Câu chuyện mẹ già 70 tuổi vượt quãng đường 200km lên thành phố thăm con trai rồi gục xuống ngay cánh cổng biệt thự khiến ai cũng căm phẫn
Ơ sao mẹ lại lên đây? Đã bảo ở dưới đó rồi con gửi tiền về cho, lên đây làm gì cho khổ ra. Con chưa nhận lương đâu, mẹ lên vợ con lại xị mặt bây giờ.
Bà Châu chạy sang nhà hàng xóm, giơ cái điện thoại cục gạch ra rồi nói với thằng bé đang ngồi trong nhà:
- Cường ơi, mày bấm hộ bà số của con trai bà với. Bà muốn nói chuyện với nó quá.
- Vâng ạ, nhưng bà không biết dùng điện thoại sao không bảo anh ấy gọi về cho ạ? Lúc có điện thoại bà chỉ cần ấn cái phím màu xanh này là được ạ.
- Nó bận quá, bà nhớ thì bà gọi chứ nó toàn họp hành, nó bảo với bà thế.
Thằng bé con cỡ 10 tuổi chạy ra bấm điện thoại cho bà Châu, đưa tai lên nghe một lúc rồi bảo:
- Anh ấy không nhấc máy bà ạ, để cháu thử gọi lại xem.
Nhưng rồi dù thằng bé gọi đến 20 cuộc thì con trai bà Châu vẫn không bắt máy. Bà thất vọng cầm điện thoại về nhà, vừa đi bà vừa nghĩ, có khi con bà có chuyện gì đó cũng nên, bà lo quá. Cả đêm hôm ấy bà không ngủ được. Bà có mỗi Hoàng là con trai, một mình bà tần tảo nuôi nó khôn lớn, giờ nó thành đạt, có cả cái biệt thự to đùng ở thành phố bà cũng nở mày nở mặt lắm. Nhưng ai hỏi bà lý do vì sao không lên ở với con trai thì bà lại không nói.
Con trai bà Châu rất thành đạt và có biệt thự ở thành phố(Ảnh minh họa)
Bà vẫn nhớ ngày bà lên thăm con trai, vừa bước qua cánh cổng sắt to đùng đã có hai con chó béc giê nhảy xổ ra. Bà sợ quá chạy ra ngoài cánh cửa. Con dâu và con trai của bà ngồi trong nhà ăn cơm, nghe tiếng chó sủa chúng nói vọng ra:
- Cái Sen đâu, sao để chó sủa bà ăn mày thế kia? Chạy ra xem kìa.
Nghe thế, bà Châu ứa nước mắt nhưng rồi bà cũng cố cất tiếng nói với con trai:
- Mẹ đây Hoàng ơi.
Lúc đó, con trai bà mới bước ra rồi gắt lên:
Video đang HOT
- Ơ sao mẹ lại lên đây? Đã bảo ở dưới đó rồi con gửi tiền về cho, lên đây làm gì cho khổ ra. Con chưa nhận lương đâu, mẹ lên vợ con lại xị mặt bây giờ.
- Tại mẹ nhớ con quá, mẹ không xin tiền đâu.
Đến lượt con dâu bà bước ra bảo:
- Mẹ mặc thế chó nhà con chả nghĩ là ăn mày nên sủa nhặng lên. Sen, ra đưa bà vào đây tắm rửa ăn cơm mau.
Những ngày đó, bà Châu cứ như con ở ăn bám con. Đụng một tí con bà quát bà như chém chả. Nhưng vì nhớ con nên bà cứ ở đó 1 tuần. Sau đó, Hoàng đưa mẹ về quê rồi dặn:
- Mẹ từ giờ ở đây nhé, cấm lên nhà con nữa đấy. Đối tác của con mà thấy mẹ họ lại nghĩ con xuất thân thấp hèn rồi không thèm ký hợp đồng.
Bà Châu nuốt nước mắt, bà không muốn làm khó các con nên từ dạo ấy đến nay đã 6 tháng nhưng bà cũng không dám lên thăm con. Nhưng hôm nay, sau khi gọi cho con không được bà lo lắm và bà quyết định ngày mai sẽ lên thăm con.
Sáng sớm hôm sau, bà dậy sớm nhờ người chở ra bến xe. Đã 70 tuổi mà bị nhét trong chiếc xe chật chội rồi đi 200km, mới nghĩ thôi bà đã cảm thấy mệt mỏi rồi nhưng vì nhớ con nên bà cắn răng chịu đựng.
Xui cho bà, đến khi ở bến xe thì bà mới biết mình bị móc túi, trong người không còn đồng tiền nào. Gọi cho con trai thì không thấy nhấc máy. Bà Châu đành cuốc bộ đến nhà con. Quãng đường từ bến xe về nhà con trai bà dài 5km, trời thì nắng. Bà còn xách 2 con gà lên cho con nên vừa đi vừa nghỉ.
Đến khi đặt chân đến cửa nhà con trai thì bà không còn sức nữa, gục xuống ngay cánh cổng sắt của biệt thự. Lúc đó là buổi chiều, Hoàng đang ôm vợ ngủ say như chết. Đến khi nghe ô sin gọi thảm thiết thì mới chạy xuống.
Thấy mẹ lả đi, Hoàng bảo ô sin gọi xe cấp cứu. Hoàng và vợ đi theo mẹ vào viện, ngồi trên xe, anh gắt lên:
- Đã bảo ở nhà cho an phận rồi còn mò lên đây làm gì không biết, có phải khổ cái thân ra không? Đúng là chết rồi cũng gây rắc rối cho con trai.
Sau khi vượt đường xa lên thăm con trai thì bà đã gục trước cổng nhà (Ảnh minh họa)
Vợ Hoàng đế thêm vào:
- Em bảo anh đổi số đi, cho mẹ đừng gọi nữa mà anh không nghe.
- Thì anh có nghe đâu, cố tình thế mà mẹ cũng lên đấy thôi. Phiền thật, chả nhẽ đóng cho cái cũi nhốt trong nhà cho khỏi đi đâu.
Đến khi tới bệnh viện, bà Châu đã tắt thở. Lúc đó Hoàng mới khóc ré lên:
- Ôi mẹ ơi, sao mẹ ra đi tức tưởi thế.
Con dâu bà Châu cũng khóc. Những người xung quanh thấy thế chép miệng:
- Khổ thân tội nghiệp ông con chưa kìa.
Người ta nhìn Hoàng và vợ vật vã bên xác mẹ thì cảm thương, nhưng họ không biết rằng, trước đó mấy ngày thôi, họ đã từ chối một người mẹ vật vã nhớ con, vượt 200km lên thăm con như thế nào.
Theo Tịnh Uyên/ Thể thao xã hội
Câu chuyện bố chết đói bên chén cơm thiu sau 3 ngày được con trai giàu có đón lên báo hiếu khiến ai đọc cũng nổi giận
Rồi cơn đau dồn dập hơn, ông thấy mọi thứ trước mắt cứ mờ dần và ngã gục xuống nền đất lạnh, ông run rẩy và...
Con trai nhỏ cất tiếng khóc chào đời thì cũng là lúc ông vĩnh viễn mất đi vòng tay yêu thương của bà. Bà ra đi mà không nhìn được mặt con chỉ vì sinh quá khó. Ông ôm lấy bà mà khóc, nỗi đau thương của ông, chứng kiến, chẳng một ai cầm được nước mắt.
Đám tang cho vợ xong là những chuỗi ngày khốn khó nhất cuộc đời ông. Hoàn cảnh gia đình ngay từ khi bà còn sống đã không khá giả gì rồi. Nguồn lao động chính là ông, giờ ông lại phải ở nhà chăm sóc con nên khó khăn càng chồng chất khó khăn. Họ hàng, xóm làng cũng đều nghèo khó như gia đình ông nên cũng không ai giúp đỡ được gì nhiều. Có những lúc hết sữa, nhà không còn lấy một xu, ông đã phải nuốt nước mắt cho con uống chút nước cháo loãng để qua cơn đói khát sữa mẹ.
Rồi cứ tưởng không thể nào vượt qua được những ngày tháng khó khăn nhất ấy...
Nhìn con trai chập chững những bước đi đầu tiên, biết bập bẹ gọi bố, ông mừng rơi nước mắt. Ông gần như vắt kiệt sức lực mình để nuôi dạy cậu con trai nhỏ nên người. Ai khuyên đi bước nữa, ông cũng không nghe. Ông sợ con mình thiệt thòi. Ông thì ra sao cũng được.
May mắn con trai ông rất sáng dạ học giỏi. Nhà nghèo dù thế ham học, chẳng được học thêm học bù như chúng bạn, nửa ngày đến trường, nửa ngày đi làm thuê kiếm tiền tuy nhưng năm đó con trai vẫn đỗ đại học với số điểm rất cao.
Ông không muốn con lo lắng. Ai cũng bảo, rồi sau này ông tha hồ mà hưởng phúc cùng cậu con trai giỏi giang của mình. (Ảnh minh họa)
Ngày biết tin con đỗ đại học ông vừa mừng vừa lo. Ông sợ mình không có đủ sức lực để kiếm tiền nuôi con ăn họ. Nhưng ông nghĩ kĩ rồi, có chết cũng phải cho con học tới cùng. Căn nhà đơn sơ không có gì đáng giá, làm được đồng nào ông gửi hết cho con. Có những ngày ở nhà, ông chỉ ăn rau luộc chấm muối nhưng vẫn giấu con trai rằng mình sống ổn. Ông không muốn con lo lắng. Ai cũng bảo, rồi sau này ông tha hồ mà hưởng phúc cùng cậu con trai giỏi giang của mình. Ấy thế mà cuộc đời...
Con trai ông thành đạt, nghe đâu làm chức gì to lắm. Mọi người trong làng chúc mừng ông ghê lắm. Ai cũng hỏi ông bao giờ con trai về đón ông lên hưởng phúc. Nghe câu ấy xong, tự nhiên nụ cười trên môi ông tắt ngấm. Hình như, con trai ông chưa có nói gì tới chuyện này.
- Cuộc sống của con ổn không? Lâu rồi không thấy con về.
- Con bận lắm, vất vả lắm về làm sao được hả bố.
Con trai ông dứt lời rồi cũng cúp máy luôn. Trả tiền cho bà chủ cửa hàng điện thoại, ông lầm lũi bước đi, đôi chân trĩu nặng tưởng như muốn dính chặt xuống mặt đường. Mọi người nhìn ông, cũng đoán già đoán non được chuyện gì đó. Rồi ông đổ bệnh. Họ hàng gọi điện lên cho con trai ông, kêu nó về đưa ông lên chăm sóc. Hơn nữa giờ thành đạt rồi, chẳng phải là lúc nó nên báo hiếu ông hay sao? Con trai ông không muốn mọi người nói ra nói vào nhiều điếc tai nên hậm hực thu xếp về đón ông lên nhà. Chẳng ai ngờ, đó là lần cuối cùng họ được nhìn thấy ông...
Ngày đầu tiên lên sống cùng con trai...
Chợt nhớ đến giờ uống thuốc, ông xuống bếp ăn chút cơm nguội còn thừa lại ban sáng. (Ảnh minh họa)
Con trai ông đi từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về. Bệnh, lại không quen nhà cửa toàn tiện nghi hiện đại, ông chẳng biết dùng. Cả đời ông có biết cái bếp ga, cái nồi cơm điện là gì. Thế mà con trai ông chẳng để ở nhà cho ông thứ gì có thể ăn được. Bụng đói cồn cào, ông chẳng thể uống thuốc. Tới tận 8 giờ tối, con trai ông mới cầm về cho ông một chén cháo nhỏ trong bộ dạng say khướt.
Ngày thứ hai...
Ông không dậy nổi vì mệt. Lết xuống giường thì con trai ông đã đi từ bao giờ. Trên bàn ăn có úp lồng bàn, ông mở ra thì thấy trong đó có tô cơm còn ấm và vài miếng chả. Nước mắt ông rơi xuống. Gắng gượng ăn một chút, uống vài viên thuốc, ông thiếp đi vì kiệt sức. Mở mắt ra ông đã thấy tối chập choạng. Nhà tối om, con trai ông vẫn chưa về. Điện thoại cũng không có để gọi, anh đành ngồi chờ. Chợt nhớ đến giờ uống thuốc, ông xuống bếp ăn chút cơm nguội còn thừa lại ban sáng.
Nhưng thật không may, trời nắng, cơm thiu mất rồi. Ông tự trách mình không cẩn thận rồi lọc cọc vào giường nằm đợi con trai về. Nhưng đợi mãi, đợi mãi cho quá nửa đêm, con trai ông vẫn không về. Tự nhiên ông thấy lồng ngực đau nhói, thuốc không thể không uống được. Anh đành cố bám tường xuống bếp xem còn gì bỏ bụng không. Nhưng không có gì ngoài chén cơm thiu kia cả. Rồi cơn đau dồn dập hơn, ông thấy mọi thứ trước mắt cứ mờ dần và ngã gục xuống nền đất lạnh, ông run rẩy và...
Ông thấy bà, bà đang mỉm cười dang tay đón ông, ông mừng lắm và mỉm cười khi giọt nước mắt vẫn còn đọng trên khóe mắt.
Ông chết sau 3 ngày được con trai đón lên báo hiếu. Ông chết bên chén cơm thiu và cơ thể đã cứng ngắc khi anh con trai về. Biết chuyện của ông, ai cũng phẫn nộ, thấy căm giận thay cho ông. Con trai ông, đến lúc ấy mới tỉnh ngộ thì cũng quá muộn rồi. Còn ông, không biết ông có hối hận khi đã sinh ra một người con trai như vậy không. Nhưng có lẽ, nỗi ân hận lớn nhất đời ông chính là theo con trai lên thành phố chờ báo hiếu.
Theo Thể thao xã hội
Bị ngã trong nhà tắm, mẹ già giả thần kinh để thử lòng các con và hành động của cô con dâu khiến ai nấy đều sốc Các con đều nghĩ tôi bị thần kinh sau cú ngã trong nhà tắm đó. Nhưng thật sự thì không phải như thế, tôi chỉ thử lòng của các con mà nhận được phản ứng không ngờ. Tôi năm nay ngoài 60 tuổi, cũng không còn trẻ gì thế nên cũng tính toán đến việc sẽ không còn bao lâu nữa nên tôi...