Câu chuyện khủng khiếp sau những bức ảnh động đất Nepal
Phóng viên ảnh người Tây Ban Nha, Omar Havana, người đã chụp những bức ảnh ngay khi trận động đất tấn công Nepal ít phút vừa kể lại những giờ phút kinh hoàng ngay cả với bản thân ông.
Tờ TIME dẫn lời kể của Havana: “Mọi thứ bắt đầu rung chuyển, tôi và vợ tôi không biết phải làm gì. Lúc đó chúng tôi đang ở trong một căn nhà 6 tầng, chúng tôi cố chạy xuống đất khi tòa nhà bắt đầu nứt vỡ. Tôi rất sợ hãi. Mọi người chạy, la hét và gào khóc. Cảnh tượng thật kinh khủng”.
Ông Havana đã phải chứng khiến cảnh mọi người hoảng loạn tìm một nơi được cho là an toàn. Ông nói: “Đó là một trong những cảnh tượng khủng khiếp nhất mà tôi từng chứng kiến”. Nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha này đã chuyển đến Kathmandu cách đây 7 tháng.
Một trong những bức ảnh của ông Havana.
Ông cho biết thêm, trong hoàn cảnh đó, ông cũng được chứng kiến những hành động vô cùng cảm động và nhân văn. Ông nhớ lại: “Mọi người đã có những hành động rất tuyệt vời. Họ làm mọi thứ có thể để giúp đỡ lẫn nhau”.
Havana đã ghi lại được những giờ phút kinh hoàng bằng những bức ảnh vừa cho thấy sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai vừa cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết, tình người.
Ông nói: “Tôi đã cố gắng bình tĩnh nhưng rất khó để không bị hoảng sợ với những gì phải chứng kiến: một bàn tay giơ lên từ đống đổ nát, một người mẹ ôm chặt lấy con. Tôi chỉ còn cách cố kể lại câu chuyện về những con người,về thành phố đã bị động đất tàn phá này”.
Một người đàn ông đang được đưa ra khỏi đống đổ nát.
Vừa chụp, ông Havana vừa cố tìm kiếm những người sống sót, giúp dọn dẹp những đống đổ nát. Ông kể: “Tôi cố căng tròn mắt, hy vọng có thể nhìn thấy ai đó còn sống trong đống đổ nát”.
Vì mạng lưới thông tin liên lạc đã bị động đất phá hủy nên Havana đã phải nhờ các đồng nghiệp từ các tổ chức truyền thông khác giúp đăng tải các bức ảnh.
Video đang HOT
Ông cho biết: “Hôm nay là một trong những ngày buồn nhất trong cuộc đời tôi. Tôi mới ở Nepal nhưng tôi đã yêu và coi đất nước này như là nhà của mình. Tôi cảm thấy thật đau đớn khi chứng kiến những cảnh trên”.
Số người thương vong do trận động đất đang tăng theo từng giờ. Theo thông báo của Nepal và các quốc gia láng giềng, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số người thiệt mạng đã vượt qua mốc 2000 người.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Time (đặc điểm phân biệt được viết hoa là TIME) là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ. Từ “TIME” từng được tạp chí này giải thích là biểu tượng cho dòng chữ “The International Magazine of Events” (tạm dịch: một tạp chí quốc tế cho những sự kiện).
Theo Infonet
Phóng viên duy nhất quay được cảnh Sài Gòn giải phóng
"Hoan nghênh các vị tới Sài Gòn, tôi chờ ở đây để quay phim cảnh giải phóng", phóng viên người Úc Neil Davis nói lưu loát bằng tiếng Việt với bộ đội Việt Nam trước khi anh quay thước phim độc nhất ghi lại cảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Hình ảnh xe tăng Việt Nam húc đổ cổng Dinh Độc Lập tại Sài Gòn. (Ảnh: AFP)
Thời khắc huy hoàng khi chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập năm 1975, một sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam đã được ghi lại trong thước phim của nhà quay phim tài ba Neil Davis của đài NBC, Úc.
Neil Davis được bạn bè miêu tả là người luôn tìm được cách đặt mình vào đúng vị trí và thời điểm để quay được những thước phim ý nghĩa nhất.
Lòng can đảm cùng sự may mắn đã theo phóng viên Neil trên hầu hết các lần săn tin, mà đỉnh cao là thời điểm anh trở thành người duy nhất quay được cảnh xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập tại Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Theo lời kể của ông Jim Laurie, một cựu phóng viên NBC cũng từng ở lại Việt Nam trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, nhóm của NBC, trong đó có Jim và Neil, vẫn bám trụ ở lại Sài Gòn.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Jim cho hay Neil có biết một nhân vật thuộc mặt trận dân tộc giải phóng, và người này cho biết phóng viên nước ngoài sẽ được đảm bảo an toàn dưới chính quyền mới.
Ông Laurie cũng kể lại rằng khi đi quay phim, để đảm bảo an toàn cho ông (một người mang quốc tịch Mỹ), "Neil có dặn đi dặn lại là khi đi quay tôi luôn phải đứng sau ông ấy. Để khi người ta hỏi ông sẽ trả lời là người Úc, và tôi chỉ cần gật đầu theo".
Tờ NYT nhận định Davis đã ở lại đến những thời khắc cuối cùng của cuộc chiến, trong khi những người khác đã rời đi. Anh đã đặt cược, và chiến thắng.
Chân dung phóng viên Neil Davis. (Ảnh: awm.gov.au)
"Hoan nghênh các vị tới Sài Gòn, tôi chờ ở đây để quay phim cảnh giải phóng", Neil Davis sau đó kể lại rằng câu nói tiếng Việt này đã giúp anh được an toàn tác nghiệp vào thời điểm vô cùng quan trọng này.
Đội của NBC sau đó đã ở lại Sài Gòn cho đến ngày 26/5/1975, trước khi khệ nệ vác đống phim quay được về Hồng Kông, quá cảnh tại Vientiane và Bangkok.
Các đoạn phim sau đó được tráng và biên tập lại thành một phóng sự đặc biệt dài 30 phút. Khi bộ phim được phát trên NBC gần một tháng sau ngày Việt Nam thống nhất, đã có hàng triệu khán giả theo dõi.
Chân dung người quay phim dũng cảm
Với 11 năm kinh nghiệm, phóng viên ảnh chiến trường Neil Davis được đồng nghiệp tôn vinh là một trong những hình mẫu xả thân vì nghề nghiệp.
Đạo diễn người Úc David Bradbury sau này đã dựng một bộ phim tài liệu mang tên "Front Line", lấy Neil Davis làm nhân vật trung tâm. Bộ phim mô tả rất nhiều vai trò mà một người quay phim có thể đảm nhiệm trong thời kỳ chiến tranh.
Chân dung của Neil là một anh hùng gan dạ, một vị quan tòa, một nhà ngoại giao, thậm chí một người chiến sĩ. Trong một số thời điểm, Neil cho biết đôi khi anh hòa mình vào đoàn quân anh đang ghi hình.
Bên cạnh khoảnh khắc được chứng kiến và ghi lại những chiếc xe tăng quân đội Việt Nam húc đổ cổng Dinh Độc Lập, có những lúc anh phải chứng kiến bạn bè của mình ngã xuống, mà vẫn phải giữ vững máy quay.
Đôi lúc Neil cố gắng ghi lại cảnh tưởng bị một chiếc trực thăng tấn công hay hướng máy quay vào một người đàn ông sắp bị hành quyết với hy vọng ngăn cản được thảm kịch.
Những câu chuyện anh dũng phi thường của Neil chắc hẳn phải xuất phát từ bản chất con người anh, và những câu chuyện đó được kể một cách chân thực nhất, NYT nhận định.
Phóng viên của chiến trường đã nằm lại tại Thái Lan
Sau những thước phim hùng tráng, ngày 9/9/1985, phóng viên quay phim Neil Davis đã thiệt mạng khi nỗ lực ghi hình lại một cuộc đảo chính tại Thái Lan.
Hôm đó, Neil và người phụ trách âm thanh của anh, Bill Latch, làm việc cho kênh truyền hình Mỹ NBC, đang ghi hình các phe phái chính trị trước một đài phát thanh quân đội Thái Lan khi những chiếc xe tăng nã pháo vào tòa nhà.
Neil luôn làm việc theo nguyên tắc "nơi nguy hiểm nhất là tôi an toàn nhất". Anh ấy đứng cách những chiếc xe tăng chưa đầy 50m khi chúng bắn dồn dập.
Cảnh phim cuối cùng anh ghi được là "được quay bằng máy quay cầm tay, vững chãi như một tảng đá, và rồi chiếc xe tăng bắt đầu nã pháo".
Williams kể lại. "Vì bạn biết chuyện gì sắp xảy ra, bạn sẽ muốn nói: "Neil, đừng quay phim nữa, ra khỏi chỗ đó ngay", nhưng anh ấy không nghĩ rằng chúng sẽ bắn".
"Những ngày còn sống, anh là một trong số 3 quay phim tại Đông Dương. Anh ấy gan dạ, nhưng có tính toán một cách chuyên nghiệp", Derek Williams, một đồng nghiệp và người bạn lâu năm của Neil Davis, chia sẻ.
Bạn bè kể lại việc cuối cùng Neil Davis làm buổi sáng ngày anh thiệt mạng là trả tiền cá cược một trận cricket với Rodney Tasker, một đồng nghiệp phóng viên người Anh, vì đội Aussies đã thua Ashes
Mảnh giấy Neil gửi lại cho người bạn có viết: "Chúc may mắn, Tasker, chúc may mắn". Neil đã không biết rằng may mắn đã không ở lại với chính anh trong ngày hôm đó.
Thoa Phạm - Nghi Phương
Theo dantri/ NewYork Times, Frontline
"Lòng dân Sài Gòn luôn chờ đợi giây phút giải phóng..." Là người trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, là tác giả bức ảnh nổi tiếng "truy kích địch trong sân bay Tân Sơn Nhất", khi trải lòng về những khoảnh khắc đã trở thành ký ức sâu đậm trong ngày 30/4/75- nhiếp ảnh Đinh Quang Thành không giấu nổi niềm xúc động... Là phóng viên ảnh của Thông...