Câu chuyện muôn thuở của các cặp vợ chồng: Nghỉ lễ về nội hay về ngoại
Vấn đề muôn thuở của các cặp vợ chồng mỗi dịp lễ Tết là nên về nhà nội hay nhà ngoại? Cả năm hiếm lắm mới có 1, 2 kỳ nghỉ lễ dài, ai cũng muốn tranh thủ về quê thăm bố mẹ.
Tuy nhiên, theo tâm lý chung trong khi chồng thì muốn về nhà nội, vợ lại đòi về nhà ngoại, không ai chịu nhường ai.
Mỗi kỳ nghỉ lễ các cặp vợ chồng lại đau đầu không biết lựa chọn nên về quê vợ hay quê chồng.
Câu hỏi đau đầu: Về nội hay về ngoại?
Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay sát luôn cả nghỉ lễ giỗ tổ Hùng vương 10/3 nên được nghỉ khá dài 4-5 ngày. Điều này khiến nhiều người thích thú vì có thể tranh thủ về quê thăm bố mẹ, đi du lịch đây đó. Tuy nhiên, với nhiều cặp vợ chồng, điều đó lại gây ra bất đồng quan điểm lớn là nên “về nội hay về ngoại?”, làm thế nào để vẹn toàn cả hai bên.
Chưa đến ngày nghỉ lễ, chị đồng nghiệp ở công ty tôi đã than thở, cả tuần nay hai vợ chồng cứ vùng vằng với nhau vì anh thì thích về nhà nội chị lại thích về nhà ngoại. Quan trọng nhất là nhà nội cách 2 vợ chồng chỉ có 60km, mất gần 2 tiếng đi xe còn nhà ngoại cách xa gần 200km, đi xe phải 6-7 tiếng mới đến. Cả hai vợ chồng còn có con nhỏ nên anh chồng cho rằng về nội cho gần, cũng là để các con đỡ mệt mỏi vì ngày lễ xe khách sẽ rất đông.
Các cặp vợ chồng đau đầu vì không biết nên phân chia về nội hay về ngoại trong kỳ nghỉ lễ.
Tuy nhiên, chị đồng nghiệp của tôi lại cho rằng vì nhà nội gần nên cuối tuần thứ 7, chủ nhật hai vợ chồng cũng thường dẫn con về chơi rồi. Còn nhà ngoại ở xa nên dịp lễ dài mới có cơ hội về. Lần này cũng về nhà nội nữa thì phải đến Tết Nguyên Đán mới được về ngoại hay sao. Để cho công bằng chị cũng nghĩ tới việc về mỗi nhà một nửa thời gian nghỉ lễ. Nhưng như thế sẽ rất mệt mỏi bởi riêng chuyện đi lại đã mất kha khá thời gian.
Một cô bạn khác của tôi cũng than thở nghỉ lễ năm nay muốn về nhà ngoại chơi. Vì hiện tại hai vợ chồng đang sống trên Hà Nội, bố mẹ chồng lại ở ngay ngoại thành, về thường xuyên rồi nên cũng không quá cần thiết. Nhưng khổ nỗi năm nay cô lại là dâu mới, nghỉ lễ gia đình bên nội thường tụ tập họ hàng anh em rất đông vui. Chẳng lẽ dâu mới năm đầu về nhà chồng đã vắng mặt thì cũng không hay. Mặc dù bố mẹ chồng thì thoải mái nhưng mấy cô dì chú bác nhà chồng lại không như vậy. Về mà không thấy cháu dâu lại inh ỏi lên “dâu mới mà chẳng biết ý gì cả”, “mới về thì ra rửa bát cho quen đi”, “Long (chồng bạn tôi) là chiều vợ lắm đấy nhé”,… Cũng vì không muốn chồng và bố mẹ chồng khó xử nên bạn tôi đắn đo mãi vẫn chưa quyết được.
Chị em phụ nữ không khỏi ám ảnh vì nghỉ lễ về quê nội chỉ chăm chăm dưới bếp dọn dẹp, rửa bát. (Ảnh minh họa: Trí Thức Trẻ)
Ai về nhà nấy cho khỏe thân
Thay vì đau đầu suy nghĩ xem nên về nhà nội hay nhà ngoại, một số cặp vợ chồng hiện đại chọn cách “ai về nhà nấy” để vẹn cả đôi đường. Nếu có hai đứa con thì cũng chia đôi luôn mỗi cháu về một nhà, còn nếu có một cháu thì sẽ theo mẹ về ngoại.
Video đang HOT
Chị Vân Trang (32 tuổi, Hà Nội) sau 10 năm làm dâu đã áp dụng giải pháp này được 2 năm nay. Thời gian đầu họ cũng bị bố mẹ hai bên phản đối gay gắt nhưng dần dần thì ông bà cũng quen. Nhờ đó mà vợ chồng tránh được những cuộc cãi vã không cần thiết. Kỳ nghỉ lễ năm nay họ cũng dự định làm như vậy, làm hết tối thứ 6 là mỗi người dẫn theo một đứa con xách vali ai về nhà nấy.
Nhiều cặp vợ chồng hiện đại lựa chọn ai về nhà nấy cho khỏe thân, đỡ mất công cãi vã.
Bởi 30/4 chị cũng có buổi họp lớp cấp 3 mà anh cũng vậy. Nếu cả hai cùng về một nơi thì một trong hai người sẽ phải bỏ buổi họp lớp. Chưa kể bạn bè cả năm mới gặp nhau 1 lần nên chẳng ai muốn bỏ cả. Hơn nữa, chị Trang cũng muốn về ngoại vì có thể gửi con cho ông bà trông, chẳng phải vướng bận điều gì. Đổi lại nếu về nội ngoài việc nấu nướng, dọn dẹp còn phải trông thêm cả mấy đứa cháu, cũng đến đau đầu.
Thấy ý tưởng này hay tôi cũng đề xuất với chồng và anh rất thích thú. Tuy nhiên, vừa ngỏ ý với bố mẹ thì lại bị mắng xa xả. “Anh chị như thế là ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình”, “được nghỉ 5 hôm thì về nhà 1, 2 hôm rồi muốn đi đâu thì đi chúng tôi không cấm”. Cũng may nhà ngoại và nhà nội của tôi chỉ cách nhau 70km, hai vợ chồng có thể tự túc đi lại nên cũng khá dễ dàng. Nhưng nhà ngoại các anh chị em lại về hết 2 hôm đầu nghỉ lễ, nếu 2 hôm sau tôi mới về thì chẳng còn ai chơi cùng mà hàn huyên tâm sự, nghĩ tới thôi đã thấy chán. Nếu như lúc này được “ai về nhà nấy” thì có phải tốt hơn không?
Về nội hay về ngoại khiến không ít cặp vợ chồng tranh cãi đến nửa đêm. (Ảnh minh họa: Sohu)
Hoàng Diệp (28 tuổi, Hà Nội) lại nghĩ ra ý tưởng nghỉ lễ liền đặt vé đi du lịch cho bố mẹ chồng. Sau đó cả hai vợ chồng có thể tự do về ngoại mà không phải vướng bận gì. Tuy nhiên, sau khi đặt vé xong thì bố mẹ chồng lại không muốn đi. Ông bà cho rằng cả năm mới có ngày nghỉ lễ gia đình phải quây quần bên nhau. Nếu không thì đặt thêm vé cả nhà cùng đi chứ nhất quyết không chịu đi một mình.
Thái độ của bố mẹ chồng khiến Diệp vô cùng ấm ức nhưng cũng chẳng làm được gì, đành phải đặt thêm hai vé. Quay sang vùng vằng trách móc chồng thì nhận được câu trả lời “tốt nhất ai về nhà nấy cho khỏe”. Trong lòng Diệp cũng mong như vậy lắm nhưng làm sao có thể bỏ hết lại mà đi. Rồi nghỉ lễ xong cô sẽ lại được nghe một bài ca từ bố mẹ chồng không làm tròn trách nhiệm con dâu, thậm chí là họp gia đình.
Vấn đề khoảng cách xa xôi, phương tiện đi lại cũng là yếu tố khiến các cặp vợ chồng cân nhắc xem nên về nội hay về ngoại. (Ảnh minh họa: Người lao động)
Cần sắp xếp thời gian hợp lý, cân bằng giữa nhà nội và nhà ngoại
Câu chuyện về nội hay về ngoại luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa các cặp vợ chồng. Ai cũng mong muốn giá như còn độc thân thì có thể thoải mái làm những điều mình thích. Tuy nhiên, khi đã có gia đình trách nhiệm và nghĩa vụ ngày càng nặng nề hơn. Thay vì nghĩ xem về nội hay về ngoại bạn nên học cách cân bằng giữa cả hai.
Kỳ nghỉ lễ nếu muốn ở bên gia đình đi du lịch thì có thể đặt vé cho cả đại gia đình hai bên. Đây cũng là dịp hai bên thông gia có thể gặp gỡ, trò chuyện cùng nhau. Nếu điều kiện không cho phép, hai vợ chồng có thể về ngoại chơi một hôm rồi đón ông bà xuống nhà nội chơi hoặc ngược lại. Tất nhiên, hai vợ chồng cần có sự bàn bạc kỹ với nhau và nói rõ tâm tư, nguyện vọng với bố mẹ ở nhà. Chỉ cần bạn nói lý do hợp lý, chắc chắn bố mẹ sẽ thông cảm.
Kỳ nghỉ lễ ai cũng mong muốn được đoàn viên bên gia đình. (Ảnh minh họa: Maya Feller Nutrition)
Để cho công bằng giữa hai bên có thể thay phiên năm nay về nhà nội thì năm sau về nhà ngoại. Kỳ nghỉ ngắn ngày thì ưu tiên về bên nào khoảng cách gần hơn, kỳ nghỉ dài ngày thì về bên có khoảng cách xa hơn. Và quan trọng nhất là giữa hai vợ chồng cần có sự đồng cảm, thấu hiểu. Thay vì tranh cãi bất phân thắng bại thì mỗi người nên hạ cái tôi nhường nhau một chút. Như vậy mọi vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Nếu cả hai gia đình đều ở xa, khó để lựa chọn về bên nào thì thay vì về quê gia đình nhỏ có thể đi du lịch riêng. Sau đó, bạn đừng quên mua quà gửi về cho cả hai bên nội ngoại cũng như hỏi thăm sức khỏe ông bà. Như vậy vừa làm hài lòng, vẹn ý đôi bên mà gia đình cũng có khoảng thời gian riêng dành cho nhau cùng thư giãn.
Thay vì tranh cãi về nội hay về ngoại cả gia đình có thể cùng nhau đi du lịch. (Ảnh minh họa: Vietpower)
Trên thực tế, mỗi gia đình đều có những hoàn cảnh riêng, để cân bằng giữa hai bên là một điều rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu cả hai vợ chồng có sự nhất chí đồng lòng thì vấn đề này chắc chắn sẽ được giải quyết.
Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
Kỳ nghỉ lễ là dịp để chúng ta có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau nhiều ngày làm việc mệt mỏi. Chính vì thế, đừng để những cuộc cãi vã không đáng làm mất đi niềm vui. Ai cũng có những sở thích cá nhân nhưng khi đã có gia đình thì cần suy nghĩ nhiều hơn đến trách nhiệm. Những cuộc vui chỉ là nhất thời nhưng gia đình mới là nơi chúng ta dừng chân sau mọi giông bão. Do đó, khi có bất đồng quan điểm vợ chồng cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và đưa ra các hướng giải quyết phù hợp. Nếu thấy ý kiến nào hợp lý thì nên làm theo chứ đừng khăng khăng quan điểm của bản thân dù biết nó không hợp lý.
Cha tai biến khóc khi thành gánh nặng của 3 con thơ
Từng là trụ cột của gia đình, nhiều người đàn ông trở nên túng quẫn khi mất khả năng lao động.
Họ dằn vặt vì mọi việc trong gia đình từ lớn đến nhỏ, gánh nặng kinh tế đều đổ lên vai vợ.
Người chồng bị tai biến sau cơn co giật. (Ảnh: Phụ nữ Việt Nam)
Người cha bật khóc vì thành gánh nặng của con thơ
Báo Phụ nữ Việt Nam đưa tin, anh Thống (42 tuổi, quê Quảng Ngãi) từng là trụ cột gia đình cho mẹ già và 3 con nhỏ ăn học. Thế nhưng, gia đình trở nên túng quẫn khi anh nằm một chỗ sau cơn co giật. Anh gạt nước mắt, nằm một chỗ rồi hỏi con trai út: "Sau này cha không đi được, con có cõng cha không?". Chị Diệp (38 tuổi) vợ anh Thống chỉ biết nhìn chồng trong vô vọng, sợ một ngày anh sẽ bỏ mẹ con mà đi.
Anh thành gánh nặng của vợ và các con. (Ảnh: Phụ nữ Việt Nam)
Sau một thời gian điều trị ở viện hết tiền nên gia đình đưa anh Thống về nhà. Nằm trên giường, anh phải tự mình tập luyện, có những lúc rơi nước mắt vì bất lực. Thời gian qua, anh như người mất hồn, lúc nào cũng tự oán trách bản thân vì trở thành gánh nặng cho cả gia đình. Nhìn con thơ, mẹ già và người vợ tần tảo, anh bật khóc: " Anh buồn nhiều lắm chứ, cứ nằm rồi khóc một mình. Phải chi con mình nó lớn, đây cả 3 đứa còn đi học, nó còn nhỏ quá mà giờ mình lại như vậy. Nhiều lúc buồn tủi, chỉ muốn ra đi cho đỡ làm gánh nặng. Mà anh đi rồi, 3 đứa con biết dựa vào ai".
Anh vẫn còn mẹ già sức khỏe yếu. (Ảnh: Phụ nữ Việt Nam)
Kể từ sau khi lâm bệnh, 3 con thơ của anh rơi vào cảnh tương lai mù mịt. Con lớn nhất đã 16 tuổi còn bé nhỏ mới chỉ lên 8, hàng ngày các con không biết làm gì ngoài nhìn và an ủi cha. Người con út bật khóc nói: "Con muốn cha đi lại được, con thấy cha buồn rồi khóc, con cũng khóc theo. Con thương cha nhiều lắm".
Người đàn ông thường quan niệm rằng bản thân phải là trụ cột, bờ vai để vợ con dựa vào. Thế nhưng giờ đây khi trở thành gánh nặng, họ bí bách, tự trách mình là điều dễ hiểu.
Nỗi lòng của anh không phải ai cũng hiểu được. (Ảnh: Phụ nữ Việt Nam)
Chị bật khóc trước hoàn cảnh gia đình. (Ảnh: Dân Trí)
Chồng bệnh, vợ một mình gồng gánh nuôi 4 con ăn học
Trước đó, báo Dân Trí từng đưa tin về câu chuyện của chị Miền sống tại huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông khi có chồng tai biến và đang phải gồng mình nuôi các con ăn học. Chồng chị năm nay đã 55 tuổi, đang phải chống chọi với bệnh tật nên không còn sức lao động. Mọi gánh nặng đổ lên vai vợ khiến nhiều lúc anh không khỏi túng quẫn.
Chồng bị bệnh nằm liệt giường. (Ảnh: Dân Trí)
Ngôi nhà không có gì đáng giá. (Ảnh: Dân Trí)
Người vợ chia sẻ về hoàn cảnh gia đình: "Ngày đưa anh ấy đi điều trị, chỉ có một mình tôi. Anh em họ hàng tới thăm, cũng khuyên tôi đưa anh ấy về nhà, nhưng vợ chồng với nhau, sao tôi làm thế được. Hơn nữa, các con của tôi cần có bố. Dù anh ấy nằm một chỗ, nhưng ít nhất mẹ con tôi còn có một điểm tựa tinh thần".
Hoàn cảnh gia đình cực kỳ khó khăn. (Ảnh: Dân Trí)
Việc người đàn ông trở thành gánh nặng gia đình là điều đau đớn nhất cuộc đời họ. Niềm an ủi nhất lớn với họ có lẽ chính là lấy được người vợ tốt, tần tảo vì gia đình.
Bà Nhân Vlog cảm ơn đến chồng Nhật, nhắn nhủ ngắn gọn nhưng ngọt ngào Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Bà Nhân Vlog đã đăng tải những khoảnh khắc hạnh phúc bên cạnh chồng và gia đình của mình. Cụ thể, mọi thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau vô cùng rạng rỡ, chắc hẳn cũng đã rất lâu, Bà Nhân Vlog mới được đón một cái Tết đoàn viên đến vậy....