. Thế nhưng, cũng lạ khi tại giải Tứ Hùng trên sân nhà Rạch Giá, K.Kiên Giang vẫn thi đấu như thể đầu óc đang "thông" nhất.
Nhẵn mặt ở tiệm cầm đồ
Ở K.Kiên Giang bây giờ có rất nhiều chủ nợ và con nợ. Với những bản hợp đồng chỉ được kí hờ và các cầu thủ đã thực thi những điều khoản trong 3 tháng vừa qua thì các cầu thủ đang là "chủ nợ" của CLB.
Cầu thủ K.Kiên Giang trong cơn khó khăn lương, thưởng
Nhưng từ chỗ là "chủ nợ", thì cầu thủ cũng là "con nợ" của các hàng quán bên ngoài sân vận động. Còn các tiệm cầm đồ xung quanh sân Rạch Giá thì cũng thường xuyên đón tiếp khách quen là những cầu thủ có tiếng "tỷ với triệu phú".
"Xin tiền nhà cũng chỉ lần đầu, lần hai. Xin hoài mắc cỡ quá mà mình đâu chỉ có nhu cầu ăn cơm ngày 2 bữa. Đôi khi thèm ly cà phê mà không có đồng xu dính túi thiệt buồn vô cùng. Thế nên nhiều khi "quẫn" quá, có chiếc xe máy cũng phải đem cầm để có chút tiền tiêu vặt. Thậm chí có chiếc điện thoại để liên lạc, mà cũng phải gửi ở tiệm cầm đồ ít bữa chờ tiền nhà...", một cầu thủ K.Kiên Giang tâm sự.
"Chúng tôi chờ quá lâu rồi mà cũng nghe hứa nhiều rồi. Nhưng giờ làm căng thì cũng không hay, ban lãnh đạo cũng có cái khó. Thôi thì cứ cố chờ nữa xem sao. Tất cả anh em không mong sẽ được giải quyết đầy đủ nhưng mọi người vẫn tin đội sẽ có chút đỉnh cho anh em về ăn Tết. Với bối cảnh bóng đá Việt Nam hiện nay, đội đừng giải tán để anh em có chỗ thi đấu là cũng mừng rồi", một cầu thủ khác phân trần.
Và 60 nghìn đồng
Mấy tháng nay, K.Kiên Giang không đi thi đấu giao hữu sân khách. Chẳng phải K.Kiên Giang đóng cửa rèn quân gì, mà bởi vì chỉ có tập ở sân nhà mới có cơm ăn cho cầu thủ. Đầu bếp của đội vẫn có thể "khất" để lo bữa cơm cho cả đội khi tập. Nếu thi đấu xa nhà, K.Kiên Giang sẽ phải ăn nhờ ở đậu, ban lãnh đạo cũng không có tiền nhiều để lo khách sạn hay tiền ăn cho cầu thủ.
Thầy trò cùng khó
Thế nên mới có chuyện một số cầu thủ tân binh của K.Kiên Giang từ khi kí hợp đồng đến nay mới chỉ lãnh tiền đúng được 60 nghìn đồng. Đó là lần đội đi giao hữu ở sân khách và cầu thủ được phát tiền ăn trong một ngày là 60 nghìn đồng. Đó cũng là lần duy nhất các tân binh của K.Kiên Giang được sờ tới tờ polyme.
Giải thích về việc chậm trễ tiền nong, ban lãnh đạo K.Kiên Giang cũng chẳng còn lập luận nào khác, ngoài lý giải nhà tài trợ Kienlongbank đòi hỏi phải kiếm được 15 tỷ từ các đối tác khác cho đủ quy định tài chính của VPF thì mới giải ngân. Còn nhà tài trợ Xổ số kiến thiết Kiên Giang thì hẹn đến qua Tết. Lãnh đạo cho biết sẽ cố gắng trong tuần này để có một khoản dành cho các cầu thủ về quà cáp cho gia đình.
Theo TTVH