Câu chuyện không hồi kết về việc sử dụng lông thú trong thời trang
Vì sử dụng lông thú làm phục trang, Jennifer Lopez và nhiều ngôi sao cũng như các nhãn hàng đã bị chỉ trích nặng nề.
Jennifer Lopez bị phản đối ngay trên thảm đỏ ra mắt phim.
Mới đây, Jennifer Lopez đã tham dự Toronto Film Festival để ra mắt bộ phim mới có tên “Hustlers” của cô. Không phải những tiếng hò reo cổ vũ, Jennifer Lopez phải nhận những tiếng la hét phẫn nộ. Nhiều người mang theo banner ghi rõ: “J-Lo dừng việc mặc lông thú thật lại” hay “JLo ghét động vật”,… Thậm chí có người còn lớn tiếng: “Tay cô đã dính máu!”.
Đám đông phẫn nộ trước sở thích mặc đồ lông thú của Jennifer Lopez.
Jennifer Lopez mặc váy vàng khoét cổ sâu trong sự kiện.
Sau khi Jennifer Lopez rời đi, những người biểu tình này đã thuyết phục mọi người xung quanh rằng đừng thần tượng hóa Jennifer Lopez vì cô ấy đã giết hại nhiều động vật. Jennifer Lopez có mặc một chiếc áo lông thú trong bộ phim “Hustlers” dù không biết đây là lông thú thật hay giả nhưng hình ảnh này càng như đổ thêm dầu vào lửa vì Jennifer Lopez vốn có sở thích mặc đồ lông thú.
Jennifer Lopez mặc áo lông thú trong bộ phim mới nhất.
Thậm chí cô còn chụp ảnh nude khi mặc áo lông thú.
Jennifer Lopez có cả một bộ sưu tập áo lông thú.
Hành động biểu tình phản đối việc mặc đồ lông thú của Jennifer Lopez một lần nữa dấy lên phong trào “anti – fur” trong thời trang. Ngành công nghiệp thời trang là thị trường tiêu thụ nguyên liệu da động vật và lông thú lớn. Từ các sản phẩm may mặc như áo khoác, khăn, túi xách, găng tay đến những món đồ trang trí. Con người đã từng sử dụng lông động vật để giữ ấm nhưng dần dần việc này trở thành thú chơi hàng hiệu xa xỉ, phát triển dựa trên sự đau đớn của động vật. Trang phục lông thú như món đồ giúp giới siêu giàu khẳng định vị thế của mình.
Trang phục lông thú dần trở thành thú chơixa xỉ của nhiều người.
Có thể họ không biết hoặc giả vờ như không biết mình đã trở thành sát nhân. Những con chồn, cáo, thỏ, sóc bị nuôi nhốt trong điều kiện tồi tàn nhằm tiết kiệm chi phí và chúng bị giết lấy lông khi còn nhỏ. Ví dụ như loài chồn trong tự nhiên có thể sống đến 11 năm nhưng trong các trang trại chúng bị giết trong đợt thay lông đầu tiên, khoảng 7 tháng tuổi. Hay câu chuyện về những con cáo béo múp ở Phần Lan. Chúng bị nhốt trong những chiếc chuồng chật chội, người ta vỗ béo chúng đến mức không thể di chuyển để chúng to ra nhằm thu được sản lượng lông lớn nhất.
Nhưng con cáo béo mập tại trang trại ở Phần Lan.
Không chỉ động vật được nuôi để lấy lông mà cả động vật hoang dã cũng không thoát khỏi sự háu đói của con người. Theo thống kê của tổ chức bảo tồn môi trường có hàng triệu động vật hoang dã bị giết hại mỗi năm chỉ để lấy da, lấy lông. Thậm chí những con thú này còn được trả giá cao hơn vì độ quý hiếm khiến nhiều loài đứng trên bờ vực tuyệt chủng.
Video đang HOT
Đằng sau những bộ trang phục xa xỉ là nỗi đau của các loài động vật.
Trước làn sóng dư luận phản đối hành động vô nhân tính này nhiều thương hiệu thời trang lớn đã tuyên bố không sử dụng lông thú trong sản xuất sản phẩm như Prada, Miu Miu, Versace, Gucci, Michael Kors, Chanel, Armani, Burberry, Donna Karan, Calvin Klein,… Nhiều ngôi sao cũng lên tiếng bảo vệ động vật như siêu mẫu Twiggy nhưng vẫn có những người bị chê trách vì trang phục lông thú không chỉ riêng Jennifer Lopez.
Naomi Cambell từng đi đầu chiến dịch chống lông thú của PETA (Hội nhân đạo bảo vệ động vật) khi thực hiện khẩu hiệu: “thà khỏa thân còn hơn mặc đồ lông thú” đã bị chỉ trích nặng nề khi phá vỡ tuyên ngôn trên. Tại một sự kiện được diễn ra ở Anh cách đây 2 năm, Naomi Cambell đã xuất hiện với chiếc áo khoác lông thú dáng dài
Naomi Cambell và các người mẫu “thà khỏa thân còn hơn mặc đồ lông thú”.
Nhưng sau đó, cô lại mặc áo lông thú đi dự sự kiện.
Đầu năm nay, Forever 21 bị tẩy chay vì sử dụng lông thật trong quy trình sản xuất. Các sản phẩm như áo hoddie, áo choàng lông đều được làm từ lông từ nhập từ các trang trại của Úc. PETA đã thống kê, mỗi năm các trang trại này đã lấy lông khoảng 3 triệu con cừu và hoàn toàn bằng phương pháp bạo lực. Sau khi thu được lông, người ta sẽ gia công và dùng để sản xuất trang phục của Forever 21.
Những con cừu bị tra tấn để lấy lông.
PETA kêu gọi tẩy chay Forever 21.
Không phải đến bây giờ người ta mới tẩy chay việc sử dụng lông thú nhưng để xóa bỏ hoàn toàn và thay đổi nhận thức của cả cộng đồng vẫn là vấn đề nan giải.
Theo danviet.vn
Thời trang trong phim Once Upon a Time in Hollywood Bức tranh thời đại
Không ai có thể phủ nhận thời trang là một trong những yếu tố ấn tượng và đáng nhớ nhất của phim Once Upon a Time in Hollywood.
Kể từ đêm 9/8/1969, trục quay vận hành Hollywood đã vĩnh viễn chệch nhịp. Đó là đêm nữ diễn viên tài hoa Sharon Tate mãi mãi ra đi dưới bàn tay máu lạnh của băng "Manson Family" do Charles Manson cầm đầu. 50 năm sau ngày mất của cô, đạo diễn Quentin Tarantino ra mắt bộ phim Once Upon a Time in Hollywood như lời tri ân tới biểu tượng nhan sắc một thời. Nhưng không chỉ vậy, bộ phim còn là truyện kể về Hollywood những ngày giao thoa đặc biệt và không bao giờ trở lại. Kinh đô điện ảnh cuối thập niên 1960 được phục dựng tỉ mỉ qua từng chi tiết nhỏ. Và sống động nhất trong số đó, thời trang chính là công cụ lý tưởng để Quentin Tarantino bày tỏ góc nhìn thời cuộc của mình.
Cách phối hợp màu sắc ấm nóng và nổi bật kiểu retro được ứng dụng vào những thiết kế poster quảng cáo trong Once Upon a Time in Hollywood và thậm chí bản thân Theatrical release poster của bộ phim. Hơi thở thập niên 1960 đã lan tỏa ngay từ dấu ấn đầu tiên này.
NGHE PHỤC TRANG KỂ CHUYỆN XƯA
Arianne Phillips - Nhà thiết kế, chuyên viên phục trang của Once Upon a Time in Hollywood cho rằng "năm 1969 và 2019 có rất nhiều điểm tương đồng". Tình hình xã hội ở cả hai giai đoạn đều có nhiều biến động, dẫn tới những đổi mới ấn tượng trong tư tưởng và văn hóa. Thời trang tất nhiên không nằm ngoài làn sóng đó. Kỷ nguyên Bảo Bình (The Aquarian Age) bắt đầu từ những năm 1960 được cho là cánh cửa mở ra thời đại mới của tự do, sáng tạo và nhân văn. Đến cuối thập niên 1960 qua 1970, những chủ đề mà quần chúng Mỹ quan tâm nhất đã chuyển hướng sang chính trị, chiến tranh, nữ quyền, bản ngã và cách mạng tính dục.
Leonardo DiCaprio (Rick Dalton), Brad Pitt (Cliff Booth) và Margot Robbie (Sharon Tate) giữ ba vai trò chính trong mạch phim Once Upon a Time in Hollywood. Cả ba là những diễn viên đang loay hoay tìm chỗ đứng cho mình ở giai đoạn chuyển giao của kinh đô điện ảnh.
Nếu ở giai đoạn cuối 1950 sang đầu 1960, công chúng ăn mặc đẹp mắt nhưng giống hệt nhau thì từ 1969 trở đi, danh tính trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Lựa chọn quần áo lúc bấy giờ là cách chúng ta giao tiếp với thế giới, phản chiếu suy tưởng của riêng mình trên bề mặt. Vậy nên đường phố Hollywood những năm này trở thành sàn diễn thời trang đa sắc diện.
Hơn 2.000 chiếc xe cổ và nhiều trong số đó là siêu xe từ các hãng như Lincoln Continental, Ford, Buick Riviera, Plymouth Belvedere, Chevrolet, Volkswagen... đã được tập hợp để tạo không khí cổ xưa chuẩn mực Hollywood cho bộ phim.
Tái hiện không khí đó, Once Upon a Time in Hollywood cũng là bức tranh đa sắc với hai lớp màu chủ đạo: thế giới hào nhoáng của các ngôi sao gồm Rick Dalton cùng gia đình và bạn bè minh tinh Sharon; thế giới bình dị và hoang dại của chàng diễn viên đóng thế Cliff Booth cùng cộng đồng hippie. Sử dụng phục trang để vạch rõ ranh giới của hai tầng lớp xã hội, Quentin Tarantino muốn ngầm giải thích nguyên nhân sâu xa của những xung đột lớn dần lên ở hồi sau bộ phim.
Là chiến hữu thân thiết nhưng Rick Dalton (phải) và Cliff Booth (trái) sở hữu hai phong cách thời trang hoàn toàn đối lập.
THẾ GIỚI CỦA NHỮNG SIÊU SAO
Thuở còn tại thế, minh tinh Sharon Tate và chồng đều là những "fashion icon" của làng điện ảnh. Lớn lên ở châu Âu, Sharon sớm hình thành trong máu gu ăn mặc tinh tế và tân thời. Cô sở hữu tủ đồ hàng hiệu phong phú và luôn tạo ấn tượng đẹp trong mỗi lần xuất hiện. Những nhân vật điện ảnh cô từng hóa thân trước khi qua đời cũng tạo ra hiệu ứng thời trang đáng kể lúc bấy giờ.
Once Upon a Time in Hollywood chiếu lại một trích đoạn kinh điển của Sharon Tate trong phim The Wrecking Crew. Chiếc mũ beret cùng áo sọc xanh trắng cổ lọ nổi tiếng một thời của cô đã được làm mới cho Margot Robbie.
Sự trân quý dành cho minh tinh quá cố Sharon Tate được Quentin Tarantino đặc tả trong hoạt cảnh dài ghi lại một ngày thường nhật của cô tại Los Angeles. Trong đó, diễn viên Margot Robbie đã trở thành "bản sao" hoàn chỉnh của Sharon với chiếc áo cổ lọ màu đen trơn và đầm miniskirt trắng. Cô dạo bước trên phố trong đôi boots go-go cao ngang bắp chân, kính mát bản lớn và túi xách Chanel cổ điển.
Những BST nức tiếng của NTK Mary Quant đã tạo nên làn sóng chân váy và đầm mini, thể hiện sức sống trẻ và đặc biệt là khẩu hiệu nữ quyền trong những năm 1960. Đến tận thời điểm ấy, phụ nữ Mỹ mới có thể tự tin mặc váy cao trên đầu gối 12cm ra đường. Miniskirt đã khơi dậy làn sóng boots go-go đế vuông bởi màn kết hợp không thể ăn ý hơn.
Nhưng không chỉ vậy, mẫu đầm họa tiết da động vật của thương hiệu Ossie Clarke mà Sharon Tate từng mặc tại buổi ra mắt phim Rosemary's Baby năm 1968 cũng được tái hiện trong phim. Xuyên suốt nhiều cảnh quay ở hồi đầu Once Upon a Time in Hollywood là hình ảnh Sharon tươi cười rạng rỡ trên chiếc xe mui trần, khăn trùm đầu thêu họa tiết bay phấp phới trong gió.
Sharon Tate và chồng - đạo diễn Roman Polanski tại buổi công chiếu phim Rosemary's Baby (trá). Hình ảnh này được tái hiện gần như chuẩn mực cho Margot Robbie trong One Upon a Time in Hollywood (phải).
Ở một cảnh phim thú vị khác, nhân vật Sharon mặc áo crop top kết hợp quần shorts da vàng đến bữa tiệc của Playboy. Đây cũng là một thiết kế của hãng Ossie Clarke mà Sharon Tate thật từng mặc trong quá khứ. Khi được hỏi về lý do cho nhân vật Sharon mặc rất nhiều đồ tông vàng ấm, NTK Arianne Phillips nói đó là ý tưởng chung của bà và đạo diễn Quentin. "Bởi vì vàng là màu của hạnh phúc và là biểu tượng của California. Hơn nữa, khi nghĩ đến thập niên 1960, tôi cũng nhớ ngay tới tông vàng rực rỡ. Màu sắc này mang lại cảm giác tươi mới, tràn trề năng lượng theo đúng ký ức mà Sharon Tate để lại cho mọi người", Arianne chia sẻ.
Khi còn tại thế, Sharon Tate thật cũng rất yêu thích màu vàng tươi vui.
Ngay cả những bộ đồ thường nhật của nhân vât Sharon cũng mang tông ấm nóng và trẻ trung.
Còn Rick Dalton, tính lãng tử và có phần "đỏm dáng" của chàng ta được thể hiện qua lựa chọn áo khoác da màu nâu và áo thun vàng rực rỡ, gợi nhắc tới hình ảnh lừng danh một thời của "The King of Cool" Steve McQueen. Trong một cảnh khác, Rick mặc bộ suit cắt đo thủ công tinh xảo, đúng phong cách quý ngài Don Draper "Mad Men". Ngay cả lúc ở nhà, chàng diễn viên xa hoa vẫn không quên khoác lên mình áo khoác lụa thêu hoa thủ công tinh xảo.
Áo khoác da màu nâu với túi áo ngực giúp Leonardo DiCaprio hóa thân thành chàng tài tử thập niên 1960
Tông màu cam và nâu nóng cũng gắn kết chặt chẽ với nhân vật này như một chỉ báo ngầm cho tính bộc trực, cục cằn
Áo khoác ngủ màu đỏ quyền lực gợi nhắc đến hình ảnh ông trùm Playboy Hugh Hefner cũng là chỉ báo cho tham vọng thống lĩnh của nhân vật
Ở hồi cuối phim, Rick trở về từ châu Âu và đổi hẳn sang phong cách Italy, thể hiện từ mái tóc sideburn tới chiếc khăn lụa thắt trên cổ. Trong khi đó, phu nhân Dalton mặc bộ jumpsuit ren đỏ và đôi sandals ánh kim chói lọi. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của những xu hướng thời trang mới sẽ bao trùm Hollywood trong thập niên kế tiếp.
THẾ GIỚI CỦA NHỮNG ĐỨA CON TỰ DO
Cộng đồng hippie thường dân mang theo "quyền năng của những bông hoa" - Flower Power là một trong những mảnh ghép quan trọng nhất của bộ phim. Arianne Phillips đã dành nhiều tháng thăm thú các cửa hiệu thời trang vintage ở Hollywood để có đủ tư liệu phục dựng hình ảnh những cá thể này. Nhờ vậy, người xem mới được bắt gặp những chi tiết hippie thân quen như quần áo thêu hoa tươi sáng, vải sợi tự nhiên nhuộm màu loang, họa tiết paisley, túi vải lộn tua rua, áo ghép vải thêu thủ công, quần jeans ống loe xé gấu, đầm maxi, trang sức bạc kiểu Morrocco và Ấn Độ...
Hippie là phần không thể thiếu khi nhắc đến Hollywood 1960. Ảnh: Getty Images
Cộng đồng hippie được tái hiện trung thực trong Once Upon a Time in Hollywood. Tinh thần phóng khoáng, cởi mở và hoang dại của họ đều ghi lại rõ nét trên phục trang.
Bên cạnh đó, đồng hành với sự giàu có và phô trương của Rick Dalton là một Cliff Booth chuyên mặc áo sơ mi nhuộm tie-dye "chim cò" rực rỡ cùng áo thun Champion, đeo kính phi công Ray-Ban và chọn cho mình áo khoác denim bụi bặm cùng quần jeans Levi's để dễ dàng di chuyển trên phim trường. Dù chỉ là người đóng thế, anh bạn quản gia của Rick, nhưng Cliff được mô tả: "You can throw him off a building; you can have him crash a car" (tạm dịch: Anh có thể ném cả tòa nhà và cho xe tông cậu ta, không sao hết). Điều này cho thấy Cliff là nhân vật độc đáo, mạnh mẽ và tự tin. Chính vì vậy, phục trang chủ đạo của Cliff qua nhiều phân cảnh mới là những chiếc áo thun với chữ "champion" (vô địch) và lions (đàn sư tử) ngay trên mặt trước.
Phục trang luôn là chủ đề đặc biệt và thú vị trong phim của Quentin Tarantino. Bằng màu sắc và thiết kế, ông gán cho mỗi nhân vật của mình những đặc trưng riêng biệt; từ đó gửi đi thông điệp ngầm về lựa chọn của họ. Để có thể vừa tái hiện chính xác bức tranh Hollywood những năm tháng chao đảo vừa khắc họa cá tính nhân vật để phục vụ cho mạch phim là thách thức không đơn giản. Cùng NTK Arianne Phillips, Quentin Tarantino quả thật đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này.
Theo elle.vn
Đàn ông mặc váy sẽ không còn bị coi là quái đản trong tương lai gần? Những tưởng váy là món đồ dành riêng cho phái đẹp nhưng thực tế cho thấy ở thời cổ đại cả đàn ông và phụ nữ đều mặc trang phục giống nhau. Váy là trang phục của cả nam và nữ Quần áo không phải lúc nào cũng được tách ra thành trang phục dành cho nam và trang phục dành cho nữ....