Câu chuyện kinh dị của loài chuột “khỏa thân” sẽ giúp bạn hiểu động vật có thể làm mọi thứ để sinh tồn
Loài chuột kỳ lạ này có một cách nuôi con khá… rùng rợn, và tất cả đều có lý do.
Chuột dũi trụi lông (naked mole rat) là một loài vật kỳ lạ. Chúng kỳ lạ ngay từ hình thể – “ khỏa thân” 100%. Rồi đến những khả năng vô cùng ấn tượng như không cảm thấy đau, không cần oxy vẫn sống được ít nhất 20 phút, và đặc biệt là gần như miễn nhiễm hoàn toàn với ung thư.
Đời sống xã hội của loài chuột này cũng khác với chuột thường, mà giống với mối và kiến nhiều hơn. Tức là, chúng sống theo các vùng thuộc địa, với 1 con chuột “chúa” và các chuột “thợ” vây quanh.
Chuột dũi trụi lông sống phân cấp xã hội rất rõ ràng
Trên thực tế thì đây là một cấu trúc xã hội không bình thường đối với các loài động vật có vú. Một nhóm chuyên gia người Nhật Bản vì thế đã quyết định tìm hiểu xem lý do và cơ chế đằng sau hệ thống xã hội ấy là gì.
Có điều, những gì họ tìm ra thực sự cũng kinh dị hơn tưởng tượng. Và sự kinh dị ấy đến từ cách chuột chúa đẻ con. Mỗi lần sinh nở, chuột chúa lại… nhét phân của chính mình vào mồm lũ con.
Thử nghĩ xem có kinh dị không, khi thứ đầu tiên bạn được ăn khi ra đời lại là cục phân của mẹ? Vậy mà lũ chuột quái đản này lại làm như vậy. Tất nhiên là có lý do cho chuyện đó.
Thứ đầu tiên chúng ăn khi ra đời chính là… cục phân của mẹ
Theo các chuyên gia, những cục phân ấy có chứa rất nhiều hormone của chuột chúa. Khi cho chuột con ăn, nó giống như một hiệu lệnh phát ra cho chuột thợ để chúng chăm sóc bọn trẻ, dù đó không phải là con của mình.
Để có được kết quả này, các chuyên gia đã phải theo dõi lũ chuột trong một thời gian dài. Họ nhận ra rằng lũ chuột cấp dưới có các hành vi chăm sóc chuột con sau khi sinh nhiều hơn cả lúc chăm chuột chúa đang mang thai. Điều này khiến họ nghi ngờ rằng estradiol – hormone quan trọng của chuột chúa – đã được chuyển sang con, dù không chứng thực được.
Sau đó, họ theo dõi 2 nhóm chuột khác nhau. Trong vòng 9 ngày, một nhóm được ăn phân của chuột chúa mới sinh nở, nhóm còn lại ăn của chuột chưa sinh sản. Kết quả, nhóm đầu tiên có sự gia tăng về estradiol. Đồng thời, lũ chuột thợ cũng có phản ứng nhanh hơn với tiếng kêu của chuột sơ sinh ở nhóm đầu tiên.
“Chúng tôi đặt giả thuyết rằng lượng estradiol trong cá thể non tăng lên thông qua việc… ăn phân. Điều đó giúp chuột thợ phản ứng nhanh hơn khi chuột non kêu lên.” – trích trong nghiên cứu.
Video đang HOT
Trên thực tế, việc nuôi con bằng phân cũng không quá hiếm trong thế giới động vật, nổi bật nhất là ở chó, voi và tinh tinh. Các con non sẽ ăn phân của mẹ nhằm bổ sung một số vi khuẩn đường ruột cần thiết cho sinh tồn.
Nhưng nhìn chung, loài chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) vẫn rất đặc biệt. Ở thời điểm hiện tại, đây là một trong 2 loài thú có phân cấp xã hội rõ ràng nhất, sống theo thuộc địa giống như loài kiến.
Không rõ vì sao chúng sống được như vậy, nhưng các giả thuyết chỉ ra rằng có thể nguyên nhân đến từ những biến đổi quá kinh khủng từ môi trường ở thời điểm chúng sinh ra.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PNAS.
Theo helino
5 loài thú "hóa thạch sống" - cả triệu năm chẳng hề thay đổi
Mặc dù động vật có vú là lớp sinh vật bậc cao, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tất cả chúng đều thuộc về thời "hiện đại".
Trong khi phần lớn các chi, nhánh của nhà thú đều nỗ lực tiến hóa để ngày càng thích nghi và phát triển, một bộ phận nhỏ lại "đánh lẻ", chọn giữ nếp cũ.
Chúng có thể đang mai một, cũng có thể "con đàn cháu đống". Duy có một điều không hề đổi khác, đó là tất cả vẫn y hệt như tổ tiên từ hàng chục triệu năm về trước.
1. Thú mỏ vịt - không bị bệnh tật phiền hà
Thú mỏ vịt (Ornithorhynchus anatinus) là động vật đặc hữu của Đông Úc. Chúng thuộc dạng sống được cả trên cạn lẫn dưới nước, khoái ăn sâu bọ, giun và các loài giáp xác nhỏ.
Đây là một loài vật hết sức đặc biệt. Chúng thuộc bộ thú, nhưng lại đẻ trứng, rồi nuôi con bằng sữa mẹ.
Đặc biệt hơn nữa là chúng còn có độc. Tuy nhiên, chỉ con đực mới có độc, ở cựa chân sau, và có thể gây đau nhức khủng khiếp khi bị đâm trúng.
Và điều đặc biệt nhất, đó là thời gian chúng tồn tại trên Trái đất này. Nghiên cứu hóa thạch chỉ ra rằng thú mỏ vịt có mặt trên quả đất từ khoảng 19 - 48 triệu năm về trước. Chúng phân thành nhiều nhánh, một số phân loài đã tuyệt chủng, nhưng về cơ bản không mấy khác với thú mỏ vịt ngày nay.
Nguyên nhân một phần cũng vì chúng hiếm khi bị bệnh, nên chẳng cần thiết phải nhọc sức tiến hóa làm gì cho... mệt.
2. Hải ly núi - tàn lụi nhưng vẫn không đổi thay
Dù được gọi là hải ly, hải ly núi (Aplodontia rufa) không hẳn là hải ly. Chúng là loài gặm nhấm vẫn thuộc về quá khứ những 25 triệu năm về trước. Tính ra, hải ly núi chỉ tương đồng với hải ly bình thường ngày nay ở chỗ cũng ưa gặm vỏ cây.
Hải ly núi ăn đủ thứ lá cây nhưng thích nhất là lá dương xỉ. Chúng có thói quen tha thức ăn về cửa hang để dành.
Không như loài hải ly "hiện đại" tối ngày lội lặm tha cành để đắp đập ngăn nước làm nhà, hải ly núi đào hang sâu trong lòng đất. Chúng cũng đầu tư khoảng 10 lối thoát hiểm cho mỗi hang.
Đáng tiếc là việc mở rộng đất nông nghiệp của con người đang ngày càng khiến địa bàn sinh sống của hải ly núi bị thu hẹp. Thêm vào đó, chúng cũng là loài dễ bị các loại động vật ăn mồi săn bắt. Bởi vậy, số lượng hải ly núi cứ mỗi lúc một ít dần.
Khả năng thích nghi của chúng với môi trường thực sự kém, chưa kể việc bị các loài ký sinh như bọ chét tấn công. Vậy mà những 25 triệu năm trôi qua, chúng chẳng hề thay đổi để sinh tồn cho tốt hơn.
3. Chồn Opossum - giả chết thành thần
Khác với hải ly núi, chồn Opossum (Didelphimorphia) nguyên thủy thật đấy - vẫn như 60 triệu năm trước - nhưng không suy tàn. Chúng đông đảo đến nỗi đếm sơ sơ cũng được khoảng 100 loài, loài nào loài nấy đông như quân Nguyên.
Điểm độc đáo nhất của chồn Opossum là khả năng giả chết. Thực ra, chồn Opossum không "giả chết" mà chết ngất thật, mỗi khi bị hoảng hốt tột độ.
Trong trạng thái chết giả, mõm chồn Opossum còn chảy ra nước dãi màu xanh lá cây. Nó hôi thối đến nỗi mọi động vật khác đều phải thất kinh mà lùi lại.
4. Chuột chù răng khía - lợi ích từ mùi hôi cực khó ngửi
Chuột chù răng khía (Solenodon) là một loài thực sự cổ, đến mức người ta phải gọi chúng là "hóa thạch sống".
Con chuột chù răng khía mà bạn thấy hôm nay cũng y hệt con chuột chù răng khía có mặt trên Trái đất cách đây 75 triệu năm. Chúng đều phát ra mùi hôi kinh khủng đến mức muốn nôn mửa.
Chuột chù răng khía cũng nằm trong danh sách những loài thú hiếm có độc. Nọc độc của nó nằm ở răng nanh, giống như loài rắn. Và dù hôi mù mù, chuột chù răng khía vẫn là loài ích lợi. Chúng chỉ ăn côn trùng và giun.
5. Thú lông nhím Echidna - không có núm vú vẫn nuôi con bằng sữa
Echidna (Tachossaidae chidnas) là loài thú lông nhím mỏ dài, thuộc cùng bộ với thú mỏ vịt. Vì thế, nó cũng đẻ trứng thay vì đẻ con.
Sau khi tiến hóa thành loài có khả năng sinh tồn trên đất liền cách đây chừng 20-50 triệu năm, sự phát triển của nhà Echidna cũng dừng lại luôn ở đó. Nó vẫn có cái mỏ vịt song lại chỉ ưa ăn kiến và ăn mối.
Dù rất mê ăn kiến, Echidna không dây mơ rễ má gì với nhà thú ăn kiến.
Được xếp trong họ thú có vú nhưng Echidna cái lại không hề có núm vú. Dẫu vậy, nó vẫn nuôi con non bằng sữa, bằng cách tiết sữa ra ngoài như tiết mồ hôi trên phần da ở ngực.
Echidna đực còn lạ lùng hơn nữa. Bộ phận sinh dục của nó có đến 4 đầu, mỗi cặp lại có thể thay phiên cho nhau nhằm tăng khả năng thụ tinh trong quá trình giao hợp.
Tham khảo: Mom Tastic
Theo Helino
Chàng trai gây sốc khi phẫu thuật biến mặt thành hộp sọ sống Một chàng trai trẻ đang là tâm điểm trên các bài báo khi anh quyết tâm muốn phẫu thuật khuôn mặt mình thành một hộp sọ sống. Kalaca Skull, một nghệ sĩ xăm hình 22 tuổi đến từ Colombia, đang nổi tiếng trên các mặt báo khắp Nam Mỹ khi anh đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật "kinh dị" để biến khuôn...