Câu chuyện cuộc đời tử tù bị tiêm thuốc độc
Cả cuộc đời Lê Văn Tuấn là chuỗi ngày dài buồn thảm, cô độc và đắng cay. Có cha, có mẹ nhưng Tuấn dường như sống cuộc sống của một kẻ mồ côi, không nơi nương tựa. Khi tưởng chừng đã có một mái nhà đúng nghĩa trong tay thì hạnh phúc mong manh ấy vụt tắt bởi Tuấn vướng vào vòng lao lý. Cái cô độc ấy còn bám lấy Tuấn cả đến khi lìa khỏi cõi trần.
Lê Văn Tuấn (sinh năm 1980, quê xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ An) là tử tù đầu tiên trong số 17 tử tù được thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc ở Nghệ An. Cái chết của Tuấn là điều tất yếu, để trả giá cho tội danh giết người, cướp tài sản mà Tuấn phạm phải lúc chưa đầy 30 tuổi. Một cái chết nhẹ nhàng (so với những tử tù trước đây) nhưng cô độc. Sự cô độc đã được báo trước…
Tuổi thơ dữ dội
Tuấn sinh ra và lớn lên trong một gia đình không trọn vẹn. Tuổi thơ của Tuấn là chuỗi ngày dài chứng kiến sự bất hòa sâu sắc của cha mẹ. Cha Tuấn ngoại tình rồi bỏ nhà theo nhân tình. Một mình mẹ Tuấn nuôi hai đứa con đang còn trong trứng nước. Ở vùng đất Phủ Diễn này, mấy thước ruộng không đủ cho 3 mẹ con đắp đổi qua ngày. Thuở ấy, Tuấn chưa đủ lớn để hiểu nỗi đau của một gia đình đổ vỡ, nhưng cái đói dai dẳng, triền miên thì trở thành nỗi ám ảnh suốt đời của gã. Cực chẳng đã, mẹ Tuấn phải gửi con cho nhà chùa nuôi hộ. Tuấn chính thức “mồ côi” từ đấy. Năm đó, Tuấn 5 tuổi, chỉ biết khóc ròng vì nhớ mẹ, nhớ chị nhưng khi bụng đã no thì nỗi nhớ ấy cũng chỉ thoảng qua.
Ở chùa, được các sư sãi bao bọc, thằng bé Tuấn còi cọc ngày nào đã có da có thịt hơn. Tám năm ở chùa, Tuấn đã gần như quên hẳn những hỉ – nộ – ái – ố của đời người thì mẹ Tuấn đến thăm. Lúc này, gia cảnh của gia đình chưa khá hơn nhưng bà không muốn mẹ con phải chia lìa. Vậy là Tuấn được trở về nhà, được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ, dù rằng cuộc sống vẫn nghèo khổ và thiếu đói triền miên.
Về nhà, mẹ con đùm bọc lấy nhau nhưng trong thâm tâm, cậu bé ấy vẫn khao khát tình phụ tử. Dù nhớ cha, muốn được cha ôm trong vòng tay, dẫu chỉ một lần thôi nhưng Tuấn không dám tâm sự với mẹ điều khao khát cháy bỏng ấy. Mấy lần Tuấn trốn mẹ bắt xe ra Thanh Hóa thăm cha là bao nhiêu lần ê chề quay về khi người đàn ông ấy luôn lạnh lùng chối bỏ. Tuấn không hiểu nguồn cơn nào để đến nỗi cha con không còn sợi dây tình cảm gắn bó. Và nỗi đau đớn, dằn vặt ấy đã ám ảnh Tuấn đến lúc lìa cõi trần…
Chính những lời chối bỏ của cha đã khiến Tuấn muốn quay lại chùa với ý muốn xuống tóc quy y, sống những chuỗi ngày thanh thản, không vướng bận, nhưng định mệnh không như Tuấn nghĩ. Khi tưởng chừng như mình hoàn toàn là người của cõi Phật thì tình yêu đến với Tuấn.
Video đang HOT
Bi kịch của bảo vệ tình yêu
Người con gái ấy tên Hồng. Một cô gái hiền lành, chân chất, ngày rằm, ngày lễ, Tết vẫn đến dâng hương nơi ngôi chùa Tuấn trú ngụ. Tưởng rằng chỉ có Phật pháp mới có thể giúp Tuấn tìm niềm vui sau những chuỗi khổ đau mà một chàng trai mới lớn đã phải trải qua. Nhưng rồi khi gặp cô gái ôm bó hoa sen tới lễ chùa, trong tâm trí của chàng trai ấy bắt đầu rung động. Hồng cùng quê Diễn Châu, làm nghề buôn bán. Sau những ngày căng thẳng trên chốn thương trường, Hồng đến cửa Phật để tìm chút bình yên. Rồi chẳng hiểu sao, Tuấn chỉ mong tới ngày rằm để được gặp Hồng. Và chàng trai to cao, khuôn mặt vuông vắn nhưng đôi mắt u uất như chứa đựng nhiều nỗi niềm đã hút hồn cô gái đồng hương. Đặc biệt, sau khi biết hoàn cảnh của Tuấn, Hồng không ngần ngại gật đầu đồng ý làm bạn gái của người đàn ông cô độc ấy.
Có được tình yêu, sự sẻ chia từ Hồng, Tuấn quyết định rời cửa chùa, bắt đầu bươn chải để vun đắp cho cuộc sống sắp tới – cuộc sống có Hồng, có một gia đình đúng nghĩa. Khi hai người tính đến chuyện hôn nhân cũng là lúc Tuấn nhận được tin mẹ ốm nặng. Tạm gác mọi chuyện, Tuấn về quê lo chạy chữa, thuốc thang cho mẹ. Chị gái lấy chồng xa, chẳng thể giúp đỡ gì được cho mẹ và em trong cơn sóng gió. Tài sản cả đời ky cóp của mẹ Tuấn không đủ cho những ngày tháng liên miên đi viện. Cầm cự được 2 năm thì bà mất, để lại cho người con trai độc nhất căn nhà rách nát và một khoảng trống không thể bù đắp về mặt tinh thần.
Sau cú sốc lớn này, Tuấn thấy mình may mắn bởi vẫn còn Hồng bên cạnh. Những ngày mẹ Tuấn bị bệnh, cô cũng muốn chung tay cùng chăm sóc mẹ nhưng bị gạt đi. Tuấn không muốn mình trở thành gánh nặng của cô khi chưa thể cho cô một danh phận. Cô cứ lẳng lặng đến bên Tuấn, chia sẻ những nỗi đau, làm chỗ dựa khi Tuấn chông chênh nhất.
Vậy nhưng cuộc đời một lần nữa lại giáng nhát búa chí tử vào Tuấn. Khi nỗi đau mất mẹ đã nguôi ngoai được phần nào thì cũng là lúc Tuấn phát hiện mình bị viêm cầu thận mãn tính. Không còn một xu dính túi để chữa bệnh, Tuấn như rơi xuống hố sâu của cuộc đời. Lúc này Tuấn thấy sợ. Sợ bệnh tật, sợ đói khổ và nhất là sợ Hồng sẽ bỏ rơi nếu cô biết mình đang mang trọng bệnh – một thứ bệnh không dễ chữa và cực kỳ tốn kém.
Khi Tuấn đang tuyệt vọng thì gia đình Hồng cho phép hai người làm đám cưới. Đó là một ngày cuối năm 2007. Khỏi phải nói Tuấn hạnh phúc đến nhường nào. Xen lẫn niềm hạnh phúc, hy vọng ấy là nỗi lo: tiền đâu mà làm đám cưới? Tuấn quyết định đi vay đứa bạn ở xã bên. Nhưng thật không may, người cần gặp lại đi vắng, chỉ có mẹ của bạn tiếp Tuấn. Chẳng hiểu sao, bà không có thiện cảm với Tuấn, chì chiết cảnh nghèo hèn của Tuấn và yêu cầu tránh xa con trai bà. Vừa nghe Tuấn trình bày lý do muốn vay tiền, bà khinh khỉnh buông một câu: “Bệnh tật rứa, có sống nổi mà trả nợ được không?”. Máu nóng dồn tới mặt nhưng Tuấn vẫn cố nhẫn nhịn, ngồi đợi bạn về. Tức mắt, bà đuổi thẳng cổ Tuấn, không quên đe “sẽ cho con Hồng biết hết bệnh của mi (mày). Khi đó có cưới nữa không mà phải vay tiền”.
Vừa bị xúc phạm, lại sợ Hồng biết sẽ từ hôn, Tuấn xô ngã bà ấy. Bị ngã xuống, bà hét lên: “Cứu với. Có kẻ giết người cướp của”. Hoảng sợ, Tuấn vơ con dao rạ (cái rựa) đập vào gáy bà. Thấy bà nằm bất động, “ma xui quỷ khiến” thế nào Tuấn giật luôn đôi bông tai của nạn nhân rồi tìm cách trốn chạy. Người duy nhất gã nghĩ tới lúc đó là cha mình chứ không phải Hồng… Nhưng người mà Tuấn cả đời khao khát được che chở ấy đã thẳng tay đuổi con trai ra khỏi nhà. Đau đớn, tủi hổ, Tuấn quyết định trở về nhà để nhận sự khoan hồng của pháp luật.
Bà cụ bị vỡ sọ não và tử vong sau đó. Tuấn bị truy tố tội giết người, cướp tài sản và chịu khung hình phạt cao nhất: tử hình! Trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào ngày 31.7.2008, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Tối cao vẫn quyết định giữ nguyên án sơ thẩm. Trong cả 2 phiên tòa ấy, Tuấn vẫn chỉ có một mình khi cha và chị gái không đoái hoài đến.
Cô độc một phận tử tù
Sau phiên tòa phúc thẩm tối cao, Lê Văn Tuấn được chuyển tới phòng biệt giam. Không nguôi hy vọng được sống, Tuấn nhờ cán bộ quản giáo giúp viết đơn xin Chủ tịch nước ân xá nhưng không được. Một mình trong phòng biệt giam, Tuấn thấm thía hơn những đắng cay của phận người.
Hồng vào thăm Tuấn. Cuộc gặp gỡ chỉ có nước mắt và buồn đau. Tuấn xin Hồng quên mình đi, đừng oán hận gì ai và tìm lấy một người đàn ông tốt. Gã mong cô đừng vào thăm mình nữa, như thế chỉ làm Tuấn đau đớn hơn mà thôi. Đó là lần duy nhất Hồng vào thăm Tuấn và cũng là lần cuối cùng Tuấn được nhìn thấy người con gái mình yêu.
Người thân duy nhất vào thăm Tuấn không phải cha, không phải người chị gái mà là người mợ, vợ của cậu Tuấn. Những ngày thơ ấu khó khăn, chính cậu mợ đã san sẻ cho mẹ con Tuấn những củ khoai, những bát cơm độn sắn. Ngày Tuấn bị tuyên án tử, người cậu đang đi làm thuê bên Lào không về được, mợ thay cậu vào động viên Tuấn mấy câu, tiếp tế cho cháu mấy gói mì tôm. Rồi khó khăn chồng chất, mợ cũng theo chồng sang Lào. Tuấn hoàn toàn mất liên lạc với người thân từ đó.
Việc thi hành án đối với Tuấn diễn ra vào thời điểm giao thời giữa bắn và tiêm thuốc độc, bởi vậy không biết may mắn hay bất hạnh là quãng đời biệt giam của Tuấn dài hơn những bạn tù khác, những gần 6 năm trời. Nghĩa là hơn 2.000 ngày đằng đẵng chỉ có bóng tối và nỗi đau đớn thể xác, đau đớn về tinh thần giày vò. Thương Tuấn ngoan ngoãn, không quậy phá, các cán bộ quản giáo cũng thường động viên, giúp đỡ và tiếp tế thêm thức ăn. Một cán bộ quản giáo cho biết, những ngày gần thời điểm thi hành án, dù sức khỏe rất kém do bệnh tật hành hạ nhưng Tuấn vẫn hết sức bình thản. Thời gian ít ỏi còn lại của đời người, Tuấn vẫn khắc khoải chờ cha vào thăm và bày tỏ ước nguyện được cha đưa về quê an táng trong phần đất của dòng tộc. Vậy nhưng, ước mơ đó chẳng bao giờ trở thành hiện thực.
Sáng ngày 30.10.2013, tử tù Lê Văn Tuấn được dẫn tới nhà thi hành án, kết thúc cuộc đời đầy đắng cay, tủi nhục và cô lẻ. Phải chăng, việc lựa chọn một buổi sáng trong lành để Tuấn trả nợ đời là để giúp Tuấn có cơ hội tái sinh ở một cuộc đời mới – không còn đau đớn, không còn đắng cay, không oán hận và nhiều tình yêu thương hơn?
Diễn biến vụ án: Ngày 24.11.2007, tại xã Diễn Xuân, Diễn Châu, Nghệ An, xảy ra một vụ án mạng. Nạn nhân là bà Trần Thị Hồng. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nạn nhân bị chấn thương sọ não do bị vật cứng tác động. Ngày 29.11.2007, Lê Văn Tuấn bị bắt giữ và bị truy tố tội danh giết người, cướp của. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 18.4.2008, Lê Văn Tuấn bị Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt án tử hình cho cả 2 tội danh trên. Trong phiên tòa phúc thẩm tối cao diễn ra vào ngày 31.7.2008, Tòa án Nhân dân Tối cao đã bác đơn kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm đối với Lê Văn Tuấn.
Theo Mốt & Cuộc Sống
Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm
Chiều 27-11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết "Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm" với tỷ lệ tán thành cao. Sáng cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Đầu tư công và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa.
Công an Hà Nội diễn tập trấn áp tội phạm
Theo ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, dự thảo Nghị quyết đã được bổ sung, thể hiện đầy đủ một số biện pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng được các vị ĐBQH kiến nghị, trong đó có việc nâng cao chất lượng công tác điều tra, thu thập đầy đủ cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội; không được bức cung, dùng nhục hình; nâng cao chất lượng các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thanh tra viên, Kiểm toán viên... Đặc biệt, cần tạo điều kiện cho bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án, không kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm...
Liên quan đến đề nghị quy định "tử hình bằng xử bắn" vào nội dung Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp giải trình: "Sau phiên thảo luận tại Hội trường vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Tư pháp làm việc với Lãnh đạo Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao về vấn đề này. Các cơ quan đều thống nhất, không bổ sung hình thức tử hình bằng xử bắn vào Nghị quyết này mà phối hợp để đẩy nhanh việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Cho ý kiến vào dự án Luật Đầu tư công, ĐB Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) trăn trở: "Đất nước còn nghèo, nhu cầu đầu tư rất lớn, nhiều bộ ngành địa phương có tâm lý cứ tranh thủ xin Chính phủ đầu tư rồi để đó; hoặc đầu tư với quy mô có khi gấp đôi, gấp 3 nhu cầu, lãng phí rất lớn. Tôi đề nghị nguyên tắc quan trọng khi xây dựng luật này là phạm vi điều chỉnh cần bao trùm mọi công đoạn của hoạt động đầu tư công, đảm bảo công khai, minh bạch".
ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) thắc mắc: "Đầu tư công theo hình thức đối tác công tư có được điều chỉnh theo luật này không? Nếu không thì chưa hợp lý. Những quy chuẩn, tiêu chí đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của các dự án đầu tư công trong dự thảo cũng chưa rõ". Đáng lưu ý, theo bà Nguyễn Thị Hồng Hà, cần làm rõ ranh giới giữa đầu tư công vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, tránh việc cố ý nhập nhằng để trục lợi hoặc tạo ra sự không chính xác khi đánh giá hiệu quả đầu tư.
ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) nhắc nhở, cần cá nhân hóa trách nhiệm ở từng khâu cụ thể: quyết định chủ trương, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, chứ không nên mập mờ "trách nhiệm tập thể", dễ dẫn đến tình trạng "hòa cả làng"...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn nhận xét, việc lập kế hoạch đầu tư trung hạn vừa qua đã có thực tiễn tốt (đã thực hiện phân bổ vốn đầu tư 2013-2015, đang triển khai tiếp việc phân bổ vốn giai đoạn 2014-2016), nhưng tới đây cần có tầm nhìn dài hạn hơn, bởi có những dự án đầu tư công kéo dài tới 10 năm và lâu hơn nữa. "Kế hoạch dài hạn cần mang tính định hướng, không quá cụ thể và được điều chỉnh theo từng giai đoạn, tránh dàn trải, dở dang", ông Trần Văn kiến nghị.
Chính Trung
Theo ANTD
Quốc hội không bổ sung tử hình bằng xử bắn Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định "tử hình bằng xử bắn" vào nội dung Nghị quyết "Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm", được thông qua chiều 27/11. Không bức cung, nhục hình, kết án oan người vô tội Đó là yêu cầu được Quốc hội nhấn mạnh trong Nghi quyêt "Tăng cường các...