Câu chuyện đằng sau phục trang “lòe loẹt” của Elton John trong “Rocketman”
Không chỉ gợi nhớ những giai điệu bất hủ như “Your Song”, “Rocket Man”, “Tiny Dancer”,… bộ phim “Rocketman” còn chất chứa tham vọng đưa khán giả đến với tủ đồ biểu diễn từng một thời gây bão của Elton John.
Sở hữu tài năng âm nhạc thiên phú từ khi còn nhỏ, cậu bé Reginald Kenneth Dwight (tên thật của Elton John) đã sớm nhận ra mình “khác người” và định sẵn trong đầu con đường trở thành người nổi tiếng. Chính nhờ ươm mầm tư duy theo lối suy nghĩ của một người nghệ sĩ từ khá sớm, Elton John không mất quá lâu để định hình phong cách cho chính mình, với sự tự tin tuyệt đối khi diện những bộ trang phục “lòe loẹt”, không ngần ngại trước những định kiến về giới tính và luôn tạo sự bất ngờ cho khán giả mỗi khi xuất hiện.
Phân cảnh Elton John (Taron Egerton) đang ngân nga sáng tác ca khúc “Your Song” trong phần đầu phim “Rocketman”.
Cho đến nay, khi nói đến Elton John, người ta không chỉ nhớ đến ông qua các bản hit vượt thời gian như “ Your Song“, “ Rocket Man” hay lời bàn tán xôn xao xoay quanh đời tư của ông mà còn là đam mê khoe mẽ cái tôi bằng những bộ cánh không “đụng hàng”. Dựa trên ba nhân tố cốt lõi ấy, hàng loạt sân khấu hoành tráng của Elton John trong những năm 70 lại một lần nữa sáng đèn khi đạo diễn Dexter Fletcher tái hiện lại ở bộ phim “ Rocketman“.
Elton John chưa bao giờ khiến khán giả hết ngỡ ngàng với những bộ trang phục biểu diễn độc nhất vô nhị.
Nhưng trong “ Rocketman“, các bộ trang phục kinh điển của nam danh ca này không còn là sự “nổi loạn” ngẫu hứng nữa, mà chúng đã được NTK Julian Day cải biên và cài cắm đầy dụng ý, khi mỗi thiết kế đều mang theo một câu chuyện thú vị trong khoảng thời gian gần 60 năm cống hiến tài năng cho âm nhạc từ khác thường đến phi thường của Elton John.
Julian Day là nhà thiết kế phục trang cho bộ phim “Rocketman”
140 nghìn viên pha lê cho đồng phục bóng chày đội Dodgers
Năm 1975, giữa khung cảnh rộng lớn của sân vận động Dodger tại Los Angeles (Mỹ), tiếng hò reo không ngớt khi buổi biểu diễn của Elton John bắt đầu. Và màn trình diễn để đời ấy cũng ghi lại một dấu ấn sâu đậm cùng bộ trang phục kinh điển, đó chính là đồng phục đội bóng chày Dodgers làm từ chất liệu sequin bóng bẩy, với tông màu chủ đạo xanh dương – trắng giúp nam ca sĩ tỏa sáng trên sân khấu của mình theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Elton John trong bộ đồng phục đội bóng chày Dodgers khi biểu diễn tại sân vận động Dodger năm 1975.
Julian Day đã thay chất liệu sequin bằng 140 nghìn viên pha lê Swarovski cho bộ trang phục mà Taron Egerton mặc trong phim.
Video đang HOT
Tái hiện lại thiết kế nổi tiếng này, NTK Julian Day cho biết anh muốn làm nó thật khác theo cách của riêng mình: “ Đây là một trong số ít bộ trang phục mà chúng tôi phải tự tay làm lại và tôi nghĩ mình phải làm điều gì đó vì nó là thiết kế mang tính biểu tượng nhất. Phom dáng của nó thật tuyệt vời. Nhưng tôi cho rằng hãy làm một phiên bản riêng của ‘Rocketman’ và thế là tôi đã thay sequin bằng những viên pha lê. Bộ đồng phục đính 140 nghìn viên pha lê Swarovski ấy phản chiếu hơn gấp bội lần so với vải sequin“.
Sự khôi hài từ bộ đồ gà sặc sỡ
Cách ăn mặc lập dị của Elton John chưa bao giờ khiến khán giả thất vọng. Họ luôn trông chờ không chỉ ở những bản nhạc nức lòng mà còn khao khát được chiêm ngưỡng gu thẩm mỹ khác người của nam danh ca này. Và tất nhiên, họ vẫn luôn phải thảng thốt ngạc nhiên mỗi khi Elton John bước ra sân khấu.
Bộ đồ gà của Elton John
Đặc biệt là khoảng thời gian Elton John kết hợp cùng NTK Bob Mackie – vốn là người thiết kế trang phục biểu diễn cho nữ ca sĩ huyền thoại Cher. Kể từ năm 1974, Bob Mackie đã mở ra một kỉ nguyên với đồ lông, áo choàng,… lộng lẫy hết cỡ cho Elton John và bộ đồ gà trong “ Rocketman” chính là thiết kế đại diện cho thời kì đó.
Thiết kế được làm lại trong phim “Rocketman” với chất liệu bắt sáng và những sợi lông trên mũ cũng dài hơn để phù hợp bối cảnh tại nhà hát Royal Albert Hall.
“ Tôi muốn đưa đỉnh cao của sự khôi hài vào phân cảnh ở nhà hát Royal Albert Hall với bộ đồ gà. Chủ đề cho thiết kế này chính là cuộc tranh cãi nảy lửa của Elton với Bernie Taupin – nhà soạn nhạc ‘ruột’ của anh lúc bấy giờ. Elton yêu cầu nhận được sự tôn trọng tài năng của mình và đặt cái tôi lớn hơn tất cả mọi thứ. Vì vậy, tôi đã làm một chiếc mũ với lông dài gần nửa mét phù hợp với độ cao trần nhà hát để anh ta trông to lớn hơn. Elton, ngay lúc đó, mặc đồ như một con gà và ‘gân cổ’ thuyết phục người khác tôn trọng anh ta!” – Julian Day mô tả cách anh “pha trò” bằng trang phục trong phim.
Trại cai nghiện và tình yêu của ác quỷ màu cam
Trong tủ quần áo của Elton John đến nay vẫn lưu lại bộ đồ ác quỷ màu cam với cặp sừng từng một thời khiến công chúng tròn xoe mắt. Khi nó trở lại một lần nữa trong “ Rocketman“, NTK Julian Day đã đặt bộ cánh màu chói chang này vào một bối cảnh không ai ngờ tới: trại cai nghiện.
Thiết kế nguyên mẫu của Elton John (trái) và bộ trang phục được diễn viên Taron Egerton mặc trong phim “Rocketman”.
Lý giải cho sáng tạo của mình, Julian Day cho biết vốn dĩ ông đã để mắt đến việc tái hiện lại bộ cánh này ngay từ khi bắt đầu làm phục trang cho “ Rocketman“. Anh cũng tìm thấy cặp sừng từ bộ đồ mà Elton John mặc trước đó, nhưng nó lại hơi nhỏ so với tưởng tượng. “ Đây là bộ đầu tiên tôi làm cho bộ phim này. Chúng tôi muốn nói về khoảnh khắc Elton John vào trại cai nghiện. Anh ấy phải mặc gì đó thật ngoạn mục. Tôi hình dung khung cảnh màu trắng, các bệnh nhân mặc đồ đen, trắng hoặc xám nên ý tưởng cho Elton mặc đồ cam thật hoàn hảo. Nhất là lúc anh ta đang khổ sở và tuyệt vọng nhất” – NTK nói thêm.
Julian Day còn đặc biệt nhấn mạnh về những món phụ kiện: “ Anh ấy có một cặp kính mát hình trái tim, chiếc mũ sắt hình trái tim và đôi cánh hình trái tim. Điều đó như ẩn dụ rằng bên trong nhân vật đen tối ấy, anh ta cũng có thể khóc vì tình yêu và mong muốn được lắng nghe như bao người“.
Bộ kimono hoang dại
Trang phục nam danh ca từng mặc khi chụp bìa album “ The Best of Elton John” (Những bài hát hay nhất của Elton John) lại được Julian Day đưa vào một phân cảnh được cho là khá quan trọng trong phim “ Rocketman“. Anh và ekip đã dành nhiều thời gian cho việc tìm loại vải phù hợp, đem in theo mẫu thiết kế và biến nó thành kimono cho diễn viên Taron Egerton.
Bìa album “The Best of Elton John” với hình ảnh nam ca sĩ diện kimono và đội mũ nồi.
Bộ kimono được Julian Day tái hiện lại trong “Rocketman”
Để cho ra bộ kimono cuối cùng, Julian Day đã từng thiết kế một chiếc quần sequin lòe loẹt mà Elton John trong phân cảnh này sẽ diện chung với một chiếc áo khá đồ sộ. Nhưng sau đó, NTK này đã quyết định đổi lại thành một kiểu áo choàng như các vị tiên tri hay mặc, cùng chiếc quần trắng và bộ kimono đủ màu sắc mang hơi hướng hippy, “ rất ‘camp’, hoang dại và phóng đại” – Julian Day nói thêm.
Chiếc đầm Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất
Trong số những thiết kế của Julian Day dành cho nam diễn viên Taron Egerton, bộ đầm mô phỏng theo hình tượng Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất hoàn toàn chưa được ca sĩ Elton John mặc bao giờ. Dựa trên nguyên bản là bộ đồ đậm chất vương giả lấy ý tưởng từ vua Louis XIV mà Elton từng khiến khán giả trầm trồ trong chuyến lưu diễn ở Úc.
Elton John diện đồ như vua Louis XIV trong sinh nhật lần thứ 50 của ông.
Phân cảnh Elton John (Taron Egerton) mặc bộ đầm như Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất trong phim.
Dưới góc nhìn của Julian Day, hình ảnh Elton John gây náo loạn trong bộ đồ của vua Louis XIV là một điều không nên tái hiện lại theo nguyên bản. “ Elton như đang dạo chơi ở Sydney hay Melbourne khi ăn mặc giống vua Louis XIV. Cách anh ta thể hiện khá thô thiển trước đám đông, còn đâu hình tượng vị vua mẫu mực nhất của chúng ta? Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất mới thực sự phù hợp cho cá tính của anh ấy. Cho nên, tôi đã quyết định thay đổi thành bộ đầm của bà ấy” – Julian Day chia sẻ.
Một số thiết kế khác của Elton John được tái hiện lại trong “ Rocketman“:
Khoảnh khắc thăng hoa để đời của Elton John bên cây piano.
Áo sweater in họa tiết ngôi sao và quần yếm
Bộ vest họa tiết kẻ ô viền ánh kim từng xuất hiện trong BST Xuân Hè 2018 của Gucci, khi nhà mốt Ý lấy ý tưởng từ phong cách thời trang của Elton John.
Hoàng Giáp
Theo dep.com.vn
Búp bê Barbie đoạt giải giải cống hiến tại CFDA 2019
Nhiều NTK và người mẫu nổi tiếng đã hội tụ tại Bảo tàng Brooklyn để tham dự lễ trao giải CFDA thường niên. Tại lễ trao giải CFDA 2019 - giải thưởng được bình chọn bởi Hội đồng các nhà thiết kế thời trang Mỹ, búp bê Barbie được tôn vinh với giải tri ân của hội đồng ban giám khảo.
Điều này càng trở nên ý nghĩa hơn khi búp bê Barbie sẽ đón sinh nhật lần thứ 60 vào năm nay.
Đây cũng là lần đầu tiên một nhân vật không có thật nhận giải Tribute, bên cạnh những tên tuổi trước đó là Cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, NTK Tom Ford, Phóng viên - nhà hoạt động xã hội Gloria Steinem, nhà soạn nhạc Janelle Monáe, nhà hoạt động xã hội Cecile Richards và Thị trưởng Michael R.Bloomberg.
Búp bê Barbie được Hội đồng thời trang Hoa Kỳ trao tặng giải thưởng Cống hiến 2019. Ảnh: Barbiestyle
"Barbie có sức ảnh hưởng lớn đến thời trang và văn hóa Mỹ. Câu chuyện của cô ấy gây được tiếng vang với rất nhiều thành viên CFDA, vì thế Hội đồng quản trị đã quyết định tôn vinh cô ấy bằng một sự vinh danh đặc biệt.", Chủ tịch Hội đồng các NTK Thời trang Mỹ, Steven Kolb chia sẻ.
Ngoài Barbie, giải thưởng CFDA 2019 còn gây chú ý với nhà thiết kế Bob Mackie. Ông nổi tiếng với các sáng tạo độc đáo và ấn tượng. Sự nghiệp thiết kế của ông gắn liền với huyền thoại âm nhạc Cher. Bên cạnh các hạng mục giải thưởng, trang phục thảm đỏ của những ngôi sao tham dự cũng nhận được sự quan tâm.
Theo bazaarvietnam.vn
4 điều chưa biết về trang phục truyền thống của Nhật Bản Là bộ trang phục truyền thống của người Nhật Bản, kimono mang trong mình hình ảnh của cả một nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Chân dung người con gái Nhật đang khoác trên mình bộ trang phục truyền thống kimono Lịch sử của bộ trang phục Kimono được du nhập vào Nhật Bản từ những năm đầu thế kỷ...