Câu chuyện rợn người đằng sau ca khúc thiếu nhi nổi tiếng London Bridge Is Falling Down con em bạn nghe hàng ngày
Ca khúc thiếu nhi vui tươi được trẻ em yêu thích nhưng bí mật đằng sau nội dung lại khiến nhiều người phải “rợn tóc gáy”.
Bên cạnh những bài hát thiếu nhi Việt Nam hẳn nhiều bậc phụ huynh đã từng mở các ca khúc thiếu nhi tiếng Anh cho con em mình nghe. Với giai điệu vui tươi, những ca khúc này được rất nhiều trẻ em yêu thích. Thế nhưng ít ai biết rằng, sự thật đằng sau nội dung lại là những bí ẩn khiến nhiều người phải “rợn tóc gáy”.
Trong đó, London Bridge Is Falling Down là một ca khúc như vậy. Với con số đạt hơn 758 triệu view cùng hơn 1,4 triệu lượt thích, đây là bài hát vô cùng quen thuộc với các trẻ em không chỉ ở Việt Nam mà còn toàn thế giới. Tuy nhiên, nội dung ca khúc nếu được hiểu rõ ý nghĩa, hẳn các bậc làm cha làm mẹ sẽ phải suy nghĩ lại về việc có nên để con mình tiếp tục nghe hay không…
MV London Bridge is Falling Down
Bài hát thiếu nhi đạt con số khủng lên đến hơn 758 triệu view
Từ bài đồng dao trở thành trò chơi của trẻ em trong đó có cả trẻ em Việt Nam
London Bridge Is Falling Down là một bài hát đồng dao và là trò chơi trẻ em. Thậm chí trẻ em Việt Nam cũng từng chơi trò chơi này: Những đứa trẻ (ít nhất 2 người) sẽ cùng nắm tay và giơ lên tạo thành hình vòng cung giống một chiếc cầu và hát bài đồng dao. Sau đó, những đứa trẻ khác sẽ chạy bên dưới qua “chiếc cầu”, khi bài đồng dao kết thúc, “chiếc cầu” sẽ sập xuống để bắt một đứa trẻ.
Trò chơi “chiếc cầu” vốn khá quen thuộc với các trẻ em Việt Nam
Câu chuyện thật sự đằng sau mới gây rợn người
Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Alice Gomme, đây không chỉ là một trò chơi đơn giản mà được dựng lên như một nghi thức: chôn sống một đứa trẻ dưới chân cầu để giữ cho cầu không bị sập. Người xưa tin rằng, nghi thức này giúp linh hồn của đứa trẻ sẽ bảo vệ cây cầu và trở thành người canh gác cho chiếc cầu thêm vững chãi.
Bên cạnh đó, còn có giả thiết cho rằng bài hát đồng dao này nói về “hầm mộ sống” khi nhốt một người vào hốc nhà rồi xây gạch lấp kín. Người bị nhốt sẽ chết dần chết mòn vì đói khát. Cũng giống như giả thiết của nghi thức kể trên, cách làm này được người xưa cho rằng sẽ giúp trấn yểm cho toà nhà không bị sập.
Rất may, những giả thiết đáng lo ngại này chưa bao giờ được chứng minh và không có bằng chứng khảo cổ nào cho thấy điều đó là đúng.
Cho tới nay, nội dung của ca khúc thiếu nhi London Bridge Is Falling Down vẫn khiến nhiều người phải tranh cãi vì ý nghĩa thật sự đằng sau đó
“My fair lady” là ai?
Câu hát cuối cùng xuất hiện để kết thúc ca khúc được ngân vang “My fair lady” (Tạm dịch: cô gái đẹp của tôi). Có nhiều giả thiết được đưa ra về người phụ nữ thật sự đằng sau câu hát này. Một số người tin rằng đó có thể là Đức mẹ Đồng trinh.
Một số người lại cho rằng đó là vợ vua Henry I khi ấy đang chịu trách nhiệm giám sát các công trình xây cầu quanh sông Lea. Hay có giả thiết lại cho rằng đó là Eleanor – xứ Provence, vợ vua Henry III và kiểm soát toàn bộ doanh thu của Cầu London vào cuối thế kỷ 13. Tuy nhiên, không ai trong số những người phụ nữ này đã từng được chứng minh chắc chắn là “My fair lady” của bài hát.
Hình minh họa trò chơi London Bridge Is Falling Down từ cuốn tiểu thuyết A Book of Nursery Rhymes năm 1901.
"Baby Shark" trở thành ca khúc thiếu nhi đầu tiên đạt chứng nhận Kim cương của RIAA
Đã 4 năm kể từ khi được lên sóng với phiên bản MV Dance chính thức, "Baby Shark" vẫn chứng minh được sức hút của mình khi tiếp tục mang về nhiều kỷ lục ấn tượng.
Và vừa qua (ngày 10/11), Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ đã mang đến một tin vui đặc biệt cho ca khúc này.
Với sức ảnh hưởng mạnh mẽ được duy trì trong suốt những năm qua thì mới đây, "Baby Shark" đã chính thức được Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA) cấp chứng nhận Kim Cương (tương đương với 10 triệu bản được tiêu thụ tại thị trường Mỹ). Thành tích này có được là nhờ trước đó ca khúc này đã bỏ túi 11 chứng nhận Bạch Kim (tương đương 1 triệu bản). Tính đến thời điểm hiện tại, đây là ca khúc thiếu nhi duy nhất trên thế giới có tên trong danh sách ca khúc đạt chứng nhận Kim Cương của RIAA.
Thông báo chứng nhận Kim Cương trên tài khoản Twitter chính thức của RIAA.
Theo thống kê từ Nielsen Music/MRC Data, "Baby Shark" đã có hơn 1,6 tỷ lượt nghe trực tuyến tại Mỹ và thu về 216.000 lượt tải xuống. Chạm ngưỡng 7,13 tỷ lượt xem, ca khúc cũng xuất sắc vượt qua bản hit toàn cầu "Despacito" (2017) của Luis Fonsi và Daddy Yankee để trở thành MV có nhiều lượt xem nhất mọi thời đại trên nền tảng YouTube. Trước đó, "Baby Shark" cũng từng góp mặt tại BXH Billboard Hot 100 với vị trí No.32.
Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2007 bởi nữ nghệ sĩ người Đức Alemuel với tên gọi "Kleiner Hai", "Baby Shark" lúc bấy giờ cũng đã tạo được hiệu ứng lan truyền mạnh tại nước này. Ca khúc nhanh chóng trở nên nổi tiếng và mang về thành tích No.25 trên BXH âm nhạc của Đức và No.21 tại BXH của Áo. Nhưng bài nhạc này chỉ thật sự trở thành hiện tượng khi được Pinkfong - một thương hiệu giáo dục tại Hàn Quốc phát hành phiên bản mới vào tháng 11/2015 với tên gọi "Baby Shark".
"Baby Shark" chỉ thất sự nổi tiếng toàn cầu sau khi Pinkfong tái phát hành phiên bản mới vào năm 2015.
Ca khúc "Baby Shark" đã được phát hành nhiều phiên bản tại các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Không chỉ thu hút sự yêu thích của các khán giả thuộc lứa tuổi thiếu nhi, vũ đạo của "Baby Shark" còn lan tỏa sức ảnh hưởng đến cộng đồng ... người lớn, trong đó có cả những nghệ sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc như Black Pink, Red Velvet, BTS, TWICE, EXO... Đây cũng được xem là một trong những lý do giúp ca khúc càng thêm phổ biến khắp toàn cầu và liên tục thiết lập nên nhiều thành tích "khủng".
MV Dance của ca khúc "Baby Shark".
BLACKPINK và hàng loạt nhóm nổi đình đám nhưng chẳng có Daesang, tất cả là vì "núi cao còn có núi cao hơn"? Dù vô cùng nổi tiếng nhưng BLACKPINK và nhiều nhóm nhạc Kpop chưa thể chạm tay vào giải thưởng Daesang danh giá. Trong lĩnh vực âm nhạc, Daesang là tên gọi của giải thưởng cao quý nhất ở các lễ trao giải Hàn Quốc. Nhận được danh hiệu này là ước mơ cháy bỏng của nhiều nghệ sĩ, có người còn coi đây...