Câu chuyện nữ luật sư yêu và cưới thân chủ mang án tử hình
Tình yêu luôn có lý lẽ riêng của nó bởi lẽ khi một người ngoài cuộc nhìn vào nhiều lúc họ không hiểu chuyện gì đang xảy ra, còn những người đang yêu cũng không thể lý giải được thành lời.
Hãy cứ cho là thế để chúng ta không phải ngạc nhiên khi chứng kiến những phi vụ tình yêu lạ lùng, phi lý trong đời thực.
Cái chết của cô gái trẻ và bản án còn nhiều tranh cãi
Matthews làm việc trong một ngân hàng ở Tampa cách nơi cô sống khoảng 40 phút đi xe. Hàng ngày sau khi làm việc Matthews thường hẹn hò cùng bạn trai để ăn tối và đi chơi trước khi cô trở về nhà. Thông thường khi về đến nhà Matthews sẽ gọi điện cho bạn trai để thông báo cô đã về nhà an toàn nhưng ngày 4/12/1986, Matthews đã không bao giờ trở về nhà an toàn một lần nữa.
Sáng sớm hôm sau, sau khi xác nhận Matthews không ở cùng bạn trai, gia đình cô đã báo cáo với cảnh sát về sự biến mất của Matthews. Sáng cùng ngày, cảnh sát đã tìm thấy thi thể của cô gái ở gần đường ray xe lửa trên trục đường trở về nhà của cô. Matthews đã bị hãm hiếp và giết chết, thi thể của cô được bọc trong một chiếc chăn trắng.
Bạn trai Matthews, McClelland là nghi phạm đầu tiên được thẩm vấn nhưng sau đó ít ngày kết quả phân tích tinh dịch của hung thủ trên người nạn nhân cho thấy hung thủ là người có nhóm máu A trong khi McClelland lại thuộc nhóm máu O vì vậy anh ta được loại trừ khỏi danh sách tình nghi.
Oscar và Rosalie gặp nhau trong nhà tù.
Cuộc điều tra tiếp tục được tiến hành với tất cả mối quan hệ của Matthews, những người có thể biết lịch trình của cô nhưng tất cả đều có chứng cứ ngoại phạm tốt và không có bất kỳ nhân chứng nào nhìn thấy nghi phạm hay biết điều gì về vụ án. Vụ án ngày càng rơi vào bế tắc. Hung thủ dường như đã bốc hơi khỏi mặt đất sau khi gây án.
Nhiều năm trôi qua, nỗi đau của gia đình Matthews đã nguôi ngoai phần nào nhưng họ vẫn luôn tin rằng con gái họ chưa được an nghỉ thanh thản chừng nào kẻ sát hại cô chưa bị trừng phạt. Với cảnh sát, những người từng thụ lý vụ án vẫn luôn đau đáu một câu hỏi kẻ nào đã sát hại cô gái trẻ tội nghiệp???
Vào năm 1990, một người phụ nữ sống ở Ohio, Cheryl Coby đã kể lại với chồng mình rằng chồng cũ của cô, Oscar Ray Bolin từng thú nhận rằng anh ta là người giết chết Matthews trong một lần say rượu và cầu xin cô đừng báo cảnh sát. Ngay lập tức người chồng thứ hai của Coby đã báo cáo sự việc với chính quyền và vụ án năm đó đã có những manh mối đầu tiên.
Video đang HOT
Coby nhớ lại Oscar từng kể với cô rằng em trai của mình đã giúp anh ta bọc cơ thể Matthews và đưa lên xe. Phillip Bolin bị triệu tập để thẩm vấn và đã thừa nhận câu chuyện của Coby.
Oscar Ray Bolin đã bị bắt giữ và sau đó bị buộc tội trong hai vụ án mạng của hai cô gái trẻ khác là Blanche Holley 25 tuổi và Stephanie Collins 17 tuổi mà hung thủ cũng mang nhóm máu A. Oscar bị kết án tử hình với 3 tội danh giết người được nêu ra. Mặc dù chứng cứ có vẻ chỉ rõ Oscar là thủ phạm nhưng anh ta liên tục kêu oan và nói mình không liên quan đến cả ba vụ án kể trên.
Tình yêu nở hoa trong nhà giam tử tù
Năm 1994, Rosalie làm việc cùng chồng trong một văn phòng luật sư chuyên bào chữa cho các tử tù được giảm án để cứu vãn cuộc sống của họ. Rosalie đã gặp Oscar lần đầu tiên trong tình huống như thế. Rosalie kể lại: “Tôi đi đến gần và anh ấy hỏi “cô là ai?”. Tôi đã trả lời: “Tôi đến đây để giúp anh. Tôi là thần hộ mệnh của anh” và sau đó Oscar đã rất hợp tác với cô.
Rosalie chưa bao giờ hối hận về quyết định đám cưới của mình.
Ngay buổi gặp mặt đầu tiên với Oscar, Rosalie đã nghĩ rằng mình sẽ giúp người đàn ông này, cô nói mình có linh cảm của một luật sư và cô đã nhìn vào hàng nghìn đôi mắt của những kẻ giết người, đôi mắt của Oscar rất khác và cô không tin Oscar là kẻ giết người. Rosalie ngày càng bị người đàn ông này hấp dẫn sau những lần tiếp xúc và cảm thấy anh ta rất đặc biệt.
Cuộc hôn nhân của Rosalie đã có những vấn đề trước đó và sự quan tâm quá mức đến một tù nhân càng khiến cho chồng Rosalie nghi ngờ, ghen tuông. Anh ta đã tuyên bố nếu Rosalie tiếp tục bào chữa cho Oscar thì họ sẽ ly hôn nhưng Rosalie cho rằng mình không thể dừng lại, cô muốn cứu Oscar khỏi cái chết. Rosalie sau đó đã ly hôn và thậm chí từ bỏ quyền nuôi con vì cô biết quyết định của mình không được mọi người ủng hộ và có nhiều tai tiếng.
Rosalie chia sẻ: “Nhiều người nói tôi thật điên rồ và ngu ngốc khi từ bỏ gia đình và các con nhưng tôi biết tôi yêu Oscar và không thể để anh ấy một mình”. Cả báo chí cũng biết về câu chuyện của họ và có không ít lời bình luận khiếm nhã nhưng điều đó cũng không thay đổi được quyết tâm của Rosalie.
Hình ảnh đám cưới qua điện thoại của họ.
Sau đó ít lâu cả hai đã tổ chức một “đám cưới qua điện thoại”, Rosalie đã mặc áo cô dâu và thề trước Chúa sẽ luôn bên cạnh Oscar ở trong căn phòng của mình, còn Oscar mặc áo tù nhân ở trong nhà giam. Cuộc hôn nhân của họ không có sự công nhận của mọi người mà chỉ có sự chứng giám của Chúa nhưng với họ đó thực sự là một cuộc sống mới. Mặc dù một người trong tù còn một người ở ngoài và một tuần họ chỉ được ăn trưa cùng nhau một lần nhưng cả hai đều cảm thấy hạnh phúc và hài lòng.
Lấy tư cách là vợ của anh trai, Rosalie đã đến gặp và nói chuyện cùng Phillip Bolin. Phillip ban đầu không muốn nói gì về vụ án nhưng sau đó lại nói rằng mình bị cảnh sát ép cung và ký tên vào tời khai. Bên cạnh đó theo mẫu phân tích tinh trùng hung thủ để lại trên người nạn nhân cho thấy người này có nhóm máu A trong khi thực tế Oscar mang nhóm máu AB mà trong bản báo cáo ghi rằng có thể vì lý do nào đó khiến những tế bào B bị mất đi chỉ còn lại tế bào A.
Với niềm tin chồng mình vô tội cùng với những bằng chứng mâu thuẫn, Rosalie đã nhiều lần làm đơn kháng nghị lên tòa án nhưng tòa án cho rằng có thể những bằng chứng chưa thật sự thuyết phục để kết tội Oscar, nhưng những bằng chứng mới cô đưa ra cũng chưa đủ để chứng minh anh ta hoàn toàn vô tội. Hơn nữa trong phiên tòa phúc thẩm, em trai của Oscar lại một lần nữa thay đổi lời khai của mình cho rằng vì sức ép của gia đình để chạy tội cho anh trai nên mới nói với Rosalie như vậy.
Cho dù kết quả kháng cáo không được như mong đợi nhưng Rosalie vẫn luôn tin rằng Oscar không phải kẻ giết người và chồng mình đã không được xét xử công bằng. Với những nỗ lực không ngừng sau nhiều lần kháng cáo, năm 2005 Oscar đã được xét xử tại một phiên tòa phúc thẩm mới và tòa án đã quyết định rút án tử hình xuống mức án chung thân.
Rosalie từng trả lời báo chí sau phiên phúc thẩm rằng cho dù kết quả thế nào thì với cô Oscar vẫn là một người chồng tuyệt vời và cô không bao giờ hối hận vì quyết định của mình. Còn với Oscar anh cho rằng bây giờ kết quả thế nào thì cũng không còn quan trọng nữa bởi anh ta đã có một tình yêu lớn trong đời và nếu được thả ra khỏi nhà tù mà không có Rosalie bên cạnh thì anh ta thà ở trong tù còn hơn.
Theo PV
Cảnh sát toàn cầu
"Thần chú" giữ chồng tài tình của vợ tôi
Chỉ với hai hành động vô cùng nhỏ nhưng được lặp đi lặp lại thành thói quen đã trở thành bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình suốt 10 năm qua của vợ chồng tôi.
Đến ngày hôm nay, sau gần 10 năm chung sống, tôi có thể nói rằng cuộchôn nhân của chúng tôi vô cùng hạnh phúc và tốt đẹp. Tôi có một người vợ hiểu và biết thông cảm cho chồng. Tôi có hai đứa con trai ngoan ngoãn, học giỏi. Hôm nay, tôi vừa đón sinh nhật lần thứ 35 của mình trong niềm vui sướng tột độ. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ tâm sự của mình tới mọi người.
Tôi và vợ tôi cưới nhau sớm, lúc đó cô ấy vừa tốt nghiệp đại học còn tôi thì đã đi làm được 3 năm. Vì yêu nhau và muốn về sống chung để tiện chăm sóc nhau nên chúng tôi đòi gia đình cưới cho. Lúc ấy chưa có gì để đảm bảo cuộc sống nhưng tôi luôn tự nhủ sẽ không bao giờ phụ bạc và phản bội vợ. Còn cô ấy cũng đầy quyết tâm đến với tôi.
Vợ chồng hạnh phúc (Ảnh minh hoạ)
Chúng tôi thuê một căn nhà nhỏ, không khác gì phòng trọ sinh viên, vì còn để giành tiền mua nhà. Trải qua 4 năm lận đận vất vả, cuối cùng chúng tôi cũng mua được một căn nhà, tuy rằng sau đó vẫn nợ rất nhiều. Rồi chúng tôi có con, hai bé trai sinh đôi. Cuộc sống dần ồn định và tốt đẹp hơn. Nhưng bí quyết khiến vợ chồng chúng tôi luôn vui vẻ và kìm nén lại mọi tức giận đó là hành động thắt cà vạt và câu "Anh đi làm nhé!" của vợ.
Tôi làm cho một công ty của Nhật, còn vợ tôi làm ở một trung tâm ngoại ngữ. Ca trực của cô ấy muộn hơn tôi một tiếng nên hôm nào, người ra cửa trước cũng là tôi.
Lúc mới cưới, vì yêu nhau và tràn đầy tình cảm mặn nồng của lứa tuổi thanh niên, và cũng vì cả hai đều là người yêu đầu tiên của nhau, nên vợ tôi sáng nào cũng giúp tôi thắt cà vạt. Mỗi lần thắt, cô ấy còn cố ý kéo cho thật chặt và bảo tôi: "Anh mà có làm gì có lỗi thì em siết cho anh khỏi thở".
Về sau, đó như một thói quen vậy. Dù là mùa đông, vợ được nghỉ làm nhưng cô ấy vẫn cố gắng bò khỏi chăn, thắt cà vạt và mở cổng cho tôi. Tới tận khi vợ đẻ, cô ấy vẫn làm việc đó không sót ngày nào. Chiếc cà vạt như một lời thần chú, trói buộc tôi với vợ, khiến tôi chưa bao giờ đi quá giới hạn trong bất kỳ mối quan hệ xã hội nào.
Khi đã thành đạt rồi, tôi nhận được rất nhiều ám hiệu, lời mời từ các cô gái trẻ, đẹp, nhưng mỗi khi nới cà vạt để thử một lần vui say quên mọi thứ, tôi lại nhớ tới bàn tay vợ miết nhẹ trên cổ áo. Nhớ tới câu đe dọa nhưng đầy ngọt ngào cô ấy vẫn thường nói. Vì thế tôi lại cố trở về nhà với vợ. Mỗi lần nằm cạnh cô ấy, tôi lại cảm thấy thật may mắn vì mình đã không làm điều gì có lỗi với vợ.
10 năm qua, không phải là chúng tôi chưa từng có mâu thuẫn. Có rất nhiều cuộc cãi vã nhỏ, nhưng dù giận dỗi đến đâu, cô ấy vẫn dậy thắt cà vạt và mở cổng cho tôi. Giận quá thì mặt cô ấy sưng sỉa, không thèm nhìn mặt tôi mà chỉ nhìn mỗi cái cổ. Còn tôi cũng quay đi, không nhìn vợ. Sau đó cô ấy vẫn ra mở cổng cho tôi, nhưng không chào nữa mà đi thẳng vào nhà. Không hiểu sao, cứ mỗi lần như thế tôi đều không thể tập trung làm việc được. Trong lòng quanh quẩn cảm giác khó chịu. Vì thế mà khi trở về, tôi mua tặng cô ấy món quà, coi như là lời xin lỗi làm lành.
Cũng có lần cãi nhau rất kịch liệt. Vợ tôi còn bỏ hẳn về nhà ngoại. Cô ấy đi buổi chiều hôm trước, sáng hôm sau thể nào tôi cũng gọi điện hỏi cà vạt ở đâu? Thắt như thế nào? Cái nào là chìa khóa cổng. Ban đầu, vợ tôi sẽ trả lời lạnh lùng rằng, cà vạt trong ngăn kéo, anh thắt thế nào thì thắt, chìa khóa cổng là cái to nhất.
Đến khi thấy tôi nói cuống lên là không biết thắt cà vạt, mở cổng mãi không được, là vợ tôi sẽ lập tức hộc tốc từ nhà mẹ đẻ trở về. Tôi biết, vợ tôi vẫn rất thương và quan tâm tới tôi.
Vì vậy, đối với tôi, khi nói về hạnh phúc gia đình, tôi sẽ nghĩ ngay tới những chiếc cà vạt vợ mua và những lần cô ấy mở cổng chào tôi đi làm.
Tôi biết chặng đường phía trước còn dài, nhưng tôi tin vợ chồng tôi sẽ có tiếp tục 20 năm, 30 năm... tiếp tục như vậy nữa.
Nếu mọi người có bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình nào, hãy cùng nhau chia sẻ nhé! Cảm ơn đã đọc tâm sự và chia vui với tôi.
Theo Trithuctre
Vụ thảm sát tại Bình Phước:Bị can lo sợ phải trả giá Trong vụ thảm sát ở Bình Phước, những ngày đầu bị can Tiến khủng hoảng bởi hình dung ra việc trả giá cho hành vi gây án. Liên quan đến vụ án, đại tá Trần Thắng Phúc - Giám đốc công an tỉnh Bình Phước, phó ban chuyên án, cho biết, hiện công an đang tiến hành các bước tố tụng theo quy...