Câu chuyện giáo dục: Làm bạn với con trong mùa Covid-19
Con gái đang học luật. Từ 2017 tới giờ chưa lần nào nghỉ tết… dai như lần này vì dịch Covid-19. Nó đùa: Kỳ nghỉ Tết Canh Tý còn có tên gọi khác là tết ‘Canh Dài’.
Giảng viên một trường đại học dạy học trực tuyến – Trọng Trinh
Hết đùa thì ngồi thừ ra, vẻ mặt ngổn ngang tâm trạng. Liên tiếp những lần nghỉ gia hạn vì dịch Covid-19 khiến con bé thực sự bối rối.
Một mớ sách bạn từ TP.HCM gửi về để tự học không làm nó an tâm. Đọc, ghi chép vài chục phút thì thả bút, khoanh tay ngồi nhìn ra cửa sổ. Rời cửa sổ “đời”, con bé mở “cửa sổ” trên máy tính. Nghĩ, lúc này có lẽ cửa sổ ảo mà… thực, vì hình ảnh trường lớp, thầy cô, bạn bè, con hẻm nhỏ, căn gác trọ hộp diêm… hiện lên cùng tiếng lao xao bàn phím. Nhiều lúc nghe tiếng con nhìn màn hình cười khúc khích thật vui.
Con kể rời rạc, hay nhảy cóc đề tài, kiểu như nhớ đâu kể đó mà rất vui. Đó là những buổi học, môn học hấp dẫn và chưa hấp dẫn, về những thầy cô “cao vời” trí tuệ mà rất gần gũi với sinh viên, về những đứa bạn khó ưa lúc đầu nhưng càng về sau càng dễ mến. Trong lời kể thỉnh thoảng có mùi bánh tráng trộn, đĩa cơm bụi ăn vội trên đường về, ly bạc xỉu mỗi lần nhận “tài trợ” của ba mẹ gửi vô. Có cả hình ảnh con đường “cây dài bóng mát” mà bố thường “gào” lên với cây ghi ta mỗi lần bạn đến chơi nhà.
Video đang HOT
Con bé cũng hồn nhiên kể chuyện dạy học online qua các thiết bị công nghệ thông minh. Hẳn là một bất ngờ với thầy cô khi phải dùng phương tiện này thay vì lên giảng đường. Bối rối, lúng túng là điều không thể tránh khỏi…
“Nhiều thầy cô nói chuyện trên “phây” nghe thương lắm ba à”. Không chỉ là tiếng gà gáy “vô kỷ luật” mà còn tiếng chó sủa nhăng cuội vu vơ, tiếng động cơ xe cộ, tiếng còi inh ỏi từ dưới đường dội lên. Rồi tiếng cãi nhau tranh khách của mấy bác xích lô, tiếng ho bất chợt của người già, tiếng mè nheo của trẻ nhỏ, tiếng í ới của mấy ông bà gọi nhau đi tập dưỡng sinh… Cứ mỗi loại tiếng động như vậy lọt vào giáo án điện tử là phải xóa đi, làm lại.
“Nhưng mà trời sáng rồi! Gần giờ lên sóng. Đành để tiếng thầy giảng “hài hòa” cùng những tạp âm chứ biết làm sao! Các em sinh viên thông cảm nhé”, một cô giáo viết trên trang cá nhân của mình.
Vậy đó, những ngày con nghỉ học do dịch Covid-19, bậc làm cha mẹ lại có dịp hiểu con nhiều hơn qua những câu chuyện không đầu, không cuối.
Theo thanhnien
Đại học tại TP.HCM hỗ trợ cước Internet cho sinh viên học online
ĐH Kinh tế - Luật hỗ trợ mỗi sinh viên 50.000 đồng để tăng cường truy cập Internet khi học trực tuyến.
Chiều 2/3, trao đổi với Zing.vn, TS Nguyễn Thanh Trọng, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay nhà trường đã tính toán các phương án hỗ trợ giảng viên, sinh viên trong thời gian phải dạy học online vì dịch Covid-19.
TS Trọng thông tin trong thời gian nghỉ vừa qua, sinh viên và giảng viên của trường bắt buộc phải thực hiện việc dạy và học trực tuyến tại nhà thông qua hệ thống E-learning của trường.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập online giai đoạn này, ĐH Kinh tế - Luật quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên 50.000 đồng để tăng cường dung lượng tốc độ cao khi truy cập Internet.
"Với 7.000 sinh viên, trường phải trích ra 350 triệu đồng cho việc này. Phương thức hỗ trợ ra sao sẽ do Phòng Kế hoạch - Tài chính thực hiện. Trước mắt, trường hỗ trợ ở mức như vậy, nếu việc nghỉ học phải kéo dài hơn nữa, trường sẽ có phương án tiếp theo", ông Trọng cho hay.
Trường thường xuyên vệ sinh phòng học trong thời gian nghỉ học vì dịch Covid-19. Ảnh: ĐH Kinh tế - Luật.
Đối với việc dạy học online, giảng viên thực hiện theo thời khoá biểu của từng môn học và có thể thống nhất với người học để tăng cường vào những ngày nghỉ cuối tuần nhằm đảm bảo kế hoạch năm học.
"Tất cả buổi giảng dạy online được xem như giờ dạy chính thức nên giảng viên phải đảm bảo được chất lượng giờ dạy. Trường sẽ có phòng Công nghệ thông tin hỗ trợ, theo dõi việc giảng viên mở lớp và tương tác với sinh viên. Bộ phận Thanh tra và Kiểm soát chất lượng của nhà trường sẽ theo dõi quá trình giảng dạy để đánh giá chất lượng", TS Trọng nói.
Đầu tuần này, nhà trường cũng tiến hành triển khai sử dụng phần mềm E-meeting để tổ chức các buổi họp trực tuyến thay cho việc họp tại trường theo nhằm tránh tụ tập đông người. Dó đó, cán bộ, viên chức, giảng viên và người lao động sẽ được bố trí lịch làm việc phù hợp hơn.
Ngoài ra, trường cũng sẽ tiến hành khảo sát những sinh viên thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, vùng sâu vùng xa, gặp khó khăn về tài chính khi di chuyển, phải hủy, dời vé tàu, xe trong những lần thông báo nghỉ học. Từ đó, nhà trường sẽ xem xét hỗ trợ kinh phí kịp thời cho những đối tượng này.
Theo Zing
Nghỉ học kéo dài, có phải đóng học phí? Tính đến thời điểm này, trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS, THPT trên toàn quốc đã cho học sinh nghỉ học tròn 1 tháng. Căn cứ tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn căng thẳng, các địa phương tiếp tục cho học sinh tiểu học, THCS và trẻ mầm non nghỉ học thêm 1-2 tuần. Tuy nhiên, tháng học sinh nghỉ...