Câu chuyện phía sau 2 nồi thịt của bố mẹ khiến con trai phải đăng đàn ‘kể khổ’
Dù không phải là người trực tiếp “ tham chiến”, nhưng bạn trẻ trong câu chuyện lại là người phải chịu đựng không ít “hậu quả” từ nó.
Gia đình nào mà chẳng phải trải qua đôi ba lần cơm không lành, canh không ngọt. Là vợ chồng sống với nhau hàng chục năm thì việc giận hờn, cãi nhau càng không phải là điều khó hiểu.
Tuy nhiên, nếu nói về những cuộc “ chiến tranh lạnh” trong gia đình thì không nhà nào giống nhà nào. Những lúc ấy, người phải chịu đựng nhiều nhất đôi khi không phải là kẻ trong cuộc mà là những nhân vật đứng ngoài cuộc chiến – cụ thể chính là những đứa con.
Câu chuyện “chiến tranh lạnh” của bố mẹ một bạn trẻ được chia sẻ trên mạng vô tình lại trở thành chủ đề bàn luận khá hài hước từ dân mạng.
“Chuyện là ba mẹ mình giận nhau, ba ngủ phòng ba, mẹ ngủ phòng mình, mình ngủ sô-pha. Hôm nay thì thế cục “chiến tranh lạnh” đã lan đến mặt trận bếp ăn khi mà ba mẹ mình thi nhau nấu thịt kho trứng. Hôm trước ba nấu nồi bên trái, thì hôm sau mẹ nấu nồi bên phải…
Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết. Tuy ở một nhà nhưng hằng ngày mình phải ăn 2 món canh (1 món ba nấu, 1 món mẹ nấu). Đến hôm nay mình không chịu nổi nữa vì phải ăn đến 2 nồi thịt kho trứng theo hai phong cách khác nhau, no gần chết”, nguyên văn dòng trạng thái than thở của người con.
Video đang HOT
Cuộc chiến lan ra từ phòng ngủ đến căn bếp với hai nồi thịt kho là “hậu quả”.
Theo đó, anh chàng đăng đàn kể khổ khi phải là người chịu đựng hậu quả của việc bố mẹ giận nhau. Để người đọc hình dung rõ hơn vấn đề, chủ bài viết còn đăng kèm bức ảnh chiếc bếp với hai nồi thịt kho mang hai hình thái khác nhau được nấu riêng bởi bố mẹ.
Phụ huynh giận nhau, con cái hứng đạn, có vẻ đây cũng là nỗi niềm chung của nhiều bạn trẻ nên câu chuyện đậm chất “sóng gió gia đình” này ngay lập tức nhận về lượng tương tác rất cao.
“ Sao bạn không đổ chung luôn 2 nồi làm 1. Cho ba mẹ ngồi lựa của ông của bà. Biết đâu lại huề. Không thì lần sau sẽ khắc tên trên đồ ăn á”.
“Trộn 2 nồi lại với nhau, hốt thêm 1 nhúm muối bỏ vô, thêm 2 trái ớt. Ba mẹ quay qua chửi bạn là hết lạnh à”.
“Bố mẹ mình khi cãi nhau mà thấy mình sẽ không cãi nữa, họ sẽ hợp sức chửi mình”.
“Ít ra còn được nấu cho ăn, chứ ba mẹ tui mà cãi nhau thì tui là người nấu đó trời”.
“Mình chỉ thắc mắc là cuối cùng thì ai là người rửa chén?”.
Cha sáng bán nước đá, chiều tất tả tới đám cưới con: Câu chuyện xúc động phía sau bức ảnh
Người cha trong 2 khoảnh khắc thực sự khiến người ta rung động.
Hình ảnh người ba trong bữa tiệc cưới đang nhận được rất nhiều sự chú ý, quan tâm trong dư luận. Tấm hình chụp 2 khoảnh khắc đối lập, một bên là người cha với đôi dép lê và chiếc mũ lưỡi trai, gương mặt khắc khổ đang tất tả xay đá, bán cho khách. Tấm hình còn lại, vẫn người đàn ông đó, mặc vest chỉn chu nhưng gương mặt chất chứa nỗi buồn khó nói sau giây phút tiễn con gái về nhà chồng.
Người chụp bức ảnh nói trên là thợ được thuê trong đám cưới. Tuy bức ảnh chụp vội, sai bố cục, kỹ thuật, nhưng anh lại thấy xúc động vì bắt được khoảnh khắc "hiếm".
Trong một bài đăng trên mạng xã hội, nam thợ ảnh viết: "Tấm hình này tui chụp gần như là hụt nét vì nó nhanh quá, chớp nhoáng luôn. Tui canh ba cô dâu rất kĩ từ đầu tới cuối, chờ có một khoảnh khắc gì đó với con gái rượu từ người cha bề ngoài khó tính, ít nói ít cười.
Sáng ba bốn giờ ba vẫn xay nước đá bán cho khách. Ba đi vô rầy la con cháu sao chuẩn bị trễ quá. Ba lên bàn sui mà vẫn trầm ngâm... Mãi tới gần hết đám, nhà gái ra về, để cô dâu lại nhà chồng. Ba đứng xa xa bên ngoài nhìn bạn bè, bà con đang chúc mừng cô dâu rôm rả. Tiếng ba nhỏ xíu xiu, mà nhờ tui đứng kế mới nghe được. "Ba về nha con..." Cô dâu không nghe thấy. Ba lặng lẽ quay ra. Chắc ba sợ tới gần con gái không cầm được nước mắt.
Tấm này tui chụp mém hỏng, sai bố cục kĩ thuật... mà sao tui thích nó ghê ...".
Người cha tất tả xay nước đá bán rồi đi dự đám cưới con gái (Ảnh: NVCC)
Tiệc cưới tàn, cha lại về bán nước đá
Chia sẻ thêm với chúng tôi, anh Vương Đình Khang (34 tuổi, thợ ảnh) - chủ nhân của tấm hình trên cho biết, khoảnh khắc được anh chụp trong một đám cưới ở Vĩnh Long hồi đầu tháng 7/2022.
Nam thợ ảnh nói: "Cha cô dâu là kiểu người ít nói, nghiêm khắc với con gái. Nhưng cha nào thì cũng thương con, mình cứ đợi nguyên cả một buổi tiệc để đợi chú bộc lộ tình cảm mà chờ hoài không thấy. Tới lúc chú về, mình chạy ra ngoài chụp vội luôn tấm hình. Tuy ảnh bị hư vì chú đi nhanh quá, đôi mắt lên ảnh bị mờ nhưng cảm xúc lúc đó rất đẹp", nam thợ ảnh cho hay.
Tiệc cưới tàn, người cha lặng lẽ quay đi, ánh mắt buồn rười rượi
Cũng theo anh Khang, người đàn ông trong tấm ảnh làm công việc việc phân phối nước đá cho hàng quán. Do buôn bán vất vả, bận rộn nên dù ngày đám cưới của con gái, ông không thể nghỉ bán. "Chú vẫn thức từ đêm hôm trước để xay nước đá. Đến sáng chú làm vừa xong công việc thì nhà trai tới rước râu, chú lại tất tả chạy qua đám.
Trước đây mình cũng chụp một bộ ảnh đám cưới ở miền Tây khoảng 2 năm trước, lúc dịch Covid-19 mới bùng phát. Cũng có rất nhiều tấm hình đẹp, nhưng những khoảnh khắc chụp về gia đình mới thật sự quý giá và luôn còn mãi giá trị nhân văn sâu sắc", anh Khang nói.
Ghé thăm ngôi nhà gắn bó của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong phim Em và Trịnh Bối cảnh nhà của cố nhạc sĩ họ Trịnh trong phim mang hơi thở của kiến trúc hiện đại xen lẫn nét cổ điển của thế kỷ trước. Bộ phim "Em và Trịnh" như một cuốn băng chạy dài tái hiện rất nhiều câu chuyện của cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Câu chuyện trong phim trải dài suốt 3 thập niên...