Câu chuyện thắt lòng ngày cuối năm của anh chàng bị mẹ hỏi tiền suốt ngày
Dù thế nào đi nữa, gia đình vẫn là nơi tìm về, có bố mẹ, anh chị em và người thân che chở.
Ảnh minh họa.
Cuối năm có những niềm vui nhưng bất cứ ai cũng có những nỗi lòng khó nói thành lời. Có những người buồn vì áp lực cuộc sống, có người buồn vì chuyện gia đình, cũng có những người buồn vì những điều chưa làm được, và cũng có người buồn vì người thân không hiểu mình.
Mới đây, một chàng trai chia sẻ câu chuyện ngày cuối năm khiến nhiều người suy nghĩ.
“3h sáng rồi vẫn không ngủ được. Mình đi làm xa nhà cũng cả năm rồi. Mình có một người mẹ chả bao giờ hỏi hôm nay làm mệt không, có ăn uống đủ không? Chỉ hỏi dạo này làm có tiền không. Mình có đứa em đang học đại học.
Dạo này công việc chả ra gì cả, cả tháng cũng chỉ đủ tiền trọ tiền ăn, có khi còn ăn mỳ, mẹ mình thì 3 bữa nửa tuần lại nhắn tin hỏi có tiền không, gửi cho mẹ, gửi cho em tiền học phí.
Video đang HOT
Mình đang làm mà đọc tin nhắn thật sự mệt mỏi và buồn lắm. Dù biết là anh hai thì lo lắng cho gia đình nhưng thời gian này bản thân còn lo chưa xong. Gần Tết rồi mà bữa ăn cơm, bữa mỳ qua ngày. Công việc chính là làm biên tập clip”.
Chàng trai kể, công việc này chỉ kiếm được 200.000 đồng – 300.000 đồng vì mới vào nghề. Chưa kể có người còn quỵt tiền. Cuối năm rồi vẫn không muốn về vì sợ mẹ hỏi tiền đâu.
“Mẹ không xấu tính, chỉ là khổ quá rồi, cuộc sống khi nào cũng cơm, áo, gáo tiền. Làm xa nhà mà Tết không về tủi lắm. Mình không biết có nên về quê không, về đối diện với mẹ sao đây, cũng có vài lần giải thích rồi mà mẹ không nghe. Mẹ nghĩ làm cái nghề này chắc giàu lắm, nhưng đâu phải ai cũng thế”, chàng trai kể.
Đa số cư dân mạng chia sẻ câu chuyện với chàng trai song cho rằng nhà là nơi để tìm về, dù gì đi nữa đó vẫn là nơi ấm áp nhất. Câu chuyện mẹ hỏi hãy gác sang một bên, bởi dù thế nào đi nữa lòng mẹ lúc nào cũng thương con.
“Nghe kể cũng thấy tội quá, nhưng bạn hãy nghĩ là có nhiều người còn chẳng có nhà để về, có người còn chẳng còn bố hoặc mẹ để mà giục giã, than thở, hoặc có nhiều người làm quanh năm ngày tháng vất vả, đến cuối năm còn đội cả đống nợ nần… nói chung nhiều cảnh đời bất hạnh lắm, bạn còn trẻ, còn sức khoẻ, còn có ngày mai, đó đã là một sự may mắn rồi, hãy lạc quan lên!
Nếu lấy kinh nghiệm thì cố gắng duy trì, nếu có thời gian thì kiếm nghề tay trái làm kiếm thêm thu nhập. Còn nhà thì phải về, một năm về nhà được một lần thử tính xem cả đời về được mấy lần. Suy nghĩ thoáng lên nào”, một cô gái bày tỏ.
Một người khác cho rằng: “Mẹ nghĩ mày lên thành phố làm ra tiền, sợ tiêu pha, ăn chơi đàn đúm nên hỏi vậy đó, chứ mẹ nào chả thương con. Nếu nhà có điều kiện chắc chắn mẹ cũng không nghĩ đến lương đâu, nên hiểu cho mẹ. Làm edit clip không ra tiền thì làm thêm cái khác. Xã hội giờ năng động không phụ thuộc một nghề”.
Theo Emdep.vn
Đã ly hôn, tôi vẫn bị nhà chồng cũ trách không gửi tiền về biếu Tết
Chưa đến Tết, mẹ chồng cũ tôi gọi thông báo, bộ bàn ghế tiếp khách đã cũ, ông bà muốn thay mới và muốn tôi đóng góp.
Vợ chồng tôi ly hôn đến nay đã hơn ba năm. Nguyên nhân vì chồng cũ tôi có bằng đại học nhưng luôn sống cảnh thất nghiệp. Đi xin việc làm đúng chuyên môn, anh không có kinh nghiệm, còn lao động chân tay thì dăm bữa nửa tháng anh nghỉ. Anh nói, làm việc mệt, thu nhập thấp lại thường xuyên bị mắng chửi nên tủi thân.
Hơn 5 năm hai vợ chồng sống bên nhau, chồng tôi đi làm chỉ khoảng một năm, thời gian còn lại anh ở nhà nội trợ, trông con, lau chùi nhà cửa và chơi games. Mọi chi tiêu, chi phí nuôi con, đối nội đối ngoại... phụ thuộc vào thu nhập từ công việc làm trưởng phòng nhân sự cho một công ty nước ngoài của tôi.
Tết, tôi phải lo mọi thứ, từ sắm sửa, trang trí trong nhà, chuẩn bị mâm cỗ và lì xì cho bố mẹ chồng. Bố mẹ anh nói, tôi là dâu trưởng nên phải lo.
Tôi cho anh thời gian để thay đổi, suy nghĩ về mình nhưng không được nên đã xin ly hôn. Ba năm sau ly hôn, anh vẫn ở nhà 'ăn bám' bố mẹ, dù ông bà chỉ làm nông. Một mình tôi phải nuôi con gái năm nay 6 tuổi.
Cuộc sống của mẹ con tôi ổn. Con gái tôi yêu mẹ, ngoan, đang học ở một trường quốc tế.
Tết hai năm trước, bố mẹ chồng thường gọi cho tôi nhắc việc đưa con gái về thăm, cho con chơi với ông bà nội, thăm các anh chị, chú bác, cô dì. Mỗi khi đưa con về, tôi thường biếu ông bà chai rượu ngoại, chậu mai, sắm một món đồ nào đó trong nhà nhưng tôi vẫn bị chê không khéo léo.
Năm nay, mẹ chồng tôi thẳng thắn, bộ bàn ghế ở phòng khách đã cũ, ông bà muốn thay mới cho sang. Ông bà đã ngắm bộ bàn ghế gỗ, giá 20 triệu đồng nên muốn tôi đóng góp một nửa. Bà nói, tôi không phải biếu rượu, mai, lì xì như mọi năm mà hãy đưa tiền cho bà mua bàn ghế. Tôi nghe mà ngao ngán.
Ba năm qua, chồng cũ, bố mẹ chồng cũ không sắm cho con gái tôi một bộ quần áo. Tết con về, ông bà cũng chỉ lì xì 20 ngàn đồng. Tôi đưa con về nhà nội là muốn con có được tình cảm của hai bên nội ngoại, một phần muốn con có cái Tết ý nghĩa, vậy mà thành ý của tôi đã bị lợi dụng.
Tôi nên làm thế nào để tránh được những nỗi bức xúc như thế này? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
M.Linh
Theo vietnamnet.vn
Trang phục bá đạo mặc đi chơi Halloween cùng người yêu Nếu bạn vẫn chưa biết Halloween này mặc gì để đi chơi cùng người yêu thì đây là những gợi ý bá đạo. Khi bạn muốn chơi tàu lượn nhưng lại phải đi lễ hội hóa trang Halloween. Trang phục có vẻ khá hợp với chàng trai. Cô bé quàng khăn đỏ đi lễ hội Halloween cùng chú sói. Đây là gợi ý...