Câu chuyện giáo dục: Chị lao công trường mầm non và niềm vui nghe tiếng “chào cô”
“Em biết ơn cô hiệu trưởng đã “tuyển” em. Bước vô trường, người ta “chào cô” chứ không kêu “Ê, chị gì ơi!”".
Câu chuyện về chị lao công tại một trường mầm non ở TPHCM được bác sĩ, chuyên gia tâm lý trẻ em Nguyễn Lan Hải chia sẻ thu hút hàng ngàn cảm xúc và bình luận. Một bài học về sự trân trọng, nâng niu và cả lòng biết ơn đối với công việc chúng ta làm hàng ngày.
Bà Hải kể, hôm đó bà đến trường dự một buổi tọa đàm. Do đến sớm nên bà ngồi một ghế đá góc sân trường, cạnh đó là một chị lao công đang lúi cúi quét lá rụng. Chị chăm chút vào từng nhát chổi, phần sân không rác chị cũng quét lại cho sạch chứ không làm qua loa đại khái.
Câu chuyện về chi lao công ở trường học của bác sĩ Lan Hải thu hút nhiều cảm xúc, bình luận
Quan sát kỹ, bà thấy gương mặt người lao công không có sự mệt mỏi cam chịu, cũng không có vẻ mặt của người đang “hờn cả thế giới”, chị làm luôn tay nhưng nét mặt vẫn tươi sáng nhẹ nhàng.
Sau khi kết thúc tọa đàm, bà Hải đang ở trong sân, bà Hải lại gặp chị lao công, lúc này đang lau chùi cửa kính.
Chị vui vẻ kể chuyện của mình:
“Em “ham vui” lập gia đình sớm nên 22 tuổi đã 2 con rồi chị. Gia đình thuộc diện không có điều kiện, mẹ chồng em bao phần “chăn” hai cháu nội để em và ông xã làm quần quật nuôi 5 miệng ăn trong nhà.
Tích cóp riết chỉ một lần con nhập viện là lại mượn nợ, cuối cùng em chọn bán vé số mưu sinh. Ngoài ra, em xin làm giúp việc nhà theo giờ cho 2 gia đình viên chức. Bữa nào bán hết sớm, em còn ghé phụ lựa trái cây ở vựa kiếm thêm thu nhập.
Em không mặc đồ bộ ra đường, tóc tai sạch sẽ, mang giày dép đàng hoàng, không chèo kéo khách mua, chịu giang nắng lội bộ, bán được lắm ạ.
Video đang HOT
Bữa đó em đi bán vé số ở ven kênh Nhiêu Lộc, tình cờ gặp cô hiệu trưởng trường này. Cô hỏi em có muốn làm lao công ở trường cô không? Nghe mức lương tháng thì chỉ bằng già nửa thu nhập của em thôi. Em xin cô về hỏi ý má và chồng.
Rồi em nộp “Hồ sơ xin việc”, đươc duyệt và vào nhận công tác. Đó là nhận đồng phục nhân viên, bảng tên đeo ở ngực, cây chổi, cái hốt rác, cái xe đầy, cây lau nhà, chai cọ rửa bồn cầu đó chị.
Em vui lắm chị ơi! Sáng sáng các em nhỏ vòng tay “thưa cô”. Các phụ huynh mỉm cười gật đầu “chào cô”, các cô giáo cũng chỉ bảo việc này việc kia và “cảm ơn” nhẹ nhàng.
Có bữa nhìn thấy góc tường phía sau trường xếp đồ hư, nhiều người “tiện tay” thảy giấy, chai nhựa,… em đề xuất cô phụ trách cho em dọn dẹp. Rác lớn rác nhỏ em gom lại đưa ra xe hết, còn đất mùn và giấy vụn em đốt rồi kiếm chậu về trồng vài cái cây xanh. Em cũng học phim Hàn Quốc, lấy bình xịt và khăn lau, lau những phiến lá các cây cảnh trong lớp học để các bé sờ vào không bẩn tay. Thấy gì hay là em học lỏm rồi làm.
Cô chủ trường cho phép em thu gom ve chai để “thêm thu nhập”, các cô giáo còn chia sẻ quần áo, đồ chơi cho 2 đứa con em. Ông xã em cứ trêu “vợ anh dạo này lên đời”.
Bữa kia, khu phố làm bảng kê khai mới, bác tổ trưởng hỏi em làm gì, em nói “làm nhân viên ở Phòng Hành chánh Quản trị”, bác hỏi tiếp làm ở đâu, em nói “Trường Mầm non Đ.T”, bác gật gật bảo à à ngành giáo dục.
Ai đến nhà hỏi thăm, má chồng em đáp: “Sắp tan trường rồi, dâu tôi nó sắp về tới” (trước bà hay nói “nó đi bán, chẳng biết khi nào về”).
Em biết ơn cô hiệu trưởng đã “tuyển” em. Bước vô trường người ta “chào cô” chứ không kêu “Ê, chị gì ơi!”. Được làm ở đây, em vinh dự lắm!”.
Cô giáo trong niềm vui với học trò (Ảnh minh họa)
Qua câu chuyện mà bác sĩ Lan Hải chia sẻ, mọi người hiểu được sự tận tâm, tỉ mỉ, trách nhiệm của chị lao công với công việc quét dọn ở trường học. Chị làm việc với tâm thế thế được sự quan trọng công việc mình làm và bằng cả sự biết ơn, trân quý.
Có thể nói, điều này trái ngược với thái độ của rất nhiều người đang làm việc ở nhiều vị trí hàng ngày. Hàng ngày, chúng ta dễ “đụng” phải một bác bảo vệ nhăn nhó, cau gắt; bác tài xế lái xe buýt không ngừng quát tháo hành khách ngay từ khi họ vừa bước lên cửa, không hiểu vì sao mình bị quát; cô lao công quét dọn với gương mặt sầu não và nặng nề như mang bao nỗi uất ức cuộc đời; không ít nhân viên phục vụ tự nhiên chọn công việc này rồi làm việc qua loa đại khái, như dằn mặt khách hàng.
Ở các cơ quan hành chính, không thiếu những nhân viên tiếp dân với khuôn mặt nặng trình trịch, lời lẽ cộc cằn trong khi đó là trách nhiệm, là công việc hàng ngày của họ.
Rồi ở trường học, không ít giáo viên bước vào lớp là “tuôn” hết những cay đắng, ấm ức lên đầu học trò, nói xấu từ học sinh, phụ huynh cho đến đồng nghiệp, quản lý. Có cô thản nhiên: “Tôi mà tìm được công việc khác, tôi chả đứng dậy để dạy các anh chị”.
Chưa lúc nào ngành giáo dục phải nặng lòng về hai chữ “hạnh phúc” của nhà giáo như lúc này. Nhiều người tự nguyện theo nghề, sống bằng nghề nhưng… cay nghiệt với nghề, với trò.
Ai làm việc với sự nồng nhiệt và lòng biết ơn cuộc đời, chắc chắn người đó sẽ tìm thấy hạnh phúc. Còn không, chính họ là người đầu tiên bất hạnh.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Cám cảnh nàng công sở số nhọ nhất năm: Bị đuổi việc vì... không hợp tuổi sếp!
"Em làm văn phòng trong trường mầm non này được vài năm rồi ạ. 2 tháng nay không có học sinh mới, chỉ có học sinh out nên sếp đi coi bói, coi tuổi.
Cuối cùng thì phát hiện ra em không hợp tuổi nên đuổi".
Vui mà nói thì cuộc đời làm dân văn phòng công sở cũng vô thường như cuộc đời thật. Mọi người cứ đến và đi, xin vào làm rồi lại xin nghỉ, được tuyển vào làm rồi lại bị đuổi,... như những gì được sắp đặt trong khi đằng sau đó có thể chứa hàng tá lý do vui buồn lẫn lộn. Tuy nhiên, bị cho thôi việc như cô nàng công sở trong câu chuyện dưới đây thì quả thực hy hữu.
Cô viết ngắn gọn nhưng đầy xót xa trong một hội nhóm chuyên tám chuyện công sở trên MXH chỉ với một dòng duy nhất: "Hôm nay em bị đuổi việc vì không hợp tuổi boss". Vâng, một sự xót xa bất ngờ ngớ ngẩn đến mức khiến ai xem qua cũng phải phì cười.
Dòng tâm sự ngắn sau khi đăng đàn được ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Và chính bởi tính chất hy hữu của nó nên nhanh chóng sau đó, hàng loạt dân mạng đã tràn vào phần bình luận chia sẻ đôi điều.
Nói là chia sẻ đôi điều nghiêm túc vậy thôi nhưng thực chất, đa số đều bật cười trước cái lý do bị đuổi việc hết sức vô lý của cô nàng công sở nhân vật chính: "Trời ơi, chưa thấy ai bị đuổi việc vô duyên như này", "haha thua", "bó tay với boss của bạn", "sếp dễ thương, đuổi nhân viên cũng lấy lý do dễ thương", "cười đau hết cả ruột, sếp công ty nào cho mình xin để né ra",...
Ngoài ra, một số ít khác vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra đây là một câu chuyện buồn nên ngay lập tức nói đôi dòng sâu sắc đồng cảm như sau:
"Mình hạp tuổi, hạp mạng với sếp mà còn mệt mỏi đây. Tuổi hay mạng không quyết định được gì đâu bạn, là do tính cách của sếp và cách quản trị của sếp thôi. Cũng có khi muốn đuổi mà không còn lý do nào khác".
"Vớ vẩn thế nhỉ, thế kỷ bao nhiêu rồi mà còn hợp tuổi mới cho làm việc cùng. Mà thôi, chịu khó tìm việc khác vậy, chứ sếp duy tâm kiểu này làm việc mệt mỏi lắm. Không khéo sau còn phiền hơn".
"Lướt nhanh luôn nàng ơi, kẻo sau công ty phá sản lại đổ thừa bảo rằng mình xúi quẩy ám quẻ".
Chưa hết, để giúp mọi người hiểu rõ hơn về công việc cũng như là hoàn cảnh bị đuổi của mình, cô nàng công sở nhân vật chính đã viết thêm đôi dòng buồn nẫu ruột dưới phần bình luận:
"Em làm văn phòng trong trường mầm non này được vài năm rồi ạ. 2 tháng nay không có học sinh mới, chỉ có học sinh out nên sếp đi coi bói, coi tuổi. Cuối cùng thì phát hiện ra em không hợp tuổi nên đuổi.
Em thấy hơi buồn các anh các chị à. Vì công việc của em nó cứ đặc thù riêng riêng làm sao ấy. Em học mầm non nhưng lại làm văn phòng trong trường mầm non. Giờ google tìm việc cũng không biết bấm kiểu gì để tìm cơ. Bỗng dưng trở thành kẻ thất nghiệp cảm giác nó cứ vụn vỡ làm sao sao ấy".
Theo Helino
Khi hot girl, hot boy Việt ngồi lại "kể xấu" thầy cô ngày 20/11 Bên cạnh những kỷ niệm đẹp, lòng biết ơn công lao của thầy cô, những bạn trẻ này cũng mạnh dạn "kể xấu" thầy cô, thú nhận những lỗi lầm của mình nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. "Búp bê Sư phạm" Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền (sinh năm 1997, Hà Nội) được nhiều người yêu mến bởi gương...