Câu chuyện hy sinh của 13 nữ thanh niên xung phong
Mưa bom bão đạn, những người lính TNXP vẫn kiên cường làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông phục vụ cuộc kháng chiến. Sự hy sinh dũng cảm của 13 nữ TNXP tuổi mười tám, đôi mươi dưới chân núi Nấp ngày ấy mãi là một trang sử hào hùng của tân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Nấp (thuộc xã Đông Hưng, giáp ranh với xã Đông Văn, huyện Đông Sơn) là một trong những trọng điểm mà giặc Mỹ tập trung đánh phá ác liệt nhất. Tại đây, lực lượng TNXP đã cùng với bộ đội, dân quân làm nên bao sự tích anh hùng trong đó có chiến công và sự hy sinh dũng cảm của 13 nữ TNXP tuổi mười tám, đôi mươi.
Cuối tháng 10/1966, tiểu đội nữ xung kích đại đội 873 thuộc Đội 87 TNXP (được thành lập ngày 2/1/1966 gồm 200 đội viên trong đó có 170 nữ, 30 nam là những người con của huyện Đông Hưng- Thái Bình) về đóng quân tại xóm Văn Miếu, xã Đông Văn, làm nhiệm vụ ứng cứu ga Thanh Hoá và đảm bảo giao thông con đường tránh vào núi Nấp, ứng cứu, phục vụ các trọng điểm bị máy bay Mỹ đánh phá trên tuyến đường sắt Bắc – Nam xuyên qua tỉnh Thanh Hóa.
Núi Nấp chứng kiến sự ra đi dũng cảm của 13 cô gái TNXP (Nơi đây vào tháng 6/1995 xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia)
Nơi đây có đoạn đường sắt đi qua, là chỉ huy sở của trạm đầu máy xe lửa và trong các hang hẻm của 2 dãy núi Nhồi, núi Nấp là chỗ cất giấu đầu máy, toa xe, ô tô, máy móc và nhiều vật tư, hàng hóa của đường sắt và ngành giao thông.
Những khẩu hiệu “Máu có thể đổ, chúng ta có thể hy sinh nhưng đường không thể tắc”, “C873 quyết tử cho đường sắt quyết thông”, “địch phá thì ta làm lại”, “mở đường mà đi, đánh địch mà tiến” như khắc sâu vào trái tim của mỗi người lính TNXP.
Chỉ riêng trong năm 1966 và đầu năm 1967, đội xung kích đại đội 873 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào đắp hơn 10.000 mét khối đất đá, khắc phục hậu quả trên 140 trận đánh phá của không quân Mỹ trên địa bàn, giữ vững tuyến đường sắt giao thông đưa 16.000 tấn vũ khí, đạn dược, lương thực phục vụ chiến trường B,C,K.
Phát hiện ra bí mật ở địa điểm này, Mỹ cho càn quét ác liệt. Đặc biệt, 4 giờ sáng ngày 11/5/1967 người dân quanh khu vực đã thấy máy bay địch quần thảo, đánh phá ác liệt làm hư hỏng nặng hơn 200 mét đường sắt.
Lệnh của cấp trên phải tập trung lực lượng để sửa chữa đảm bảo thông đường nhanh nhất. Đạp lên bom đạn lực lượng TNXP và đội xung kích do đại đội phó Vũ Thị Minh Lý chỉ huy, kết hợp với công nhân đường sắt nhanh chóng san lấp, chuyển đá, kê lót tà vẹt để nối ray. Dự kiến hoàn thành kế hoạch thông tuyến trước 21 giờ. Trong ngày, nhiều đợt máy bay Mỹ kéo đến bắn phá nhưng được báo động từ xa nên tất cả đều phòng tránh an toàn. Sau lệnh báo yên ai nấy lại tiếp tục ra làm.
Khoảng 15 phút nữa là hoàn thành xong nhiệm vụ, tiếng máy bay lại tiếp tục càn quét, tất cả vội sơ tán chạy xuống các hố bom cũ để ẩn nấp. Lần này chúng đánh phá bằng bom tọa độ. Trận đánh quá ác liệt đã khiến bom Mỹ dội trúng đội hình TNXP xung kích. 12 nữ đội viên hy sinh tại chỗ, 1 nữ đội viên hy sinh trên đường đi cấp cứu. 22 người khác bị thương. Các chị hy sinh khi trên tay vân câm chắc dụng cụ. Giây phút bi thương đó là 20 giờ 45 phút ngày 11/5/1967.
Trở lại núi Nấp, sau 46 năm những người lính TNXP ngã xuống. Tôi tìm đến nhà cụ Lê Đình Pháo (xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), nhân chứng duy nhất thời bấy giờ còn sống, ông là người đã trực tiếp huy động nhân dân tham gia giải quyết hậu quả khi xảy ra thương vong.
Video đang HOT
Cụ Lê Đình Pháo ngậm ngùi khi nhớ về cái chết bi thương của 13 cô gái TNXP ngày ấy
Gần 90 tuổi đời, hơn 50 năm tuổi Đảng, cuộc đời ông chứng kiến sự hy sinh của biết bao đồng đội thời khói lửa. Nhưng khi tôi gợi lại ký ức về cái đêm những cô gái TNXP Thái Bình hy sinh trên quê hương mình, khuôn mặt ông trùng xuống, đôi mắt mờ lạc, giọng ông khắc khoải, nỗi đau về sự mất mát ngày đó dường như còn hiện hữu.
Ông Pháo ngậm ngùi: “Những ngày đó, giặc Mỹ càn quét liên tục, bắn phá ngày đêm. Nhưng lực lượng TNXP lúc nào cũng kiên cường làm nhiệm vụ. Họ làm việc quên cả bom đạn, quên cả ngày đêm, chỉ nghĩ sao hoàn thành nhiệm vụ, con đường thông suốt để phục vụ kháng chiến”.
“Ngày đó tôi đang là Chủ nhiệm Hợp tác xã Nam Thắng, vào thời điểm xảy ra cuộc càn quét thảm khốc của máy bay Mỹ, tôi đang chủ trì cuộc họp. Nghe tin báo, tôi đã huy động cán bộ và nhân dân nhanh chóng ra hiện trường gom nhặt thi hài các cô lại. Trong bom rơi, đạn nổ cán bộ và nhân dân hai xã Đông Nam và Đông Văn đã nén đau thương, nhanh chóng đem vải, quần áo, hòm ván để lau chùi, khâm liệm và đưa các cô về an nghỉ tại nghĩa trang địa phương. Đến năm 1985 thì phần mộ của các cô đã được quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ tại xã Đông Nam”.
Nước mắt ngày trở về của những đồng đội TNXP dưới chân núi Nấp
Ra đi từ quê mẹ Đông Hưng – Thái Bình, 13 nữ liệt sĩ đội xung kích TNXP đại đội 873 đã sống, chiến đấu, và ngã xuống tại khu vực núi Nấp xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Máu xương các chị đã hòa quện vào khối da thịt của đất nước để làm nên chiến thắng.
Theo Dantri
Quặn lòng trước những đứa trẻ da cam Việt Nam
Hàng trăm bức ảnh và hiện vật về những trẻ em là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin đã được trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng, gây xúc động cho hàng trăm người xem.
Triển lãm với chủ đề "Da cam - lương tri và công lý" là một hoạt động có ý nghĩa nhân kỷ niệm 52 năm thảm họa dioxin Việt Nam (1961 - 2013) và hưởng ứng ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam 10/8. Triển lãm bắt đầu mở cửa từ chiều ngày 23/7 đến ngày 12/8.
Phát biểu tại triển lãm, bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng - nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA) cho biết: Hơn nửa thế kỷ qua, nhân dân Việt Nam phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề của cuộc chiến tranh hóa học do quân đội Mỹ gây ra; đó là cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.
Từ năm 1961 - 1971, quân đội Mỹ đã sử dụng 80 triệu lít chất độc hóa học, trong đó có 61% chất da cam, chứa 366kg dioxin phun rải xuống gần 1/4 diện tích miền Nam Việt Nam gây tác hại lâu dài tới môi trường và sức khỏe con người.
Chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, rất nhiều gia đình có 3 nạn nhân trở lên. Có gia đình cả 15 người con đều là nạn nhân. Và thật đau lòng, di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ tư, hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm ngàn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo...
Những người bị di chứng chất da cam/dioxin được nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương
"Triển lãm "Da cam - lương tri và công lý" mong muốn góp phần giúp các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn thảm họa da cam ở Việt Nam, những cố gắng lớn lao của nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học; tôn vinh những tấm lòng vàng vì nạn nhân chất độc da cam, những tấm gương vượt khó vươn lên của các nạn nhân chất độc da cam", bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng phát biểu.
Tại triển lãm, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên và người dân đã xúc động với hình ảnh của các em là nạn nhân của chất độc da cam. Bạn Thanh Thủy, đến từ trường ĐH Đà Nẵng sau khi xem các hình ảnh trưng bày, rưng rưng chia sẻ, em sẽ dành một chút công sức nhỏ bé của mình để có thể giúp các nạn nhân da cam vượt qua khó khăn.
Anh Trần Quốc Hoàn (SN 1975, tỉnh Thanh Hóa) bị teo liệt nửa người bẩm sinh do nhiễm chất độc da cam từ bố là cựu chiến binh Trần Kim Khả. Anh đã vượt lên khó khăn để học tập, rèn luyện thể thao và anh đã đoạt 18 giải Paragame của quốc gia và tỉnh
Anh Lê Văn Hùng (23 tuổi, ở xã Đông Thịnh, Đông Sơn, Thanh Hóa) có bố mẹ tham gia chiến trường Quảng Nam năm 1971. Mặc dù hai chân bị teo không đứng được nhưng hàng ngày anh vẫn đi bằng hai tay lấy rơm nấu cơm, phụ giúp gia đình
Chị Phạm Thị Vượng (SN 1978, trú xã Bình Trung, Bình Sơn, Quảng Ngãi) chỉ cân nặng 12kg, cao 0,8m, bại liệt bẩm sinh nửa người dưới nhưng chị vẫn cố gắng học văn hóa, nữ công gia chánh, bán hàng tự nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình
Ông Vũ Đức Tạo (tỉnh Thanh Hóa) chiến đấu ở chiến trường B2 có 3 con nhiễm chất da cam, trong đó có 1 cháu dã chết
Can nhựa dùng để chứa chất độc CS của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Mặt nạ và bình dưỡng khí mà quân đội Mỹ dùng trước khi đi rải chất độc da cam
Những thùng chất độc hóa học của Mỹ tại sân bay Đà Nẵng năm 1973
Bộ đội rà phá bom mìn chuẩn bị cho việc tẩy rửa chất da cam/dioxin tại sân bay Đà Nẵng
Nhiều bạn trẻ và khách nước ngoài đến thăm triển lãm.
Theo Dantri
Phẫn nộ cảnh nữ sinh ngồi lên đầu tượng đài Những hình ảnh nữ sinh hồn nhiên "đè đầu cưỡi cổ", dẫm đạp trên các tượng đài chiến thắng ở Điện Biên được tung lên Facebook, gây phẫn nộ cho nhiều người. Thời gian qua, dư luận nhiều lần "nổi sóng" khi trên mạng xã hội xuất hiện, chia sẻ các hình ảnh xúc phạm đến di tích lịch sử, như "Cưỡi đầu...