Câu chuyện shipper giao hàng nhưng nhất định không chịu nghe máy và lý do phía sau khiến vị khách nghe xong xúc động nói lời cảm ơn
‘Đôi lúc ta khoan hãy tức giận mà hãy thông cảm’, đó là lời chia sẻ của vị khách sau khi anh đã gặp câu chuyện đầy sự nhân văn này.
Dù nắng rát mặt hay mưa tầm tã, những người làm nghề xe ôm vẫn không nghỉ ngơi, đôi khi họ còn làm thêm công việc giao hàng để kiếm thêm thu nhập. Là nghề thích hợp với sinh viên làm thêm hay những người không có công việc cố định, nhưng đằng sau đó là những gian nan, vất vả và những câu chuyện chỉ người trong cuộc mới hiểu.
Mới đây, một bài viết xúc động có tên ‘Đôi lúc ta khoan tức giận mà hãy thông cảm’ kèm ảnh chụp màn hình tin nhắn của mình với một tài xế giao hàng nhận được rất nhiều sự đồng cảm, chia sẻ từ phía cư dân mạng.
Bài viết nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.
‘ Đôi lúc ta khoan hãy tức giận mà hãy thông cảm.
Mình đặt giao cơm ăn trưa, nhưng không thấy tài xế gọi lại, cũng không thấy phản hồi nên mình gọi điện thì tài xế cúp máy. Trong lúc đói, mình cực khó chịu vì hành động đó của một người làm dịch vụ nhưng mình cũng không hủy chuyến. Trên ứng dụng, tài xế chạy tới nơi rồi mà vẫn không gọi lại cho khách hàng.
Mình tiếp tục gọi và tài xế vẫn dập máy. Tức quá, mình chạy ra kiểm tra chỗ của anh ta đứng trên bản đồ. Mình hỏi tại sao anh gọi mà không bắt máy mà cũng không gọi lại cho mình?
Thì mình thấy bạn ấy đưa tay lên miệng và lắc tay, rồi mình mở điện thoại ra và nhận được 1 dòng tin nhắn ‘Bạn ơi tôi đã đến nơi. Xin lỗi, mình câm… xin lỗi vì sự bất tiện này’.
Ngay lập tức mình không còn giận nữa, mà có một cảm giác khác…’.
Tin nhắn đầy xúc động khiến vị khách chỉ còn biết nói lời xin lỗi và cảm ơn.
Theo như chia sẻ này, vị khách này đã đặt đồ ăn qua mạng nhưng khá lâu không thấy tài xế gọi lại, khi gọi cho tài xế thì cũng bị dập máy vài lần nên tỏ ra không vừa lòng. Sau khi kiểm tra ứng dụng, thấy tài xế đã đến nơi nhưng cũng không gọi cho mình nên đi đến địa điểm trên bản đồ để kiểm tra. Sau một câu hỏi, vị khách nhận ra tài xế giao hàng không thể nói được vì bị cấm. Đó là lý do tài xế không thể nghe máy được mà phải nhắn tin.
Sau khi mở phần tin nhắn, vị khách này thấy có một tin nhắn được gửi đến cách đây vài phút có nội dung: ‘Bạn ơi tôi đã đến nơi, xin lỗi mình bị câm. Xin lỗi vì sự bất tiện này’. Sau khi đọc được dòng tin nhắn này, vị khách kia đã không còn bực tức vì chuyện gọi điện cho tài xế nữa mà có lẽ sẽ thông cảm hơn với những hoàn cảnh kém may mắn hơn với mình.
Sau khi câu chuyện được đăng trên mạng xã hội, bài viết đã thu hút sự chú ý của nhiều người dùng khi nhận được hàng nghìn like và nhiều lượt bình luận. Đa phần mọi người đều cho rằng đây là một công việc vất vả, gặp nhiều rủi ro, vì vậy mong các khách hàng nên có cái nhìn cảm thông hơn với những tài xế, bởi vì biết đâu đằng sau tay lái ấy là cả một câu chuyện dài mà chẳng mấy ai hiểu được.
Mỹ Linh cho hay : ‘Nhiều người shipper tội nghiệp lắm luôn. Tớ mong các bạn sẽ hiểu cho họ, có thể tặng cho mỗi anh chị một chai nước làm động lực mỗi khi giao hàng cho mình nó không quá giá trị nhưng em nghĩ nó tốt’.
‘Tức giận mà không hủy chuyến, chứng minh rằng bạn vô cùng tử tế’ , Thảo Nguyễn bình luận.
‘Tối qua mình đặt 3 phần bún đậu, anh shipper có bảo là thông cảm vì anh phải đi đơn ghép, thực sự cũng đói lắm nhưng người ta cũng vất vả kiếm tiền, ở nhà đợi 1 tí cũng chả sao. Lúc đến nơi thì anh rối rít xin lỗi xong lúc mình vừa quay lưng đi vào thì ảnh có bảo là ‘không biết bao h mới hết dịch, mai anh lại thất nghiệp rồi’. Nghe xong thấy buồn ghê. Nên là mọi người ai có gặp vấn đề gì với shipper thì cũng nên bình tĩnh tìm hiểu lí do trước rồi hẵng nói người ta nhé, thực sự thấy tội lắm’ , Thùy Trang chia sẻ câu chuyện của mình.
Hai chàng trai Hải Phòng lang thang "chụp lén" những người lao động trên khắp đường phố, sau vài tháng đã trở thành hiện tượng Tiktok với hơn 1 triệu fans
Âm thầm chụp những bức ảnh một cách ngẫu hứng, nhưng cuối cùng chính những bức ảnh ấy đã mang đến niềm vui và cả giọt nước mắt hạnh phúc cho những người lao động bình dị trong cuộc sống hằng ngày.
Nếu đã là người thường xuyên theo dõi mạng xã hội Tiktok chắc hẳn bạn đã từng xem những video đầy xúc động khi có một anh chàng thợ ảnh đứng từ xa ghi lại những khoảnh khắc của người lao động, rồi mau chóng in ra một bức ảnh, đóng khung cẩn thận để tặng chính nhân vật trong bức hình, điều đáng xem nhất là phản ứng của người được nhận quà, bất ngờ hay xúc động không nói thành lời.
Người đàn ông làm nghề xe ôm, vất vả cả ngày được 40.000 đồng, đoạn video nhanh chóng nhận được hơn 5 triệu lượt quan tâm. (Nguồn: 16 Memories)
Những người lao động có người chưa bao giờ, hoặc cũng đã rất lâu rồi bận bịu ngày ngày đi mưu sinh cũng chẳng thể dành cho mình một tấm hình làm kỷ niệm. Vậy nên ý tưởng in tặng những người lao động 1 tấm ảnh về chính họ đong đầy tính nhân văn, mang lại niềm hạnh phúc cho những người có hoàn cảnh khó khăn đã nhanh chóng nhận được hàng triệu lượt xem và hưởng ứng trên mạng xã hội Tiktok. Đây cũng chính là điều mà những chàng thanh niên của nhóm 16 Memories mong muốn.
Những chàng trai yêu nhiếp ảnh, truyền cảm hứng từ việc chẳng mấy ai làm
Mới chỉ hoạt động được hơn 2 tháng, nhưng 16 Memories đã thu về cho mình gần 1 triệu người theo dõi và gần 9 triệu lượt thích trên kênh Tiktok, với những con số và sự phát triển nhanh chóng đến vậy, thật bất ngờ khi 2 người thực hiện nội dung trên kênh này còn khá trẻ, khi Lê Huy Anh sinh năm 1999, vừa tốt nghiệp trường FPT Polytechnic - ngành Lập trình máy tính thiết bị di động, cùng Lê Tiến Huy sinh năm 2000, hiện đang học Đại học Hải Phòng khoa du lịch.
Xuất phát từ tình yêu với quê hương Hải Phòng, Huy Anh và Tiến Huy thường xuyên đi chụp những khung cảnh đời sống của thành phố này, nhận thấy những người lao động ngoài đường làm việc rất vất vả, nên cả 2 muốn ghi lại những khoảnh khắc lao động và dành cho họ một điều bất ngờ. "Chúng em đã quyết định lập ra kênh Tiktok 16 Memories để đi chụp ảnh những người lao động, sau đó in ảnh ra và tặng cho họ, cùng với đó là hỏi han tâm sự về những câu chuyện nghề, chuyện đời và chia sẻ đến với tất cả mọi người. Từ khi có ý tưởng đến hành động mất khoảng 1 tháng, ngoài việc có sẵn máy ảnh, thì đi tìm chỗ mua máy in di động, giấy in và khung ảnh phù hợp nhất với định dạng video ngắn ở trên TikTok cũng là một thử thách", những chàng thanh niên của 16 Memories chia sẻ.
Không cầu kỳ mà chỉ đơn giản là cầm chiếc máy ảnh lên chụp lại khoảnh khắc đẹp nhất của những người lao động bên đường, video đầu tiên xuất hiện trên kênh của 16 Memories chụp lại một người làm nghề xây dựng, đang tất bật xếp gạch xây nhà thì bất ngờ lọt vào khung hình, chỉ một chút thời gian bức ảnh đã được in xong.
Đứng nói chuyện với người thợ xây, Huy Anh và Tiến Huy bắt đầu một cách khá tự nhiên và hỏi thăm về công việc, sau cùng bức hình đóng khung cẩn thận được gửi tặng cho người thợ xây. Lần đầu nhận được bức ảnh tuyệt đẹp chụp lại bản thân trong lúc lao động vất vả, người thợ xây vô cùng hạnh phúc, gửi lời cảm ơn tới những chàng trai của 16 Memories.
Cuối video là lời kết "Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lý do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lý do để cười" . Đoạn video ngắn ngủi nhưng nhanh chóng tạo thành hiện tượng mạng khi thu về 4,5 triệu lượt xem, 7.000 bình luận. Sau khi xem video nhiều người đã thể hiện sự xúc động, cảnh tượng làm việc vất vả đã lấy đi của không ít người những giọt nước mắt, khiến cho những ngày phải "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" cảm thấy mình trong đó, làm việc vất vả vì cuộc sống mưu sinh, gồng gánh nuôi gia đình.
Bức ảnh đầu tiên trong chuỗi các hoạt động tặng ảnh của nhóm 16 Memories gây xúc động cho người xem.
Nói về nhân vật trong quá trình đi chụp hình cảm thấy ấn tượng nhất, bạn Huy Anh kể lại: "Nhân vật chúng em ấn tượng nhất là bác lái xích lô dưới chân cầu Lạc Long. Mặc dù khi tâm sự với bác thấy hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng cách nói chuyện của bác rất vui vẻ, thoải mái, luôn nở nụ cười. Điều đó đã truyền cảm hứng tới không chỉ chúng em - những người thực hiện video, mà còn truyền cảm hứng tới rất nhiều bạn khán giả đang theo dõi kênh nữa".
Những khoảnh khắc rất đời thực được những chàng thanh niên trẻ chụp lại, khiến cho người xem cảm thấy, cuộc sống này còn rất nhiều người vất vả, hãy trân trọng những điều mình đang có, sống lạc quan bằng những nụ cười.
Không chỉ là tặng ảnh mà còn là những phần quà nhỏ, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn
Chắc hẳn trong số chúng ta, nếu ai có sở thích chụp ảnh đường phố thì đều cảm thấy những người lao động là "chất liệu" không thể thiếu trong những tấm hình. Ấy thế đã mấy ai được như những chàng trai người Hải Phòng này, một người là sinh viên, một người vừa mới bắt đầu đi làm nhưng lại chịu khó làm những công việc tuy nhỏ bé mà phi thường đến vậy.
Bộ thiết bị mà 16 Memories mang theo trong mỗi lần đi làm.
Trên tay những thiết bị máy ảnh không phải là đẳng cấp nhất, chiếc máy in cũng không phải là loại đắt đỏ nhất, nhưng nó đủ để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong những công việc thường ngày của mỗi người.
Kể về việc tự bỏ tiền ra để in ảnh, Tiến Huy chia sẻ: "Sau khi mua chiếc máy in về, mỗi lần đi in tặng tính chi phí giấy in và khung ảnh chúng em tốn 30.000 đồng, ngoài việc gửi tặng ảnh, chúng em còn tặng quà, hỗ trợ họ để mọi người có thêm nguồn động viên trong cuộc sống".
Những video thu hút hàng triệu lượt quan tâm, đổi lấy là những lời động viên, khen ngợi từ cộng đồng mạng đến các bạn trẻ khi có những suy nghĩ chẳng mấy ai làm được.
Tiến Huy cũng bật mí sau khi nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ mạng xã hội, trong thời gian tới trên kênh của mình, cả 2 bạn trẻ đang ấp ủ những kế hoạch mới đặc biệt hơn, song hành với dự án hiện tại vừa đi tặng ảnh, vừa giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tài xế công nghệ ôm mặt khóc nức nở vì chạy được 2 đơn mà đứng chờ mất nửa tiếng: "Đã cực khổ chạy xe ôm rồi các chị còn ác vậy được" Người tài xế trẻ vừa ôm mặt khóc nức nở từng hồi vừa chia sẻ những tâm tư mà bản thân đã kìm nén bấy lâu với nghề mà mình gắn bó để kiếm sống. Xem đoạn clip, nhiều người vừa thương vừa thông cảm và càng thấu hiểu nhiều hơn với hoàn cảnh, nỗi niềm của người tài xế công nghệ. Ngày...